'Nhiều quy định của Bộ GD&ĐT thiếu hợp lý'

'Nhiều quy định của Bộ GD&ĐT thiếu hợp lý'

Thứ 4, 29/05/2013 | 10:04
0
Liên quan đến một vài vấn đề nóng của ngành giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học, PV Người đưa tin đã có cuộc trao đổi nhanh với GS Trần Hồng Quân, nguyên bộ trưởng Bộ GD&ĐT, chủ tịch hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập.

Thưa ông, sau khi Hiệp hội có kiến nghị về các biện pháp giải pháp cứu trường ngoài công lập, đã có những phản hồi gì từ cơ quan quản lý?

Vừa rồi có quyết định của Thủ tướng về vấn đề thuế có tiến bộ nhưng vẫn nhiều ràng buộc chưa hợp lý như diện tích quy định sàn nhưng phải là sở hữu của trường, tỷ lệ giảng viên/sinh viên phải là giáo viên cơ hữu. Tôi nghĩ, chất lượng người giảng phải là những giảng viên có trình độ cao, GS. TS dù ở đâu đến. Ép giảng viên cơ hữu làm cho các trường buộc phải vội vàng tuyển giảng viên mới ra trường để đáp ứng yêu cầu về đội ngũ giảng viên.

Xã hội - 'Nhiều quy định của Bộ GD&ĐT thiếu hợp lý'
Giáo sư Trần Hồng Quân, nguyên bộ trưởng Bộ GD&ĐT, chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập (Ảnh: Phan Chính)

Trong khi đó, nếu được tính cả giảng viên thỉnh giảng thì vẫn có quyền lựa chọn tốt hơn. Nếu các trường thuê ổn định cơ sở vật chất, lâu dài thì nên được chấp nhận một điều vô lý khác là quy định tuyển sinh mỗi năm được 200 sinh viên trở lên, ổn định trong 3 năm mới cho phép tiếp tục đào tạo. Điều này vô lý. Một ví dụ như ĐH Tân Tạo có kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trên diện tích hơn 100 ha nhưng hiện mới tuyển được vài chục sinh viên/năm vì trường nằm ở vị trí không thuận lợi, chưa thu hút sinh viên chứ không do chất lượng đội ngũ, cơ sở vật chất.

Nếu đặt tiêu chí trường nào cũng phải tuyển 200 sinh viên trở lên như quy định thì chắc chắn trường này sẽ bị xóa sổ. Quy định hiện nay vẫn là cào bằng, phi thực tế, không đa dạng. 

Ông nghĩ sao khi có ý kiến cho rằng các trường ngoài công lập dường như chỉ tập trung vào việc làm sao tuyển đủ chỉ tiêu chứ chưa tạo lòng tin bằng chất lượng đào tạo?

Về vấn đề tuyển sinh, mọi người hay nghĩ rằng các trường ngoài công lập chỉ lo cốt sao tuyển sinh cho được. Đấy chỉ là một phần, là cấp bách, nhưng mục đích chính là tìm được phương án tuyển sinh thực sự khoa học, hợp lý, linh hoạt, trên cơ sở đa tiêu chí.

Chúng ta có rất nhiều loại trường, mỗi trường có một sứ mạng xã hội, trường nghiên cứu, trường thực hành... Mỗi trường có mục tiêu, nhiệm vụ riêng, không thể cào bằng theo cách tuyển sinh “3 chung”. Vì vậy cần xây dựng giải pháp tuyển sinh đa tiêu chí nhưng không phải là tiêu chí giống hệt nhau mà có trọng số riêng phù hợp với từng môn học, từng ngành trường.

Sự đa dạng đó chỉ có từng trường mới làm được chứ Bộ không thể bao quát hết. Đề xuất của hiệp hội không phải vớt vát để các trường tuyển đủ, dù rằng đây là vấn đề sinh tử của các trường. Hiệp hội đã có đề nghị từ năm 2010 nhưng Bộ GD&ĐT im lặng không nói gì.

Vậy Hiệp hội bình luận gì về sự im lặng của Bộ GD&ĐT về những vấn đề tồn tại này, thưa ông?

Thực ra như vậy là sự không cố gắng tạo đột phá trong đào tạo đại học. Đề nghị của Hiệp hội không chỉ cho riêng các trường ngoài công lập mà cho toàn bộ nền đại học.

Sự phát triển của trường NCL phù hợp với mục tiêu phát triển mạnh mẽ nền giáo dục ĐH, con đường tất yếu là phát triển giáo dục ngoài công lập. Ví dụ, ở Hàn Quốc, sinh viên học trường đại học ngoài công lập chiếm 67%, Malaysia hơn 50% …

Giáo dục ngoài công lập như phương án đẩy bật giáo dục ĐH mà không ngân sách nhà nước nào có thể gánh được hết cho giáo dục đại học. Nhà nước không bao giờ đáp ứng được yêu cầu của thực tế mà cần sự đóng góp của tất cả lực lượng xã hội nên các trường NCL là sự phát triển có tầm chiến lược.

Các trường tốt và nổi tiếng của Mỹ phần lớn là trường ngoài công lập. Chúng ta cần vượt qua suy nghĩ thiển cận này để nhanh chóng phát triển giáo dục đại học. Muốn tạo được sức mạnh thì không còn cách nào khác là phát triển cả trường công lập và trường ngoài công lập. Nhà nước chỉ nên tập trung quản lý vào một số trường công lập đặc thù…

Trở lại vấn đề tuyển sinh, năm nay giáo sư có hy vọng điều gì làm đột phá giúp các trường ngoài công lập tuyển sinh đủ?

Điều 34 Luật Giáo dục ĐH đã quy định các cơ sở  đào tạo ĐH được tự chủ các phương thức tuyển sinh: thi tuyển, xét tuyển và kết hợp thi tuyển – xét tuyển.... Nếu một số trường ngoài công lập được tự chủ sẽ có đột phá với nhiều sáng kiến.

Luật Giáo dục ĐH thì đã có nhưng Bộ GD&ĐT chưa có hướng dẫn cụ thể thì Luật chưa có hiệu quả dù Luật có hiệu lực từ tháng 1/2013, giờ đã là tháng 5.

Vừa qua, một số trường đại học ngoài công lập đã gửi lên Bộ GD&ĐT về phương án tuyển sinh riêng của mình?

Bộ GD&ĐT hiện chưa có trả lời gì với Hiệp hội. Thực ra Hiệp hội chưa bao giờ đề nghị Bộ xét duyệt từng đề án mà là đề nghị cho thực hiện điều 34 Luật Giáo dục Đại học. Luật đã ban hành và có hiệu lực thì cần được triển khai thực hiện.

Có ý kiến cho rằng, luật trên thì mở nhưng dưới có câu khóa “do Bộ hướng dẫn cụ thể”. Vậy Bộ GD&ĐT chưa hướng dẫn thì Luật Giáo dục Đại học chưa phát huy hiệu quả dù chính thức có hiệu lực từ tháng 1-2013.

Thực tế, Hiệp hội chưa bao giờ kiến nghị Bộ xét duyệt từng đề án mà tổng quát lại xét duyệt chung điều 34 Luật GD Đại học về tự chủ tuyển sinh và Bộ hướng dẫn thực hiện điều đó. Hiện nay, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD&ĐT mới trao đổi với 5 trường về phương án riêng.

Trong trường hợp xấu đề án tuyển sinh riêng của các trường đề nghị không được duyệt thì Hiệp hội làm cách gì để cứu các trường ngoài công lập?

Hiệp hội không làm được điều gì vì chỉ là một tổ chức xã hội nghề nghiệp, ngoài đề nghị lên Bộ, nếu không được thì Hiệp hội tiếp tục đề nghị tiếp lên Chính phủ.

Xin ông nêu một  đánh giá thế nào về văn bản quy phạm pháp luật trong thời gian vừa qua của Bộ Giáo dục và Đào tạo?

Có một số văn bản thiếu hợp lý, và sai luật, chẳng hạn như văn bản 2071 chưa là trường tư thục phải bầu HĐQT lâm thời để chờ chuyển đổi là sai luật. Từ năm 2005, khi có Luật Giáo dục đã quy định, các trường do các tổ chức XH, tổ chức kinh tế, cá nhân, nhóm cá nhân đứng ra thành lập, tài trợ cho hoạt động thì gọi là trường tư thục; còn các trường do cộng đồng dân cư thành lập và tài trợ thì mới là trường dân lập. Hiện nay tất cả các trường ĐH, CĐ của chúng ta không có trường nào là trường dân lập.

Như vậy, mặc nhiên từ 2005, tất cả các trường này đều là tư thục, không phải chuyển đổi gì vì đúng luật. Việc chuyển đổi chẳng qua là: không phải chuyển từ dân lập sang tư thục mà là trước đây hoạt động theo cơ chế dân lập, nay chuyển sang cơ chế tư thục cho đúng luật. Việc chuyển đổi này cũng nảy sinh một số vấn đề, đó là chỉ chuyển đổi cơ chế chứ không chuyển đổi tên trường, bởi điều này đã được đăng ký, do đó, nếu Bộ cho rằng các trường này phải bầu HĐQT lâm thời theo quy chế dân lập là sai luật.

Phan Chính

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT kiêm hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân

Thứ 7, 11/05/2013 | 18:15
Chiều ngày 10/5, bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã xuống trường ĐH Kinh tế quốc dân làm việc với Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường về nhân sự mới của trường.

Bộ GD&ĐT 'không can thiệp vào nhân sự' đại học

Thứ 5, 25/04/2013 | 14:38
Liên quan đến nghi vấn hiệu phó Đại học Kinh tế Quốc dân lobby chức vụ, thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Gia nói: 'Nhân sự là do Đảng ủy nhà trường và quần chúng giới thiệu đề cử và bỏ phiếu'.

Bộ GD-ĐT 'tự sướng' với môn kinh doanh

Thứ 2, 25/03/2013 | 12:39
Xu thế thị trường hóa với “nhà nhà kinh doanh, người người kinh doanh” đã khiến Bộ GD-ĐT “nóng ruột” và “lo” cho học sinh của mình ra đời không biết làm gì, rồi lại đi “lạc đường” như chính Bộ đang phạm phải. Vì thế, để hướng nghiệp cho học sinh, Bộ đã nhen nhóm ý tưởng đưa môn kinh doanh vào giảng dạy từ cấp THCS trên toàn quốc. Kết quả dạy thí điểm môn học này từ năm 2006, cho thấy hơn 77% học sinh có năng lực kinh doanh, thế này thì sự nghiệp kinh doanh thương mại của Việt Nam thăng hoa đến nơi rồi!

'Bộ GD ĐT cần xem lại có việc lobby chức vụ hay không'

Thứ 5, 25/04/2013 | 14:31
Trao đổi với báo điện tử Người đưa tin, chiều tối ngày 24/4, GSTS KH Lê Du Phong, cựu hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân (nhiệm kỳ 2002-2003) cho rằng, cần phải xem xét trách nhiệm của các bên liên quan đến việc này một cách cẩn thận.