Nhiều văn bản quan trọng có hiệu lực từ 1/10

Nhiều văn bản quan trọng có hiệu lực từ 1/10

Thứ 3, 01/10/2013 | 10:45
0
Luật phòng chống khủng bố và nhiều quy định mới trong lĩnh vực giao thông, xây dựng, hành chính, thương mại, lao động sẽ đồng loạt có hiệu lực trong tháng 10/2013.

Luật phòng chống khủng bố chính thức có hiệu lực

Luật phòng chống khủng bố gồm 8 chương, 51 điều, có hiệu lực thi hành từ 1/10/2013. Luật quy định nguyên tắc, chính sách, biện pháp, lực lượng phòng, chống khủng bố; hợp tác quốc tế và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống khủng bố. 

Theo quy định của Luật, Ban Chỉ đạo Phòng, chống khủng bố được thành lập ở 3 cấp: Cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh. Thành viên của Ban Chỉ đạo Phòng, chống khủng bố các cấp làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.

Luật sư - Nhiều văn bản quan trọng có hiệu lực từ 1/10

Ảnh diễn tập chống khủng bố. (Ảnh: Hoàng Anh/Tiền phong Online).

Lực lượng phòng, chống khủng bố gồm các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng được giao thực hiện nhiệm vụ chống khủng bố và các lực lượng khác được huy động tham gia chống khủng bố. Khi khủng bố xảy ra, nhiều lực lượng có thể được huy động để xử lý vụ việc, trong đó các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc Công an nhân dân, Quân đội nhân dân là nòng cốt...

Phạt nặng lao động xuất khẩu bỏ trốn

Đó là một trong những nội dung được ghi nhận tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP  quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội (BHXH). Theo đó sẽ phạt tiền đến 100 triệu đồng đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng.

Cụ thể, phạt tiền từ 80-100 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động, hết hạn cư trú; bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng; sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng; lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định.

Ngoài phạt tiền, người lao động vi phạm còn bị buộc phải về nước; cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 2 năm hoặc 5 năm...

Nghị định có hiệu  lực thi hành từ 10/10/2013.

Trục xuất người nước ngoài vi phạm về thăm dò dầu khí

Từ ngày 10/10/2013, theo quy định tại Nghị định 97/2013/NĐ-CP, mức phạt VPHC trong lĩnh vực xăng dầu, dầu khí sẽ có một số thay đổi như sau:

Về xăng dầu: Tăng mức phạt tối đa đối với hành vi làm giả, thuê mượn hoặc tẩy xóa, sửa chữa Giấy phép kinh doanh lên đến 50 triệu đồng; tăng gấp đôi so với quy định hiện hành.

Giảm mức phạt tối đa đối với các hành vi không niêm yết giá bán lẻ, bán không đúng giá niêm yết, tự ý điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu từ 30 triệu xuống còn 20 triệu.

Thời gian tước quyền sử dụng GCN đủ điều kiện kinh doanh và Giấy phép kinh doanh cũng được điều chỉnh giảm còn 01 đến 06 tháng; trước đây là đến 12 tháng.

Về dầu khí: Hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí xâm phạm vùng lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam sẽ bị phạt từ 900 triệu đến 1 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với mức cũ; Đồng thời, người nước ngoài vi phạm sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Được sử dụng tạm thời một phần hè, đường để trông xe

 
 

Chính phủ ban hành Nghị định 100/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, trong đó bổ sung quy định sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường để trông, giữ xe.

Cụ thể, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố để trông, giữ xe có thu phí không được gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Vị trí hè phố, lòng đường được phép sử dụng tạm thời có kết cấu chịu lực phù hợp với trường hợp được phép sử dụng tạm thời và phải đáp ứng đủ 3 điều kiện: 1- Không thuộc tuyến quốc lộ đi qua đô thị; 2- Phần lòng đường còn lại dành cho các loại phương tiện có bề rộng tối thiểu bố trí đủ 2 làn xe cơ giới và 1 làn xe thô sơ cho một chiều đi; 3- Phần hè phố còn lại dành cho người đi bộ có bề rộng tối thiểu đạt 1,5 mét.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 20/10/2013.

Băng Tâm

Nợ đọng văn bản hướng dẫn: Sẽ 'được' công khai 'danh tính'

Thứ 6, 20/09/2013 | 15:09
"Tôi cho rằng, sắp tới phải sửa Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật như thế nào cho phù hợp. Ngoài ra, cần siết kỷ luật, kỷ cương trong vấn đề này", cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) Lê Hồng Sơn cho biết.

Tâm sự 'người gác cổng' văn bản pháp luật

Thứ 2, 26/08/2013 | 09:33
Với vai trò là "người gác cổng về mặt pháp lý" cho các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) trước khi ban hành, đáng lẽ công tác thẩm định phải được đặt ở vị trí ưu tiên trong quá trình hoàn thiện VBQPPL và được các cấp, các ngành liên quan quan tâm thích đáng.

50.000 văn bản sai quy định bị 'tuýt còi'

Thứ 2, 26/08/2013 | 14:51
Quy định về họ tên cha, mẹ trong chứng minh nhân dân, xử phạt xe không chính chủ, hay quay phim cảnh sát giao thông làm việc phải xin phép... nằm trong 50.000 văn bản từng bị Bộ Tư pháp 'tuýt còi' trong thời gian vừa qua.

'Lỗi đánh máy' khó hiểu trong văn bản luật mới ban hành

Thứ 2, 26/08/2013 | 13:55
Chủ đề sai sót trong văn bản hay là lỗi đánh máy lại được đưa ra thảo luận khi mà một văn bản của chính phủ vừa mới ban hành nhưng mắc phải những lỗi đến là khó hiểu.

Cần chấm dứt tình trạng văn bản sai 'lọt lưới' thẩm định

Thứ 7, 24/08/2013 | 08:12
Thẩm định văn bản là một nhiệm vụ quan trọng của Bộ Tư pháp, nhưng vẫn xảy ra tình trạng văn bản đã hậu kiểm vẫn “lọt lưới” những quy định không khả thi. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên đã thẳng thắn trao đổi với báo chí xoay quanh bất cập này…

'Văn bản gây tranh cãi của Cục CSGT lộ nhiều sai trái'

Thứ 5, 22/08/2013 | 15:02
Theo Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư Pháp, văn bản của Cục CSGT đã thể hiện sự thiếu thận trọng khi kết nối các nhóm hành vi có bản chất khác nhau, bộc lộ nhiều nội dung sai trái, cần phải xử lý.