Nhìn kênh Nhiêu Lộc, ước một sông Seine

Nhìn kênh Nhiêu Lộc, ước một sông Seine

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:45
0
Nhiều người trong số họ đang nhìn kênh Nhiêu Lộc mà nghĩ tới sông Seine, mơ ước một ngày gần đây TP.HCM sẽ có một Venezia lãng mạn và thơ mộng như nước Ý.

Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè được xem là tuyến sông tự nhiên xưa nhất của đất Sài Gòn - Gia Định. Khi giao thông đường bộ chưa phát triển, kênh là tuyến huyết mạch vận chuyển hàng hóa phân phối ở các chợ thuộc Q.3, Q.10 và Q.Tân Bình.

Bất động sản - Nhìn kênh Nhiêu Lộc, ước một sông Seine

Theo tài liệu cũ, rạch Thị Nghè là địa giới tự nhiên giữa nội thành và ngoại thành Gia Định. Nhiêu Lộc là tên gọi từ đoạn cầu Thị Nghè trở về đầu nguồn (tức giáp với đường Út Tịch, Q.Tân Bình), và từ Thị Nghè đổ ra sông Sài Gòn gọi là kênh Thị Nghè, trước thường gọi là rạch Thị Nghè.

Chính vì thế, Sài Gòn xưa được miêu tả là một đô thị trên bến dưới thuyền, tàu bè ngược xuôi qua lại với những con kênh đan xen khắp thành phố. Từ khoảng giữa thế kỷ 20, rạch Nhiêu Lộc - Thị Nghè mất dần chức năng lưu thông, chỉ còn chức năng tưới tiêu cho vùng nông nghiệp vườn ở các quận ven đô. Trong nỗi nhớ tuổi thơ của nhiều người Sài Gòn giờ đã thành những ông lão, bà lão, có nhiều người đã thành người thiên cổ, kênh Nhiêu Lộc nước trong văn vắt, quanh năm xanh mát. Mỗi chiều, dọc hai bờ kênh, phụ nữ thì giặt quần áo, đàn ông thì gánh nước, lũ trẻ thì lặn ngụp, tiếng cười vang một đoạn kênh.

Nhiều năm sau nữa, thành phố ngày càng chật kín người từ khắp nơi kéo về Sài Gòn lập nghiệp. Rồi các cơ sở sản xuất đua nhau mọc lên, họ lấn chiếm, cơi nới nhà cửa ra kênh, xả rác xuống… Kênh Nhiêu Lộc thơ mộng, trong xanh ngày nào không còn nữa, thay vào đó là con kênh nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối.

Dự án cải tạo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã được hình thành từ năm 1988. Nhưng mãi đến năm 1993, công việc giải tỏa phục vụ thi công mới được bắt đầu, và đến tháng 8/2012 vừa rồi, lễ khánh thành mới diễn ra, nhưng đây mới chỉ là giai đoạn 1. Trong giai đoạn này, có hơn 9 cây số của tuyến cống bao có đường kính 2,5m - 3m, 36 giếng chính và 59 thiết bị tách dòng để thu nước dọc kênh; đã có một trạm bơm lược rác với công suất 64 ngàn m3/giờ và các thiết bị phụ trợ; đã kè được gần 16 cây số bờ kênh; đã có 1,1 triệu m3 bùn đất được nạo vét; đã xây dựng được 58 cây số cống hộp và cống tròn; đã tái lập hơn 200 ngàn m2 mặt đường.

Đặc biệt, bắc qua con kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, đoạn chảy qua địa phận của bảy quận nội thành, có tới 16 cây cầu, tức là cứ trung bình một cây số có một cây cầu. Kênh Nhiêu Lộc khoác chiếc áo mới, dần hồi sinh, uốn lượn quanh thành phố như một dải lụa mềm, thơ mộng.

Có những chiều Sài Gòn thưa nắng, tôi lấy xe chạy dọc kênh Nhiêu Lộc, ghé một quán cà phê ngồi ngó ra dòng kênh. In bóng xuống mặt nước là những tòa nhà cao vời vợi và hàng cây xanh ven kênh. Chợt nhớ đêm năm nào, trong một quán nhậu bình dân bờ kè đoạn qua quận 3, những người đàn ông trung niên cô đơn, ngồi ôm đàn hát "Vết thương cuối cùng" tha thiết… Ngày ấy, con kênh vẫn còn một màu đen ngòm và con đường chạy quanh nó nhỏ hẹp, tối tối, lâu lâu lại bị án ngữ bởi một cái lô cốt.

Từ dạo đó, tôi không còn về lại quán nhậu bờ kè ấy nữa. Không biết những người đàn ông trung niên còn ôm đàn hát "Vết thương cuối cùng" mỗi đêm bên bàn nhậu nữa không, khi mà kênh Nhiêu Lộc nay đã khác. Hai con đường ven kênh thênh thang, đèn đường sáng xanh, náo nhiệt đến khuya. Bỗng dưng tôi chợt nghĩ, khung cảnh này mà ôm đàn ghita thì tiếng đàn sẽ loãng và tan vào không khí, chứ không đặc quánh như năm nào.

Chiều xuống chầm chậm trong thành phố, tôi đã thấy nơi thảm cỏ sát bờ kênh những bóng người dập dìu đi dạo. Có lẽ, rất nhiều người trong số họ đang nhìn kênh Nhiêu Lộc mà nghĩ tới sông Seine, mơ ước một ngày gần đây Sài Gòn sẽ có một Venezia lãng mạn và thơ mộng như nước Ý. Mong rằng ngày đó sẽ không xa.

Lam Giang


Tag: sống Ý
Cùng chuyên mục

Động thái Tp.HCM “gỡ nút thắt” tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất

Thứ 4, 08/05/2024 | 18:59
Tp.HCM đã đưa ra giải pháp, thống nhất về việc tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn thành phố.

VCCI: Doanh nghiệp đề nghị giảm tỷ lệ đất xây nhà ở xã hội xuống 5-10%

Thứ 4, 08/05/2024 | 11:29
VCCI cho biết, theo phản ánh của doanh nghiệp, tỷ lệ dành 20% tổng diện tích đất để xây dựng nhà ở xã hội là khá lớn, đề nghị cân nhắc giảm tỷ lệ xuống còn 5-10%.

Phân khúc bất động sản sẽ thu hút dòng kiều hối

Thứ 4, 08/05/2024 | 11:09
Thị trường bất động sản Việt Nam đã bắt đầu ghi nhận lượng lớn khách hàng mới là Việt kiều, bắt đầu quan tâm, tìm hiểu, đầu tư vào thị trường, với lượng giao dịch không ngừng gia tăng.

HoREA kiến nghị về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất

Thứ 4, 08/05/2024 | 10:54
HoREA kiến nghị, các trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội… cũng nên được áp dụng chính sách tương đồng, đảm bảo quyền lợi cho người dân...

Hà Nội: "Loay hoay" xử lý vi phạm tại khu sinh thái tại Đông Anh

Thứ 3, 07/05/2024 | 20:01
Vi phạm rất cụ thể tại khu sinh thái Vườn xuân (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Tp.Hà Nội) nhưng đến nay vẫn không có bất cứ biện pháp ngăn chặn, tạm dừng nào.
     
Nổi bật trong ngày

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đưa nông sản Việt vào thị trường Ấn Độ

Thứ 3, 07/05/2024 | 06:00
Việt Nam có nhiều nông sản tươi và các sản phẩm chế biến như cà phê hòa tan hay các sản phẩm thủy sản như cá tra, cá basa rất được ưa chuộng tại thị trường Ấn Độ.

Giá vàng 8/5: Vàng SJC bất ngờ đi xuống

Thứ 4, 08/05/2024 | 09:44
Giá vàng trong nước đồng loạt đi xuống phiên mở cửa sáng 8/5, trong đó thương hiệu SJC giảm về gần mốc 87 triệu đồng/lượng.

Hà Nội dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP

Thứ 4, 08/05/2024 | 05:45
Tính đến hết tháng 4/2024, Hà Nội tiếp tục duy trì vị thế lá cờ đầu với số lượng sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên lớn nhất.

Giá vàng 7/5: Vàng SJC tăng mạnh, chạm ngưỡng 86,8 triệu đồng

Thứ 3, 07/05/2024 | 09:52
Giá vàng SJC tăng mạnh phiên sáng 7/5, trong đó thương hiệu SJC cộng thêm từ 300.000-500.000 đồng/lượng, đưa giá bán ra lên ngưỡng 86,8 triệu đồng/lượng.

Hà Nội: "Loay hoay" xử lý vi phạm tại khu sinh thái tại Đông Anh

Thứ 3, 07/05/2024 | 20:01
Vi phạm rất cụ thể tại khu sinh thái Vườn xuân (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Tp.Hà Nội) nhưng đến nay vẫn không có bất cứ biện pháp ngăn chặn, tạm dừng nào.