Những gam màu tối phủ bóng câu chuyện phục hồi kinh tế của châu Âu

Những gam màu tối phủ bóng câu chuyện phục hồi kinh tế của châu Âu

Thứ 6, 26/11/2021 | 19:30
0
Lời cảnh báo thận trọng được đưa ra bất chấp những dự báo tăng trưởng mạnh mẽ của EU.

Giá cả tăng, nợ và tỉ lệ lây nhiễm Covid-19 đang bắt đầu làm lu mờ câu chuyện phục hồi kinh tế của châu Âu.

Theo trang Politico, Ủy ban châu Âu (EC) hôm 24/11 đã yêu cầu các chính phủ cảnh giác và sẵn sàng hành động nếu những đám mây đen phía chân trời biến thành bão, như một phần trong nỗ lực điều phối chính sách kinh tế trong toàn khối - được gọi là Học kỳ châu Âu.

Lời cảnh báo thận trọng được đưa ra bất chấp các dự báo tăng trưởng mạnh mẽ của khối, sau cuộc suy thoái sâu nhất kể từ Thế chiến II.

Cảnh giác trước các trở ngại

Nền kinh tế của khu vực đồng Euro (Eurozone) dự kiến sẽ mở rộng thêm 5% trong năm nay nhờ tỉ lệ tiêm chủng cao, và tiếp tục đà tăng trưởng đó trong năm tới, với mức tăng 4,3%.

Nhưng những dự báo đó phải đối mặt với những bất ổn lớn đã xuất hiện trong những tháng gần đây do giá năng lượng tăng và tình hình dịch bệnh căng thẳng, đặc biệt là ở Đông Âu, khiến EC phải phát ngôn thận trọng.

"Nền kinh tế châu Âu đang phát triển mạnh mẽ nhưng đang gặp phải những trở ngại: các ca nhiễm Covid-19 gia tăng mạnh, lạm phát tăng vọt và các vấn đề chuỗi cung ứng đang diễn ra", Ủy viên Kinh tế Paolo Gentiloni cho biết trong một tuyên bố. “Bức tranh kinh tế phức tạp này đòi hỏi các chính sách được hiệu chỉnh cẩn thận”.

“Chúng ta cần phải duy trì sự phục hồi đúng hướng và chuyển hướng sang một mô hình tăng trưởng bền vững, cạnh tranh và toàn diện hơn cho thời kỳ hậu đại dịch,” Ủy viên người Ý này cho biết thêm.

Ngôn ngữ thận trọng đặc biệt nhắm vào Bỉ, Pháp, Hy Lạp, Ý và Tây Ban Nha, những quốc gia đã chứng kiến mức nợ công cao của họ tăng lên do đại dịch.

Đặc biệt, Ý nên cố gắng kiềm chế chi tiêu công và sử dụng đầy đủ quỹ phục hồi của EU, EC cho biết. Còn những quốc gia thành viên khác cần theo dõi chặt chẽ ngân sách của họ.

Học kỳ châu Âu mùa thu được xây dựng dựa trên dự thảo kế hoạch chi tiêu cho năm tới mà các chính phủ đã gửi đến Brussels để xem xét kỹ lưỡng sau mùa hè.

Thông thường, EC sẽ kiểm tra xem liệu các dự thảo này có phù hợp với các quy tắc về nợ và thâm hụt của khối hay không.

Nhưng những quy tắc này đã bị đóng băng kể từ tháng 3/2020 để đảm bảo các quốc gia có đủ nguồn lực tài chính để chiến đấu với đại dịch và giải cứu nền kinh tế của họ.

Những quy tắc này sẽ được áp dụng lại bắt đầu từ năm 2023.

Cho đến lúc đó, EC chỉ có thể tư vấn cho các chính phủ về những chính sách chi tiêu cần theo đuổi trong đánh giá chung về các dự thảo ngân sách của họ.

Thế giới - Những gam màu tối phủ bóng câu chuyện phục hồi kinh tế của châu Âu

Ủy viên kinh tế EC Paolo Gentiloni cho biết, số ca nhiễm Covid-19 tăng mạnh, lạm phát tăng vọt và các vấn đề về chuỗi cung ứng có thể cản trở sự phục hồi kinh tế của EU. Ảnh: Euractiv

Lời khuyên phần lớn là không thay đổi: Các quốc gia cần tiếp tục chi tiêu sao cho giữ sự phục hồi đi đúng hướng và sử dụng đầy đủ quỹ phục hồi trị giá 723,8 tỷ Euro của EU.

Tuy nhiên, các chính phủ cần bắt đầu chuyển quỹ công khỏi các biện pháp khẩn cấp và hướng tới các dự án sẽ thúc đẩy nền kinh tế bằng các cải cách và đầu tư vào cơ sở hạ tầng xanh và cơ sở hạ tầng số.

Mất cân bằng ngày càng mở rộng

Ngoài ra, đại dịch đã làm trầm trọng thêm sự mất cân bằng kinh tế vĩ mô nhất định trong toàn khối, chẳng hạn như giá nhà tăng và gánh nặng nợ cao đối với các công ty, EC cho biết.

Tiền lương cũng đang tăng “đáng kể” ở một số quốc gia, do nhu cầu về người lao động tăng lên để phù hợp với sự phục hồi của nền kinh tế. Điều đó cũng có thể dẫn đến giá cả tăng.

Nợ doanh nghiệp cao có thể trở thành một vấn đề khi các chính phủ bắt đầu rút lại các kênh hỗ trợ công, khiến các công ty phải tự chi trả hóa đơn và các khoản vay.

Điều đó sẽ ảnh hưởng đến ngành ngân hàng nếu các công ty như vậy ngừng trả các khoản vay của họ. Các khoản vay này có thể ảnh hưởng tới bảng cân đối kế toán của các ngân hàng, buộc họ phải hạn chế cho vay đối với nền kinh tế.

EC sẽ xem xét kỹ lưỡng những sự mất cân bằng này bằng cách thực hiện các đánh giá chuyên sâu về Croatia, Síp, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ireland, Ý, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Tây Ban Nha và Thụy Điển. Những đánh giá này sẽ được xuất bản vào mùa xuân năm sau.

Các quan chức EC vẫn tự tin về dự báo kinh tế tích cực của họ khi đối mặt với những bất ổn ngày càng tăng. Quỹ phục hồi của EU, nếu được sử dụng hợp lý và các nỗ lực tiêm chủng được tiếp tục, sẽ chuyển thành tăng trưởng cao, từ đó giúp các kho bạc và các công ty giảm bớt nợ của họ.

“Phản ứng chính sách kinh tế phối hợp của chúng ta đối với đại dịch trong 2 năm qua vừa mạnh mẽ vừa thành công,” Gentiloni nói với các phóng viên. "Bây giờ chúng ta phải điều hướng một giai đoạn mới, hoàn toàn phức tạp hơn".

Học kỳ Châu Âu là khuôn khổ để giám sát tổng hợp và điều phối các chính sách về kinh tế và việc làm trên toàn Liên minh Châu Âu (EU). Kể từ khi được giới thiệu vào năm 2011, nó đã trở thành một diễn đàn quan trọng để thảo luận về những thách thức chính sách tài khóa, kinh tế và việc làm của các nước EU theo một lịch trình hàng năm chung.

Do những thay đổi trong bối cảnh chính sách sau cuộc khủng hoảng Covid-19, vào tháng 10/2021, Ủy ban châu Âu (EC) đã bắt đầu lại cuộc tranh luận công khai về việc xem xét lại khuôn khổ quản lý kinh tế của EU.

Mục đích của đánh giá là nâng cao hiệu quả của hoạt động giám sát tổng hợp và điều phối chính sách ở EU trong Học kỳ Châu Âu. Cuộc tranh luận công khai sẽ giúp đạt được sự đồng thuận rộng rãi trên con đường phía trước.

Minh Đức (Theo Politico, European Commission website)

Lạm phát ở khu vực Eurozone tăng gấp đôi so với dự kiến

Thứ 5, 18/11/2021 | 19:00
ECB đang chịu áp lực ngày càng tăng trong việc từ bỏ chính sách tiền tệ nới lỏng và giải quyết vấn đề tăng trưởng giá đang làm xói mòn sức mua của các hộ gia đình.

EU đề xuất hạn chế nhập khẩu cà phê, đồ nội thất...

Thứ 5, 18/11/2021 | 07:24
Cà phê và đồ nội thất nằm trong số các mặt hàng nhập khẩu vào thị trường EU được đề xuất thẩm định xem có liên quan đến nạn phá rừng.

Những rào cản trên đường xuất khẩu vào thị trường EU

Thứ 4, 27/10/2021 | 08:30
Từ lâu EU luôn được nhận định là thị trường quan trọng với lợi nhuận cao nhưng đầy rẫy rào cản, phần lớn đến từ các quy định ngặt nghèo của khối kinh tế này.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Toàn bộ 339 nhà lập pháp Ukraine ủng hộ gia hạn thiết quân luật

Thứ 5, 09/05/2024 | 06:00
Đây là cuộc bỏ phiếu thứ 11 của Quốc hội Ukraine nhằm gia hạn thiết quân luật và huy động quân kể từ khi xung đột với Nga bùng phát thành hành động quân sự.

Slovakia nhận hơn 1.000 lời đe dọa đánh bom trong một ngày

Thứ 4, 08/05/2024 | 15:42
Cảnh sát Slovakia đang điều tra theo hướng một tội ác tấn công khủng bố đặc biệt nghiêm trọng. Thủ phạm có thể phải đối mặt với án tù chung thân.

Với lợi thế mang vũ khí, Nga cảnh báo nguy hiểm khi “Chim cắt” F-16 đến Ukraine

Thứ 4, 08/05/2024 | 14:00
Bộ Ngoại giao Nga đưa ra một tuyên bố bày tỏ quan ngại về sự xuất hiện dự kiến ​​của máy bay đa chức năng F-16 do Mỹ sản xuất ở Ukraine.

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga trở thành chủ đề được quan tâm

Thứ 4, 08/05/2024 | 10:45
Quy mô kho vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga được giữ bí mật, nhưng Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ ước tính Moscow có khoảng 1.000-2.000 vũ khí loại này.

Chiến tranh du kích: Pháo binh Ukraine bị máy bay không người lái "trói chân"

Thứ 4, 08/05/2024 | 10:20
Sau khi ra khỏi nơi ẩn náu trong rừng rậm, khẩu lựu pháo do Đức cung cấp cho Ukraine chỉ có vài phút để khai hỏa trước khi rút trở lại vào nơi ẩn náu.
     
Nổi bật trong ngày

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga trở thành chủ đề được quan tâm

Thứ 4, 08/05/2024 | 10:45
Quy mô kho vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga được giữ bí mật, nhưng Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ ước tính Moscow có khoảng 1.000-2.000 vũ khí loại này.

Lực lượng Israel chiếm chốt kiểm soát biên giới tại Rafah, cắt đứt nguồn hàng cứu trợ

Thứ 4, 08/05/2024 | 10:11
Thứ Ba, lực lượng Israel đã chiếm chốt kiểm soát biên giới chính giữa miền Nam Gaza và Ai Cập tại Rafah, cắt đứt tuyến đường cung cấp hàng hóa cứu trợ quan trọng.

F-16 của Mỹ và Su-35 của Nga: Chiến đấu cơ nào làm chủ bầu trời?

Thứ 4, 08/05/2024 | 08:23
So sánh Su-35 của Nga và F-16 của Mỹ là không hề dễ dàng. F-16 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 trong khi Su-35 được coi là một phần của thế hệ 4.5.

Chiến tranh du kích: Pháo binh Ukraine bị máy bay không người lái "trói chân"

Thứ 4, 08/05/2024 | 10:20
Sau khi ra khỏi nơi ẩn náu trong rừng rậm, khẩu lựu pháo do Đức cung cấp cho Ukraine chỉ có vài phút để khai hỏa trước khi rút trở lại vào nơi ẩn náu.

Nga đẩy mạnh đà tiến, Ukraine mất loạt khí tài triệu đô, đối diện khó khăn ở tiền tuyến

Thứ 4, 08/05/2024 | 09:55
Máy bay chiến đấu và pháo binh Nga đã tấn công các nhà máy sản xuất nhiên liệu cho tên lửa, kho nhiên liệu và thiết bị quân sự của Ukraine.