Những vụ sai phạm nghìn tỷ của nhà băng Việt

Những vụ sai phạm nghìn tỷ của nhà băng Việt

Thứ 2, 10/06/2013 | 10:35
0
Điểm chung của những vụ sai phạm của bầu Kiên tại ACB hay mới đây nhất là vụ chiếm đoạt tiền ở Đắk Nông đều là gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng.

Chiếm đoạt hơn 1.000 tỷ đồng ở Ðắk Nông

Ngày 4/6/2013, Công an tỉnh Ðắk Nông đã hoàn tất thủ tục đề nghị Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh truy tố 13 bị can trong vụ "vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" và nhận hối lộ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Ðắk Lắk - Ðắk Nông, Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Ðông và Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Á (chi nhánh tại Hà Nội).

Bất động sản - Những vụ sai phạm nghìn tỷ của nhà băng Việt

Vụ việc mới xảy ra tại Ðắk Nông gây thất thoát cả nghìn tỷ.

Theo kết quả điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Ðắk Nông, lợi dụng chủ trương cho vay vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, 5 công ty, doanh nghiệp đã làm giả các loại hồ sơ, giấy tờ, hợp đồng xuất khẩu, tờ khai hải quan... rồi mang đến các ngân hàng kể trên làm thủ tục tạm ứng vay vốn giải ngân.

Ðể được vay vốn, các đối tượng đã thông đồng, móc nối và đưa hối lộ cho một số cán bộ thuộc 3 ngân hàng này với số tiền "chung chi" rất lớn để lừa đảo, tham ô chiếm đoạt tài sản của Nhà nước với số tiền 1.058 tỷ đồng.

Agribank nhận thế chấp ảo để doanh nghiệp rút ruột nghìn tỷ thật

Đây là vụ thế chấp hy hữu. Agribank đã nhận thế chấp ảo (quyền sử dụng 6 thương hiệu thời trang mua từ nước ngoài ) để doanh nghiệp rút ruột nghìn tỷ thật. Khoản nợ vay Agribank đầu tư dự án Luxfashion tính đến ngày 12/10/2012 là hơn 3.099 tỷ đồng.

Bất động sản - Những vụ sai phạm nghìn tỷ của nhà băng Việt (Hình 2).

Nhà máy dự án Luxfashio.

Agribank đã xác lập cùng công ty liên doanh Lifepro Việt Nam 2 hợp đồng thế chấp tài sản. Hợp đồng thế chấp số 1 kí ngày 8/4/2012, trị giá 1.518 tỷ đồng, tài sản thế chấp được hình thành từ vốn vay và vốn tự có. Hợp đồng thế chấp thứ 2 kí ngày 14/4/2012, với tài sản thế chấp cũng được hình thành từ vốn vay và vốn tự có trong tương lai. Tài sản thế chấp thứ hai của hợp đồng này là quyền sử dụng 6 thương hiệu và nhãn hiệu thương mại mà công ty liên doanh Lifepro Việt Nam đã mua của FGF Industry Spa (Italia). Với 6 thương hiệu và nhãn hiệu này, Agribank đã nhận thế chấp cho khoản vay tới 70 triệu USD, tương đương 1.464 tỷ đồng.

Luật Sở hữu Trí tuệ cũng không có điều khoản công nhận quyền sở hữu thương hiệu có được từ việc mua lại tài sản thế chấp là thương hiệu bị ngân hàng phát mại. Như vậy, Agribank sẽ khó bán được 6 thương hiệu đã nhận thế chấp của Lifepro Việt Nam. Nhận thế chấp tài sản là thương hiệu với trị giá 1.464 tỷ đồng, nhưng lại không chắc chắn với quyền sử dụng tài sản ấy, Agribank đã tạo ra một vụ thế chấp hy hữu trong lịch sử ngân hàng Việt Nam. Đương nhiên khi con nợ cao chạy xa bay, còn Agribank cũng không thể đứng ra phát mãi quyền sở hữu 6 nhãn hiệu thời trang đó.

Lợi dụng chức vụ làm thiệt hại gần 400 tỷ đồng

Ông Vũ Quốc Hảo, nguyên tổng giám đốc công ty cho thuê tài chính II (Công ty ALCII) thuộc Agribank bị xác định có hành vi tham ô khoảng 80 tỷ đồng. Theo cáo trạng, từ tháng 4/2008 - 3/2009, ông Vũ Quốc Hảo cùng Nguyễn Văn Tài (SN 1959, nguyên phó tổng giám đốc ALC II) đã ký 10 hợp đồng cho thuê tài chính và mua bán tài sản trị giá hàng trăm tỷ đồng.

Bất động sản - Những vụ sai phạm nghìn tỷ của nhà băng Việt (Hình 3).

Công ty cho thuê tài chính ALCII với vụ thất thoát lên đến bạc tỷ.

Thực chất, đây là hợp đồng cho vay trong khi ALC II không có chức năng này. Tuy nhiên, sau đó công ty Quang Vinh - bên ký hợp đồng cung ứng tài sản được giải ngân đã sử dụng tiền không đúng mục đích. Cơ quan tố tụng xác định, việc ký các hợp đồng kinh tế trên của ông Vũ Quốc Hảo đã làm thiệt hại hơn 390 tỷ đồng. Trong số tiền thiệt hại trên, ông Hảo hưởng lợi hơn 3,9 tỷ đồng.

Ngoài ra, trong các hợp đồng đã ký, ông Vũ Quốc Hảo đã bàn bạc với Đặng Văn Hai (SN 1957, chủ tịch HĐTV công ty TNHH Quang Vinh) lập hợp đồng khống, rút 75 tỷ đồng để ông Hảo trả nợ cá nhân. Lợi dụng việc thanh lý tài sản trong các hợp đồng thuê tài chính của doanh nghiệp tư nhân Anh Phương (Đồng Nai), ông Hảo cũng chiếm đoạt 4,9 tỷ đồng.

Bầu Kiên làm thất thoát hàng nghìn tỷ đồng

Bằng thủ đoạn "lấy mỡ nó rán nó", Bầu Kiên (ông Nguyễn Đức Kiên) đã vay số tiền hơn 2.400 tỷ đồng của ngân hàng ACB; sau đó sử dụng tiền vay mua cổ phần, cổ phiếu của một số ngân hàng, rồi dùng số cổ phần, cổ phiếu đó để thế chấp lại các khoản vay ban đầu tại ngân hàng ACB, tạo ra vốn ảo, gây ảnh hưởng xấu đến chính sách tài chính, tiền tệ của Nhà nước.

Trong các năm 2006 và 2008, Bầu Kiên thành lập và điều hành 3 công ty, gồm: Công ty cổ phần Đầu tư thương mại B&B, Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội và Công ty TNHH Đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội. Ngày 30/11/2010, ông Kiên sử dụng pháp nhân Công ty B&B vay của Ngân hàng ACB số tiền 1.000 tỷ đồng. Sau đó, dùng số tiền vay được để mua 33% cổ phần của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín (VietBank). Ngày 10/1/2011, bầu Kiên dùng số cổ phần mua mới của VietBank làm tài sản thế chấp cho khoản vay 1.000 tỷ của Ngân hàng ACB. Cùng ngày, Kiên sử dụng pháp nhân của công ty Đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội vay của Ngân hàng ACB số tiền 659 tỷ đồng. Số tiền này, sau khi vay được ông sử dụng vào việc mua cổ phiếu của chính ngân hàng ACB nhằm sở hữu 2% cổ phần của ngân hàng này.

Bất động sản - Những vụ sai phạm nghìn tỷ của nhà băng Việt (Hình 4).

Bầu Kiên.

Để đảm bảo cho khoản vay 659 tỷ đồng, ông Kiên dùng số cổ phần mua của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Á và Ngân hàng Thương mại cổ phần Kiên Long để thế chấp. Đáng lưu ý là số cổ phần thế chấp của hai ngân hàng này cũng được hình thành từ khoản vay 800 tỷ đồng của Ngân hàng ACB, dưới pháp nhân của đơn vị vay là Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội.

Với vị trí là phó chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB, từ tháng 5/2010 đến tháng 11/2011,Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo Thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng ACB ra chủ trương để ngân hàng ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào các tổ chức tín dụng sai qui định, thu số tiền chênh lệch ngoài hợp đồng hơn 247 tỷ đồng, làm ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ và điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ.

Vẫn bằng thủ đoạn cũ, Kiên đã sử dụng pháp nhân Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội vay của Ngân hàng ACB 307 tỷ đồng thông qua phát hành trái phiếu để mua gần 30 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Thép Hòa Phát, sau đó lại dùng hơn 22 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Thép Hòa Phát thế chấp cho Ngân hàng ACB để đảm bảo cho việc phát hành trái phiếu.

Ngày 15/5/2012, Kiên lại chỉ đạo nhân viên dưới quyền lập biên bản họp Hội đồng quản trị để quyết định chuyển nhượng 20 triệu cổ phần của Công ty cổ phần Thép Hòa Phát, trị giá 264 tỷ đồng để bán cho Công ty TNHH một thành viên thép Hòa Phát. Điều đáng lưu ý là 20 triệu cổ phần này nằm trong số hơn 22 triệu cổ phần đã được thế chấp cho Ngân hàng ACB để đảm bảo việc phát hành trái phiếu.

Khánh Tuân (Theo Vietnamnet)

Giải thưởng lớn cho cuộc thi ảnh Việt Nam Xanh 

Chính sách 'cứu' 1,3 nghìn tỷ của ngành ngân hàng

Chủ nhật, 09/06/2013 | 09:00
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3 và thứ 4, khóa 13.

'Nóng' chuyện đạo đức ngân hàng

Thứ 6, 07/06/2013 | 09:46
Thời gian gần đây, ngày càng nhiều cán bộ ngân hàng bị truy tố do vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp như: lừa đảo chiếm đoạt tiền của khách hàng, rút tiền ngân hàng. Những vụ việc trên đã gióng lên hồi chuông báo động cho vấn đề đạo đức kinh doanh trong hệ thống ngân hàng.

7 ngân hàng xiết nợ một công ty vay hàng trăm tỉ đồng

Thứ 5, 06/06/2013 | 20:45
Khoảng 12 giờ trưa 6-6, khu phố Tân Long, phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, náo loạn khi hàng chục chiếc ô tô chở theo rất đông người của 7 ngân hàng đến xiết nợ Công ty Trường Ngân.

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam chính thức ra đời

Thứ 4, 05/06/2013 | 08:11
Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam ra đời với vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng.

‘Doanh nghiệp nên mạnh dạn chia sẻ với ngân hàng’

Thứ 3, 21/05/2013 | 15:33
Trao đổi về việc quản lý và sử dụng dòng tiền cho hiệu quả và hợp lý giữa ngân hàng và doanh nghiệp theo TS Đặng Đức Sơn cho rằng: “Doanh nghiệp nên mạnh dạn chia sẻ với ngân hàng”.
Cùng chuyên mục

Hà Nội: Cận cảnh dự án Thành An Tower vừa bị chỉ ra nhiều vi phạm

Thứ 6, 26/04/2024 | 20:43
Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” tại dự án Thành An Tower số 21 Lê Văn Lương (Tp.Hà Nội).

Thị trường đất nền: Đã “tan băng” nhưng khó “sốt”

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:30
Các chuyên gia nhận định, giá bán đất nền trong thời gian tới sẽ "ấm" lên nhưng khả năng "sốt đất" sẽ không xảy ra.

Bộ Xây dựng vào cuộc vụ xây 22 biệt thự không phép ở tỉnh Lâm Đồng

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:07
Thanh tra Bộ Xây dựng yêu cầu, Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng cung cấp các thông tin liên quan vụ xây không phép 22 căn biệt thự tại xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm).

Đồng Nai: Hàng loạt cơ sở lưu trú du lịch xây dựng không phép

Thứ 6, 26/04/2024 | 09:00
Nhiều Homestay, Glamping, khu nghỉ dưỡng tại tỉnh Đồng Nai có dấu hiệu xây dựng không phép trên đất nông nghiệp, bất chấp các quy định.

Phân khúc đang dẫn dắt thị trường bất động sản Hà Nội

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:30
Căn hộ chung cư tại Hà Nội liên tục thiết lập mặt bằng giá mới, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 25/4: Vàng SJC giảm sâu chờ tin đấu thầu vàng

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:55
Phiên mở cửa sáng nay (25/4), giá vàng SJC tại các doanh nghiệp giảm mạnh trong khi vàng nhẫn cũng đi xuống.

Thị trường đất nền: Đã “tan băng” nhưng khó “sốt”

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:30
Các chuyên gia nhận định, giá bán đất nền trong thời gian tới sẽ "ấm" lên nhưng khả năng "sốt đất" sẽ không xảy ra.

Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu tháng 4 tăng mạnh so với cùng kỳ

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Theo thống kê, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong tháng 4 vẫn đang trên đà tăng so với tháng trước và so với cùng kỳ năm 2023.

Đồng Nai: Hàng loạt cơ sở lưu trú du lịch xây dựng không phép

Thứ 6, 26/04/2024 | 09:00
Nhiều Homestay, Glamping, khu nghỉ dưỡng tại tỉnh Đồng Nai có dấu hiệu xây dựng không phép trên đất nông nghiệp, bất chấp các quy định.

Hà Nội: Cận cảnh dự án Thành An Tower vừa bị chỉ ra nhiều vi phạm

Thứ 6, 26/04/2024 | 20:43
Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” tại dự án Thành An Tower số 21 Lê Văn Lương (Tp.Hà Nội).