Omicron - Biến thể mới nguy hiểm như thế nào?

Omicron - Biến thể mới nguy hiểm như thế nào?

Nguyễn Thị Minh Đức
Chủ nhật, 28/11/2021 | 06:00
0
Biến thể mới nhất của virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch Covid-19 được tìm thấy ở Nam Phi một lần nữa dấy lên quan ngại, khiến cả thế giới phải cảnh giác cao độ.

Gần 2 năm sau đại dịch Covid-19, thế giới một lần nữa đang chạy đua để ngăn chặn một biến thể virus mới được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo là “biến thể đáng lo ngại”, AP đưa tin.

Biến thể B.1.1.529, có tên chính thức là Omicron, được cảnh báo có số lượng đột biến "rất cao", lên tới 32 đột biến trong protein gai.

Các nhà khoa học đang chạy đua để xác định mối đe dọa mà biến chủng Omicron với số lượng đột biến “khủng” có thể gây ra, xem xem nó có dễ lây truyền hơn so với biến thể Delta, và liệu nó có thể “né” được các loại vắc-xin hiện có hay không, The Hindu cho biết.

Chủng virus này, lần đầu tiên được ghi nhận ở Nam Phi, đã được tìm thấy ở nước láng giềng Botswana và một số khu vực khác trên thế giới như Bỉ, Hồng Kông (Trung Quốc) và Israel.

Vương quốc Anh hôm 27/11 là nước mới nhất xác nhận 2 trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới Omicron của Covid-19, cả 2 trường hợp đều về từ miền Nam châu Phi, AFP đưa tin.

Cơ quan y tế Hà Lan hôm 27/11 cho biết, họ đã phát hiện 61 trường hợp nhiễm Covid-19 trong số 600 hành khách trên 2 chuyến bay từ Nam Phi hạ cánh xuống Sân bay Schiphol ở Amsterdam hôm 26/11. Họ cũng đang khẩn trương tiến hành xét nghiệm thêm để xem liệu có trường hợp nào trong số 6 ca này nhiễm biến thể mới Omicron hay không.

Hai chuyến bay này tới Hà Lan trước khi Chính phủ nước này tạm dừng lưu thông hàng không với miền Nam châu Phi do lo ngại về biến thể mới Omicron.

Toàn bộ hành khách của các chuyến bay đã được cách ly với các hành khách khác, trong khi những người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 đang được cách ly tại một khách sạn gần sân bay.

Người phát ngôn của Bộ Y tế Hà Lan cho biết, phải đến cuối ngày 27/11 mới biết liệu có trường hợp nào trong số các hành khách bị nhiễm loại biến thể mới này hay không.

Thế giới đề cao cảnh giác

Những rủi ro thực tế của biến thể Omicron chưa được hiểu rõ. Nhưng bằng chứng ban đầu cho thấy nó có nguy cơ tái nhiễm cao hơn so với các biến thể có khả năng lây truyền cao khác, WHO cho biết.

Điều đó có nghĩa là những người đã nhiễm Covid-19 và đã phục hồi có thể tái nhiễm. Có thể phải mất vài tuần để biết liệu các loại vắc-xin hiện tại có kém hiệu quả hơn khi đối phó với biến thể virus mới này hay không.

Trong khi đó, nhiều quốc gia trên thế giới đã cảnh giác và đưa ra các biện pháp hạn chế đi lại đối với các nước ở miền Nam châu Phi và lân cận, gồm Eswatini, Zimbabwe, Namibia, Botswana, Mozambique, Nam Phi, Quần đảo Seychelles, Malawi và Lesotho.

“Chúng ta phải hành động nhanh chóng và sớm nhất có thể”, Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid nói với các nhà lập pháp.

Thế giới - Omicron - Biến thể mới nguy hiểm như thế nào?

Biến thể B.1.1.529, có tên chính thức là Omicron, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo là biến thể đáng lo ngại. Ảnh: PAHO

Anh và các nước EU đã đưa ra các hạn chế đi lại hôm 26/11, trong vòng vài giờ sau khi biết đến biến thể này. Và sau khi xác nhận 2 trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể Omicron liên quan tới khu vực Nam châu Phi, Anh đã thêm 4 quốc gia châu Phi khác vào danh sách hạn chế đi lại - Malawi, Mozambique, Zambia và Angola - có hiệu lực từ 4 giờ sáng GMT (9 giờ 30 IST) Chủ nhật ngày 28/11.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết các chuyến bay sẽ phải “tạm dừng cho đến khi chúng tôi hiểu rõ về mối nguy hiểm do biến thể mới này gây ra và những du khách trở về từ khu vực này nên tôn trọng các quy tắc kiểm dịch nghiêm ngặt”.

Chính phủ Nhật Bản áp đặt các quy định về kiểm dịch đối với công dân Nhật Bản trở về từ Eswatini, Zimbabwe, Namibia, Botswana, Nam Phi và Lesotho. Theo đó, những trường hợp này sẽ phải trải qua 10 ngày cách ly và 3 lần xét nghiệm Covid-19 trong khoảng thời gian 10 ngày này.

Nga cũng công bố các hạn chế đi lại, bắt đầu có hiệu lực từ 28/11.

Canada, Ả Rập Xê-út, Thái Lan, Sri Lanka, Iran và Brazil cũng đã tạm dừng các chuyến bay đến và đi từ Nam Phi và các quốc gia khác ở miền Nam châu Phi.

Hôm 27/11, Australia là nước mới nhất cấm các chuyến bay từ 9 quốc gia ở Nam châu Phi, thắt chặt biên giới một lần nữa để ngăn chặn sự xâm nhập của biến thể Omicron.

Bộ trưởng Y tế Greg Hunt hôm 27/11 thông báo những người không phải là người Australia đã đến Nam Phi, Zimbabwe và một số quốc gia khác trong 2 tuần qua cũng sẽ không được phép xuất cảnh. Trong khi đó, các trường hợp là công dân Australia sẽ phải trải qua đợt kiểm dịch kéo dài 14 ngày có giám sát.

Trong khi một số quốc gia đưa ra các hạn chế đi lại từ hôm thứ Sáu (26/11), chỉ trong vòng vài giờ sau khi biết đến biến thể này, Mỹ phải đợi đến thứ Hai (29/11). Khi được hỏi lý do, Tổng thống Biden chỉ nói: "Bởi vì đó là khuyến nghị đến từ nhóm chuyên gia y tế của tôi".

Nhà Trắng cho biết các cơ quan chính phủ cần thời gian để làm việc với các hãng hàng không và để các biện pháp hạn chế đi lại có hiệu lực.

Omicron vẫn là biến thể “đáng ngờ”

Không có dấu hiệu cho biết ngay lập tức liệu biến thể mới này có khiến bệnh nặng hơn hay không. Cũng như các biến thể khác, một số người bị nhiễm không có triệu chứng, các chuyên gia của Nam Phi cho biết.

“Đó là một biến thể đáng ngờ”, Frank Vandenbroucke, Bộ trưởng Y tế Bỉ, quốc gia thành viên EU đầu tiên ghi nhận một trường hợp của biến thể này, cho biết. “Chúng tôi không biết đó có phải là một biến thể rất nguy hiểm hay không”.

Mặc dù một số thay đổi di truyền có vẻ đáng lo ngại, nhưng vẫn chưa rõ mức độ đe dọa sức khỏe cộng đồng mà biến thể này gây ra. Một số biến thể trước đó, như biến thể Beta, ban đầu khiến các nhà khoa học quan tâm nhưng không lan rộng.

Các chuyên gia y tế, bao gồm cả WHO, đã cảnh báo không nên phản ứng thái quá trước khi biến thể này được nghiên cứu kỹ lưỡng. Tuy nhiên, cả thế giới đang lo lắng sợ hãi điều tồi tệ nhất có thể xảy ra, khi loại virus nguy hiểm gây ra đại dịch Covid-19 đã giết chết hơn 5 triệu người trên toàn cầu.

Hàng loạt hãng dược tăng tốc ứng phó với biến thể Covid-19 mới

Thứ 7, 27/11/2021 | 17:14
Sự lây lan của Omicron (B.1.1.529) hiện đang trong giai đoạn đầu và chưa rõ mức độ nghiêm trọng đối với người đã tiêm vắc-xin đầy đủ khi nhiễm biến chủng này.

Lo ngại xuất hiện các biến thể phụ có thể nguy hiểm hơn Delta

Thứ 4, 17/11/2021 | 07:00
Các quan chức y tế và các nhà khoa học đang lo ngại sự xuất hiện của các biến thể phụ có thể còn nguy hiểm hơn Delta.

Biến thể nguy hiểm hơn Delta: Thái Lan phát hiện trường hợp đầu tiên

Thứ 4, 27/10/2021 | 06:30
Thái Lan đã phát hiện trường hợp đầu tiên mắc biến thể AY.4.2. Trước đó, người này không có tiền sử đi ra nước ngoài.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Ukraine bất ngờ công bố thời điểm “Chim Cắt” F-16 được thực chiến

Thứ 5, 02/05/2024 | 14:05
Ukraine từ lâu đã muốn có những chiến đấu cơ phương Tây tiên tiến như F-16 để tăng cường khả năng cho lực lượng không quân của mình.

Đáp trả Ukraine, Nga ra đòn tấn công, phá hủy trung tâm chỉ huy của Ukraine

Thứ 5, 02/05/2024 | 13:45
Sau khi Ukraine tấn công nhà máy lọc dầu ở khu vực Ryazan, quân đội Nga đã có hành động đáp trả. Đêm 1/5, quân đội Nga triển khai đợt tấn công mới vào Odessa.

Mỹ khẳng định Nga đã phá vỡ lệnh cấm vũ khí hóa học trong chiến tranh

Thứ 5, 02/05/2024 | 12:07
Ngày thứ Tư, Mỹ đã cáo buộc Nga vi phạm lệnh cấm quốc tế về sử dụng vũ khí hóa học sau khi triển khai chất gây ngạt chloropicrin nhằm vào lực lượng Ukraine.

Vụ tấn công 7/10: Cơ quan giám sát nhà nước Israel yêu cầu ông Netanyahu hợp tác điều tra

Thứ 5, 02/05/2024 | 11:58
Thứ Tư, cơ quan giám sát nhà nước Israel yêu cầu Thủ tướng Benjamin Netanyahu và lãnh đạo lực lượng vũ trang hợp tác trong cuộc điều tra về vụ tấn công ngày 7/10.

Người dân Nga đổ xô đi chứng kiến “chiến lợi phẩm” khí tài từ Ukraine

Thứ 5, 02/05/2024 | 11:49
Khí tài quân sự được sản xuất tại các nước phương Tây mà Nga tịch thu đã được trưng bày ở Moscow trong ngày thứ Tư tại một triển lãm.
     
Nổi bật trong ngày

Ukraine muốn EU bảo vệ kho chứa khí đốt ngầm khỏi đòn tấn công của Nga

Thứ 5, 02/05/2024 | 06:00
Vai trò của Kiev đối với an ninh năng lượng của “cựu lục địa” càng tăng thêm kể từ khi EU chuyển sang dự trữ khí đốt ở các cơ sở ngầm khổng lồ của Ukraine.

Ukraine bất ngờ công bố thời điểm “Chim Cắt” F-16 được thực chiến

Thứ 5, 02/05/2024 | 14:05
Ukraine từ lâu đã muốn có những chiến đấu cơ phương Tây tiên tiến như F-16 để tăng cường khả năng cho lực lượng không quân của mình.

Ukraine, Mỹ tổ chức đàm phán lần 3 về thỏa thuận an ninh song phương

Thứ 4, 01/05/2024 | 06:00
Trước đó Ukraine đã ký các hiệp ước an ninh song phương với 9 nước NATO để nhận được “sự hỗ trợ lâu dài” chính thức từ các nước này.

Người đàn ông mắc ung thư trúng độc đắc 32.900 tỷ đồng

Thứ 4, 01/05/2024 | 10:17
Đang điều trị ung thư, một người đàn ông gốc Lào may mắn trúng giải độc đắc Powerball trị giá 1,3 tỷ USD (khoảng 32.900 tỷ đồng) tại Mỹ.

“Ông trùm” tiền số Binance lĩnh án 4 tháng tù vì tội rửa tiền

Thứ 4, 01/05/2024 | 09:45
“Tôi đã thất bại ở đây”, ông Changpeng Zhao nói trong bài phát biểu ngắn gọn trước tòa. “Tôi vô cùng hối tiếc về thất bại của mình và tôi xin lỗi”.