Ông Putin dự Thượng đỉnh SCO, nói người Nga đoàn kết hơn bao giờ hết

Ông Putin dự Thượng đỉnh SCO, nói người Nga đoàn kết hơn bao giờ hết

Thứ 3, 04/07/2023 | 17:02
0
Phương Tây nhìn nhận hội nghị này là cơ hội cho ông Putin trấn an các đối tác của Moscow – và nói rộng hơn là thế giới – rằng ông vẫn đang lãnh đạo nước Nga.

Các nhà lãnh đạo thế giới bao gồm Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã gặp nhau hôm 4/7 trong một Hội nghị Thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo Á-Âu do Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chủ trì theo hình thức trực tuyến.

Cuộc họp trực tuyến kéo dài một ngày của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) đánh dấu lần đầu tiên ông Putin xuất hiện trên vũ đài thế giới trong một Hội nghị Thượng đỉnh quốc tế kể từ cuộc nổi loạn vũ trang của nhóm quân sự tư nhân Wagner ở Nga vào cuối tháng trước.

Hội nghị Thượng đỉnh SCO được phương Tây nhìn nhận là cơ hội cho ông Putin trấn an các đối tác của Moscow - và nói rộng hơn là thế giới – rằng ông vẫn đang lãnh đạo nước Nga.

Đây cũng là cơ hội để tổ chức do Trung Quốc và Nga thành lập mở rộng phạm vi hoạt động của mình – với việc Iran trở thành thành viên đầy đủ thứ 9 của SCO và Belarus ký một bản ghi nhớ về các nghĩa vụ để gia nhập khối.

Thế giới - Ông Putin dự Thượng đỉnh SCO, nói người Nga đoàn kết hơn bao giờ hết

Hội nghị Thượng đỉnh SCO do Ấn Độ tổ chức theo hình thức trực tuyến, ngày 4/7/2023, có sự tham dự của lãnh đạo các nước thành viên, với Tổng thư ký Liên Hợp Quốc là khách mời. Ảnh: Sputnik

Trong bài phát biểu khai mạc, ông Modi đã ca ngợi SCO là “nền tảng quan trọng cho hòa bình, thịnh vượng và phát triển trong toàn bộ khu vực Á-Âu”.

“Chúng tôi không coi SCO là một nhóm mở rộng, mà là một đại gia đình. An ninh, phát triển kinh tế, kết nối, thống nhất, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cũng như bảo vệ môi trường là những trụ cột trong tầm nhìn của chúng tôi đối với SCO”, Thủ tướng Ấn Độ nói.

Nhưng Thượng đỉnh SCO năm nay, vì diễn ra theo hình thức trực tuyến nên được cho là kém màu sắc hơn so với năm ngoái.

Hội nghị năm ngoái kéo dài hơn 2 ngày trực tiếp tại Samarkand, Uzbekistan, trong đó có một số cuộc gặp bên lề giữa các nhà lãnh đạo tham dự.

Hợp tác đôi bên cùng có lợi

Cả Moscow và Bắc Kinh đều coi SCO là một giải pháp thay thế cho các khối do phương Tây lãnh đạo và là phương tiện chính cho nỗ lực của họ nhằm đẩy lùi cái mà họ coi là trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo.

Trong bài phát biểu trước hội nghị, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh sự cần thiết của việc đoàn kết và hợp tác, đồng thời kêu gọi các nhà lãnh đạo khu vực chịu trách nhiệm về tương lai của đất nước họ – trong một nỗ lực rõ ràng để họ chống lại ảnh hưởng bên ngoài trong khu vực.

Thế giới - Ông Putin dự Thượng đỉnh SCO, nói người Nga đoàn kết hơn bao giờ hết (Hình 2).

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự Hội nghị Thượng đỉnh SCO do Ấn Độ tổ chức theo hình thức trực tuyến, ngày 4/7/2023. Ảnh: Sputnik

“Thế giới ngày nay đầy hỗn loạn và những thay đổi chưa từng thấy trong một thế kỷ đang tăng tốc. Xã hội loài người đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có. Đoàn kết hay chia rẽ? Hòa bình hay xung đột? Hợp tác hay đối đầu?”, ông Tập nói, kêu gọi nên thay vào đó bằng hợp tác “đôi bên cùng có lợi”.

“Chúng ta cần tăng cường liên lạc và phối hợp chiến lược… Chúng ta phải xây dựng chính sách đối ngoại một cách độc lập dựa trên lợi ích tổng thể và lâu dài của khu vực, đồng thời nắm chắc tương lai và vận mệnh của sự phát triển và tiến bộ của đất nước chúng ta trong tay của chính mình”, ông Tập nói, theo hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã (Xinhua).

Đoàn kết hơn bao giờ hết

Phát biểu tại Hội nghị, Tổng thống Nga Putin đánh giá cao SCO là tổ chức đóng góp vào việc giữ gìn hòa bình, ổn định, phát triển tăng trưởng bền vững của các quốc gia thành viên, tăng cường gắn kết giữa các dân tộc trong bối cảnh thế giới có những mâu thuẫn địa chính trị ngày càng gay gắt, an ninh xuống cấp.

Về cuộc chiến hỗn hợp – điều mà ông Putin đã nhiều lần tuyên bố do tập thể phương Tây gây ra cho Nga, ông lưu ý rằng “sự chống Nga” đã được tạo ra từ Ukraine, một nơi gần biên giới Nga, trong một thời gian dài và chính cuộc chiến hỗn hợp này vẫn đang tiếp diễn chống lại Nga.

Thế giới - Ông Putin dự Thượng đỉnh SCO, nói người Nga đoàn kết hơn bao giờ hết (Hình 3).

Thổng thống Nga Vladimir Putin dự Hội nghị Thượng đỉnh SCO do Ấn Độ tổ chức theo hình thức trực tuyến, ngày 4/7/2023. Ảnh: Sputnik

Tổng thống Putin tuyên bố rằng Nga phản đối và sẽ tiếp tục thách thức các biện pháp trừng phạt và hạn chế, người dân Nga đang đoàn kết hơn bao giờ hết. Theo ông, hơn 80% giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc – 2 thành viên sáng lập SCO – đang được thực hiện bằng đồng Rúp và Nhân dân tệ.

Nhà lãnh đạo Nga cũng cho biết Moscow ủng hộ dự thảo tuyên bố chung của hội nghị SCO phản ánh các cách tiếp cận thống nhất đối với các vấn đề quốc tế.

SCO được thành lập tại Thượng Hải vào năm 2001 với 6 thành viên sáng lập - Nga, Trung Quốc, Kazakhstan, Tajikistan, Kyrgyzstan và Uzbekistan. Ấn Độ và Pakistan gia nhập khối này vào năm 2017.

Sau Ấn Độ, chức Chủ tịch luân phiên của khối sẽ được chuyển giao cho Kazakhstan.

Minh Đức (Theo CNN, RT, Sputnik)

Ông Putin sẽ họp lần đầu với ông Tập, ông Modi kể từ binh biến Wagner

Thứ 2, 03/07/2023 | 16:02
Hội nghị lần này sẽ là cơ hội để Tổng thống Putin trấn an các đối tác của mình sau cuộc binh biến ngắn ngủi mà thủ lĩnh nhóm Wagner, Yevgeny Prigozhin phát động.

Sau binh biến, ông Putin “không thấy bóng dáng”, trùm Wagner im lặng

Thứ 2, 26/06/2023 | 17:19
Nga bắt đầu nỗ lực khôi phục bình yên sau cuộc nổi loạn của Wagner vào sáng 26/6 với việc Bộ trưởng Quốc phòng đến thăm các quân nhân Nga trên tiền tuyến ở Ukraine.

Ông Putin ca ngợi lập trường cân bằng của ông Tập Cận Bình

Thứ 5, 15/09/2022 | 21:42
Tại cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc kể từ khi xung đột ở Ukraine bùng phát, ông Tập gọi ông Putin là “người bạn cũ”.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Lý do hàng trăm đô thị của Nhật Bản có nguy cơ biến mất

Thứ 3, 30/04/2024 | 20:00
Theo nghiên cứu của Hội đồng Chiến lược Dân số vừa công bố, tổng cộng 744 đô thị ở Nhật có khả năng biến mất trong tương lai do dân số giảm mạnh vì tỉ lệ sinh thấp.

Từ chối khí đốt Nga, các nước châu Âu yêu cầu Algeria “tăng viện”

Thứ 3, 30/04/2024 | 16:02
Cuộc xung đột Nga-Ukraine tiếp tục tác động và làm xáo trộn chuỗi phân phối năng lượng trong khu vực.

Có gì trong kịch bản thăm dò sức chịu đựng của nền kinh tế Nga?

Thứ 3, 30/04/2024 | 14:30
Theo tất cả các kịch bản, các dự báo cho thấy sự suy thoái trong sản xuất và xuất khẩu dầu khí của Nga.

Quân đội Nga sắp được trang bị “siêu rồng lửa” S-500

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:15
Hệ thống phòng không S-500 Prometheus sẽ cung cấp lá chắn vững chắc cho các trung tâm hành chính và công nghiệp quan trọng ở Nga.

Ba Lan, Litva có nguy cơ vi phạm luật EU nếu giúp Ukraine triệu hồi nam giới

Thứ 3, 30/04/2024 | 06:00
Người tị nạn Ukraine chạy trốn xung đột có quyền tiếp cận chỗ ở, phúc lợi, chăm sóc y tế, giáo dục và việc làm ở Ba Lan, Litva và các nước EU khác.
     
Nổi bật trong ngày

Quân đội Nga sắp được trang bị “siêu rồng lửa” S-500

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:15
Hệ thống phòng không S-500 Prometheus sẽ cung cấp lá chắn vững chắc cho các trung tâm hành chính và công nghiệp quan trọng ở Nga.

Có gì trong kịch bản thăm dò sức chịu đựng của nền kinh tế Nga?

Thứ 3, 30/04/2024 | 14:30
Theo tất cả các kịch bản, các dự báo cho thấy sự suy thoái trong sản xuất và xuất khẩu dầu khí của Nga.

Thời khắc lịch sử của những chiến sĩ dẫn giải Dương Văn Minh đi tuyên bố đầu hàng

Thứ 3, 30/04/2024 | 15:25
Cùng đồng đội đối mặt với Tổng thống cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn Dương Văn Minh, Đại úy Phạm Xuân Thệ khi ấy chỉ nghĩ làm sao nhanh có lời tuyên bố đầu hàng được phát thanh rộng rãi ra để sớm kết thúc chiến tranh, đỡ đổ máu cho đồng đội.

Ba Lan, Litva có nguy cơ vi phạm luật EU nếu giúp Ukraine triệu hồi nam giới

Thứ 3, 30/04/2024 | 06:00
Người tị nạn Ukraine chạy trốn xung đột có quyền tiếp cận chỗ ở, phúc lợi, chăm sóc y tế, giáo dục và việc làm ở Ba Lan, Litva và các nước EU khác.

Từ chối khí đốt Nga, các nước châu Âu yêu cầu Algeria “tăng viện”

Thứ 3, 30/04/2024 | 16:02
Cuộc xung đột Nga-Ukraine tiếp tục tác động và làm xáo trộn chuỗi phân phối năng lượng trong khu vực.