Ông Vũ Tiến Lộc: "Doanh nghiệp đang trong mùa đông khó khăn"

Nguyễn Thị Hồng Nhung
Thứ 4, 14/12/2022 | 15:53
0
Cứ 10 doanh nghiệp mới thành lập thì 7 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, ĐBQH Vũ Tiến Lộc cho rằng đây là một con số đáng suy ngẫm.

Đang song hành 2 mảng sáng tối trong nền kinh tế

Chia sẻ tại Hội thảo “Động lực phát triển kinh tế Việt Nam 2023” tổ chức sáng ngày 14/12, PGS.TS. Hồ Sỹ Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, kinh tế Việt Nam đến cuối năm 2022 đã thể hiện sự phục hồi mạnh mẽ ở hầu hết các địa phương, khá đều ở các lĩnh vực.

Dự kiến tăng trưởng kinh tế cả năm 2022 ước đạt 8%, trong khi lạm phát bình quân tăng hơn 3%, xuất khẩu tăng khoảng 12%, tiêu dùng cuối cùng tăng trên 10%, đầu tư tăng khoảng 9%... 

Tuy nhiên, bên cạnh đó, dễ nhận thấy một số dấu hiệu đáng lo ngại. Những chính sách, giải pháp lành mạnh hóa thị trường chứng khoán và bất động sản ít nhiều tác động tiêu cực đến tâm lý thị trường và nhà đầu tư. Vấn đề pháp lý, nguồn vốn, thị trường và lao động cho doanh nghiệp cũng cần thời gian để giải quyết... 

Thị trường tài chính, tiền tệ, ngân hàng đối mặt với áp lực ngày càng tăng do chính sách tiền tệ thắt chặt và tăng lãi suất để giảm lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và nhiều ngân hàng quốc gia, nhất là ở các đối tác kinh tế quan trọng, tạo sức ép rất lớn lên tỷ giá, lãi suất và thị trường ngoại tệ. 

Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu có dấu hiệu chậm lại, tình hình cắt giảm lao động, giảm giờ làm, nghỉ việc luân phiên xuất hiện trở lại.

Kinh tế vĩ mô - Ông Vũ Tiến Lộc: 'Doanh nghiệp đang trong mùa đông khó khăn'

ĐBQH Vũ Tiến Lộc: "Doanh nghiệp đang trong mùa đông khó khăn".

Đồng quan điểm với ông Hùng, TS. Vũ Tiến Lộc, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam VIAC cũng cho rằng 2022 là một năm đặc biệt, có 2 mảng sáng tối trong nền kinh tế cùng song hành.

“Doanh nghiệp đang trong mùa đông khó khăn”, ông Lộc nhìn nhận và dẫn chứng từ thực tế, trong 11 tháng đầu năm, số doanh nghiệp mới thành lập tăng 33% so với năm 2021. Điều này minh chứng cho việc trong khó khăn các doanh nghiệp trẻ vẫn có tinh thần khởi nghiệp cao.

Tuy nhiên, cũng trong 11 tháng đầu năm đã có 123.000 doanh nghiệp phải rút khỏi thị trường, đây là tỉ lệ cao nhất từ trước đến nay. Tương ứng cứ 10 doanh nghiệp được thành lập thì 7 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, đây là con số cần đáng suy nghĩ.

“Bản chất của hiện tượng này là sự tổn thất của thị trường, nó là vấn đề tăng trưởng, vấn đề việc làm, vấn đề niềm tin trong nền kinh tế”, TS. Vũ Tiến Lộc chia sẻ.

Theo đó, vị chuyên gia cho rằng năm 2022, hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp không tăng vì doanh nghiệp đã suy kiệt sau 2 năm chống chọi Covid-19, giờ lại đương đầu với nhiều khó khăn từ suy thoái, chiến tranh, đứt gãy chuỗi cung ứng…

Đầu tư công có thể là cứu cánh

Chuẩn bị bước vào 2023 với những khó khăn và thách thức mới. TS. Vũ Tiến Lộc cho rằng bức tranh kinh doanh của những tháng cuối năm 2022 sẽ tiếp tục diễn biến trong 6 tháng đầu năm 2023.

Do đó, cộng đồng doanh nghiệp chỉ có thể nâng cao nội lực để ứng phó với sự thay đổi. Ngày nay, có nhiều doanh nghiệp đi theo hướng phát triển bền vững, sẽ có sức chịu đựng lớn hơn, nhất là qua đại dịch vừa rồi sẽ nhận được sự ủng hộ, chia sẻ của đối tác, người lao động, bạn hàng… tốt hơn.

Một vấn đề nữa được ông Lộc nêu là chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi nhân văn cần được tiếp cận một cách đúng đắn hơn nữa.

Một trong những yếu tố quan trọng nữa đó là các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực pháp lý, doanh nghiệp không chỉ cần môi trường kinh doanh thuận lợi, mà còn cần môi trường an toàn. An toàn pháp lý trong kinh doanh là rất quan trọng, cần an toàn trong thể chế, minh bạch, công bằng, không hình sự hóa.

Trong bối cảnh này, đề cập tới một số giải pháp để đạt mục tiêu tăng trưởng 2023, PGS.TS. Hồ Sỹ Hùng nhận định, đầu tư công có thể là cứu cánh.

Khi kinh tế suy giảm thì tăng đầu tư công chính là giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng, nhất là trong điều kiện cụ thể hiện nay, khi mà dư địa của chính sách tiền tệ không còn nhiều, dư địa của chính sách tài khóa còn tương đối tốt nhờ những nỗ lực để đảm bảo cân đối tài chính ngân sách thời gian qua, tỷ lệ nợ công, bội chi ở mức thấp so với trần quy định.

Do đó, với việc nới thêm các chỉ tiêu để mở rộng chính sách tài khóa, sẽ tăng thêm nguồn lực cho đầu tư công (chi đầu tư phát triển khoảng gần 730 nghìn tỷ, cao hơn 2022 được phân bổ là gần 530 nghìn tỷ).

“Tất nhiên, để nguồn lực này đạt hiệu quả cao nhất thì dòng vốn cho đầu tư công phải đi vào đúng hướng, đúng lĩnh vực, đúng tiến độ để có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tránh lãng phí nguồn lực.

Còn ngược lại, nếu dòng vốn không đi vào đúng lĩnh vực, đúng tiến độ thì hiệu quả với tăng trưởng sẽ không như mong muốn, ngược lại còn có thể gây những bất ổn. Yêu cầu mở rộng chính sách tài khóa gắn với hiệu quả đầu tư công có ý nghĩa là phải gắn dòng vốn đó vào những lĩnh vực mang lại hiệu quả cho tăng trưởng”, ông Hùng cho biết.

Kinh tế vĩ mô - Ông Vũ Tiến Lộc: 'Doanh nghiệp đang trong mùa đông khó khăn' (Hình 2).

PGS.TS. Hồ Sỹ Hùng khi kinh tế suy giảm thì tăng đầu tư công chính là giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng.

Đáng chú ý, nhiều chương trình, kế hoạch phát triển trung - dài hạn đã được phê duyệt; kế hoạch, hồ sơ giải ngân đầu tư công, quy trình thủ tục đã được chuẩn bị kỹ trong năm 2022; các gói thuộc Chương trình phục hồi và các chương trình mục tiêu quốc gia đã được thông qua, nên có thể triển khai nhanh hơn trong năm tới, tạo tác động nhanh hơn đến nền kinh tế.

Năm 2023, Quốc hội, Chính phủ đã xác định rõ mục tiêu tổng quát là tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. 

Các chỉ tiêu chủ yếu được xác định là tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.400 USD. Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 25,4-25,8%.

Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân khoảng 5-6%.

Lạm phát hạ nhiệt, Fed để ngỏ khả năng giảm tốc độ tăng lãi suất

Thứ 6, 18/11/2022 | 06:00
Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho rằng những dấu hiệu gần đây cho thấy lạm phát hạ nhiệt và có thể cho phép Fed giảm tốc độ tăng lãi suất.

Thủ tướng chỉ đạo các giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô sau khi Fed tiếp tục tăng lãi suất

Thứ 5, 22/09/2022 | 12:44
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu tăng lãi suất điều hành, tăng lãi suất huy động nhưng cố gắng giữ ổn định mặt bằng lãi suất cho vay.

Thống đốc NHNN: Duy trì mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14% cả năm 2022

Thứ 7, 30/07/2022 | 20:52
Nhằm tránh cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng, ổn định tỉ giá và thị trường ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước sẽ duy trì mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14% cả năm nay.
Cùng tác giả

Công ty Đường Man báo lỗ năm thứ 4 liên tiếp

Thứ 3, 14/05/2024 | 15:23
Tính đến ngày 31/12/2023, vốn chủ sở hữu của CTCP Đường Man ghi nhận ở mức 73,8 tỷ đồng, giảm gần một nửa so với năm liền kề trước đó.

Đất Xanh đổi phương án dùng vốn từ trả lương sang trả nghĩa vụ thuế

Thứ 2, 13/05/2024 | 17:02
Tháng 1/2024, Đất Xanh đã chào bán thành công 101,6 triệu cổ phiếu (chưa trừ chi phí phát hành) thu về hơn 1.220 tỷ đồng để bổ sung vốn cho hoạt động công ty.

Tiềm năng nào cho mảng BĐS bán lẻ Việt Nam trong năm 2024?

Chủ nhật, 12/05/2024 | 18:02
Tâm lý người tiêu dùng được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến đà tăng trưởng của thị trường BĐS cho thuê bán lẻ tại Việt Nam.

Gần 74.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS chờ đáo hạn từ nay đến cuối năm

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:33
Luỹ kế từ đầu năm 2024 đến nay, bất động sản chính là nhóm ngành phát hành trái phiếu nhiều nhất với 17.394 tỷ đồng.

Thuduc House kinh doanh ra sao khi vẫn nợ hàng trăm tỷ đồng tiền thuế?

Thứ 4, 08/05/2024 | 07:00
Thất thu từ mảng kinh doanh cốt lõi là bất động sản, Thuduc House rơi vào tình cảnh ngặt nghèo khi nhận "cú đấm bồi" từ cưỡng chế thuế, hải quan.
Cùng chuyên mục

Dự thảo Kinh doanh xăng dầu có vượt quá thẩm quyền của một Nghị định?

Thứ 3, 14/05/2024 | 13:10
Tại Hội thảo góp ý về dự thảo Nghị định Kinh doanh xăng dầu, Luật sư Nguyễn Tiến Lập cho rằng, nhiều nội dung trong dự thảo vượt quá thẩm quyền của một Nghị định.

PGS.TS Ngô Trí Long: Cần xóa bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Thứ 3, 14/05/2024 | 12:53
Theo PGS.TS Ngô Trí Long, Quỹ bình ổn giá xăng dầu không còn cần thiết như giai đoạn trước và về lâu dài cần nghiên cứu xóa bỏ quỹ này.

Giải ngân vốn đầu tư công: Không để xảy ra "ôm" tiền mà không làm gì cả

Thứ 3, 14/05/2024 | 10:40
Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT, khâu điều chỉnh, điều hoà kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công là khâu rất quan trọng và phải xử lý để giải ngân hết nguồn tiền đưa ra.

Khi tàu hỏa tiến vào thị trường du lịch: Kỳ vọng vươn xa hơn

Thứ 2, 13/05/2024 | 20:00
Nắm bắt cơ hội du lịch, đường sắt ở Việt Nam nỗ lực như "đóa hoa nở muộn", nhằm bắt kịp thời cơ để bắt kịp xu thế của khách hàng.

Tp.HCM: Đầu tư công nghệ để nghề nuôi chim yến phát triển bền vững

Thứ 2, 13/05/2024 | 19:00
Nuôi chim yến tại Tp.HCM được xác định là một trong những nghề tiềm năng, có khả năng thu nguồn lợi kinh tế cao nên số lượng nhà nuôi yến tăng lên rất nhanh.
     
Nổi bật trong ngày

Giải ngân vốn đầu tư công: Không để xảy ra "ôm" tiền mà không làm gì cả

Thứ 3, 14/05/2024 | 10:40
Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT, khâu điều chỉnh, điều hoà kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công là khâu rất quan trọng và phải xử lý để giải ngân hết nguồn tiền đưa ra.

Giá vàng 14/5: Vàng trong nước và thế giới “rơi tự do”

Thứ 3, 14/05/2024 | 11:05
Vàng miếng SJC giảm mạnh 1,3 triệu đồng/lượng đầu giờ sáng trước phiên đấu thầu vàng, vàng thế giới cũng đảo chiều sụt giảm trước áp lực chốt lời.

SJC lặng sóng sau đấu thầu, liệu giá vàng có tiếp tục giảm như kỳ vọng?

Thứ 3, 14/05/2024 | 19:00
Vàng miếng SJC giảm cả triệu đồng rồi giữ nguyên ở mức 89 triệu đồng/lượng sau khi phiên đấu thầu vàng sáng nay. Liệu giá vàng có tiếp tục giảm về mức như kỳ vọng?

Dự thảo Kinh doanh xăng dầu có vượt quá thẩm quyền của một Nghị định?

Thứ 3, 14/05/2024 | 13:10
Tại Hội thảo góp ý về dự thảo Nghị định Kinh doanh xăng dầu, Luật sư Nguyễn Tiến Lập cho rằng, nhiều nội dung trong dự thảo vượt quá thẩm quyền của một Nghị định.

PGS.TS Ngô Trí Long: Cần xóa bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Thứ 3, 14/05/2024 | 12:53
Theo PGS.TS Ngô Trí Long, Quỹ bình ổn giá xăng dầu không còn cần thiết như giai đoạn trước và về lâu dài cần nghiên cứu xóa bỏ quỹ này.