PVN: Việc can thiệp để hỗ trợ các dự án yếu kém “cực kỳ khó”

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 3, 05/04/2022 | 12:55
0
Theo lãnh đạo PVN, 5 dự án yếu kém của ngành công thương thực chất không hoàn toàn thuộc sở hữu của Tập đoàn, vì vậy, việc điều hành, can thiệp hỗ trợ là cực kỳ khó.

Chia sẻ tại toạ đàm “Xử lý các dự án yếu kém: Bài học kinh nghiệm và hướng đi tiếp theo”, ông Nguyễn Hùng Dũng - Thành viên HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã làm rõ về 5 dự án có liên quan đến Tập đoàn trong tổng số 12 dự án yếu kém của ngành công thương.

Nhiều dự án không nằm trong cơ cấu kinh doanh của PVN

Ông Dũng nhấn mạnh rằng: “Đối với PVN, mọi người vẫn nói có 5 dự án nhưng tôi muốn làm rõ hơn, thực chất 5 dự án này không hoàn toàn của Tập đoàn”.

Nói rõ về từng dự án, ông Dũng cho hay, với dự án Bình Phước, PVN chỉ chiếm 29%, phía nước ngoài nắm cổ phần chi phối. Thứ hai là Dự án nhà máy Nhiên liệu sinh học Ethanol Phú Thọ, PVN nắm 35% vốn, 65% là các doanh nghiệp bên ngoài nắm.

“Chính vì vậy, việc PVN tham gia chỉ đạo, điều hành hoặc có can thiệp để hỗ trợ các doanh nghiệp này cực kỳ khó”, ông Dũng nói rõ.

Kinh tế vĩ mô - PVN: Việc can thiệp để hỗ trợ các dự án yếu kém “cực kỳ khó”
Dự án nhà máy nhiên liệu sinh học (Ethanol) Phú Thọ.

Với dự án thứ ba, ông Dũng cho biết đây là Dự án Nhiên liệu sinh học miền Trung do các công ty con của Tập đoàn chi phối. Theo ông Dũng, khi triển khai Dự án này, giá dầu là 120-130 USD/thùng. Nhưng khi hoàn thành, do khủng hoảng năng lượng, giá dầu xuống và dự án không hiệu quả.

“Tuy nhiên PVN cũng rất nỗ lực có những chỉ đạo điều hành, báo cáo các cấp có thẩm quyền, trước đây là Bộ Công Thương và sau này là Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, có sự quan tâm, hỗ trợ giúp PVN xử lý các vấn đề tồn tại”, ông Dũng thông tin.

Về cơ bản, Nhà máy Nhiên liệu sinh học miền Trung trước đây đã vận hành thương mại 1,5 năm. Tại thời điểm vận hành thương mại đầu tiên chỉ lỗ lũy kế theo kế hoạch nhưng giai đoạn sau khi giá dầu xuống, dự án bắt đầu lâm vào khó khăn.

Khi đầu tư xây dựng lãi suất rất cao, có thời điểm các doanh nghiệp của PVN tham gia góp vốn vào Dự án Nhiên liệu sinh học miền Trung phải vay tới 25-27%/năm. Có thể nói chi phí tài chính lớn ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp này. 

Tới thời điểm hiện nay, về cơ bản các hạng mục công việc, các vấn đề liên quan đến hợp đồng đã được xử lý và được PVN báo cáo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước và Chính phủ đưa Dự án ra khỏi danh mục các dự án khó khăn, yếu kém để PVN chủ động đưa ra những quyết sách, cơ chế để xử lý dứt điểm tồn tại của dự án này.

Kinh tế vĩ mô - PVN: Việc can thiệp để hỗ trợ các dự án yếu kém “cực kỳ khó” (Hình 2).

Vừa qua, 3 ngân hàng đã khởi kiện chủ nhà máy Bio-Ethanol Dung Quất – tức Công ty Nhiên liệu sinh học dầu khí miền Trung để đòi nợ.

Với dự án thứ tư là Dự án nhà máy Sơ sợi Đình Vũ. Dự án này trước đây PVN tham gia đầu tư với mong muốn góp phần bảo đảm nguồn sợi cho các doanh nghiệp may mặc trong nước.

Tuy nhiên, qua thời gian đầu tư gặp một số khó khăn do thị trường vàv hoàn toàn không chủ động được nguyên liệu nên dự án này gặp khó khăn.

“Chúng tôi đã rất nỗ lực xử lý các vấn đề tồn đọng liên quan đến dự án này. Tới thời điểm này, cơ bản hợp đồng giữa nhà thầu chính và chủ đầu tư đã được xử lý. PVN cũng đã tìm kiếm các đối tác để cùng xử lý các vấn đề tài chính bảo đảm nguyên liệu đầu vào cũng như tiêu thụ sản phẩm của nhà máy”, lãnh đạo PVN cho biết.

Theo lãnh đạo PVN, đến thời điểm hiện nay, nhà máy Sơ sợi Đình Vũ hoạt động cơ bản ổn định, các phân xưởng đưa vào vận hành toàn bộ dây chuyền. “Doanh nghiệp bắt đầu có lãi, tất nhiên lãi không lớn, bù đắp được chi phí”, ông nói.

Tuy nhiên, ông Dũng nhấn mạnh rằng, để giải quyết dứt điểm như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Quản lý Vốn Nhà nước và Bộ Công Thương thì cần khoảng thời gian dài nữa.

Nói về quan điểm của PVN khi xử lý, ông Dũng cho biết, Tập đoàn chủ động xử lý các vấn đề liên quan đến nhà máy này, làm sao sau khi có lãi bắt đầu cổ phần hóa hoặc bán, chuyển nhượng cổ phần của PVN tại dự án này, bởi dự án không nằm trong cơ cấu các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính của PVN.

Kinh tế vĩ mô - PVN: Việc can thiệp để hỗ trợ các dự án yếu kém “cực kỳ khó” (Hình 3).

Ông Nguyễn Hùng Dũng - Thành viên HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (trái) trao đổi tại tọa đàm.

Dự án thứ năm được nhắc đến là Dự án đóng tàu Dung Quất. Khi tiếp nhận dự án từ Vinashin, dự án này trong giai đoạn đầu tư dở dang. PVN đã làm việc và hỗ trợ đơn vị ký kết các hợp đồng, tổ chức triển khai hoàn thiện các hạng mục đầu tư dở dang.

Tới thời điểm hiện nay, nhà máy đã đóng một số tàu siêu trường, siêu trọng, thực hiện một số hoạt động sửa chữa, đóng mới các phương tiện cho các chủ tàu trong và ngoài nước.

Theo ông Dũng, với phần tài sản đã hoàn thành, đã đưa vào sử dụng, nếu chỉ tính riêng phần tài sản tham gia và sản xuất kinh doanh, nhà máy đóng tàu Dung Quất hoàn toàn tự chủ về tài chính và có lãi. Nhưng nếu tính toàn bộ chí phí đầu tư đang dở dang cần phải tính toán đầy đủ thì dự án đang lỗ.

PVN kỳ vọng sẽ có chuyển biến tích cực trong thời gian tới khi tái cơ cấu lại toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, có cơ chế xử lý hạng mục công việc đang dở dang, dự án sẽ có những bước chuyển mình và có thể hoàn toàn tự chủ về tài chính.

PVN muốn chuyển giao một số dự án

Trong nội dung chia sẻ, đại diện PVN đã đề xuất một cơ chế, chính sách mong được tiếp tục tháo gỡ khó khăn. Theo đó, đối với Nhà máy lọc dầu Dung Quất, phía PVN muốn những hạng mục công việc nào đã hoàn thành, đưa vào chuỗi sản xuất dây chuyền của nhà máy thì sẽ được tính toán khấu hao thể hiện trong báo cáo tài chính.

“Còn đối với hạng mục nào đầu tư quá lớn, thực ra trước đây PVN nhận về không có nhu cầu sử dụng, sẽ phải chuyển giao hoặc xử lý về mặt tài chính mới có thể xử lý dứt điểm được”, ông Dũng đề xuất.

Đối với Nhà máy Nhiên liệu Dung Quất, PVN đang có kế hoạch, có thể bán, chuyển nhượng hoặc chuyển giao cho ngân hàng vì đây không phải là lĩnh vực chính của PVN.

Còn các dự án Bình Phước, Nhiên liệu Sinh học Phú Thọ, PVN không có quyền hoặc không thể tham gia trong việc tái cơ cấu hoặc xử lý triệt để các dự án này. “Thực chất, PVN chỉ có 2 dự án, đóng tàu Dung Quất và Nhiên liệu sinh học miền Trung”, ông Dũng nhấn mạnh.

Xem thêm: 5 trong số 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ của ngành công thương khởi sắc

5 trong số 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ của ngành công thương khởi sắc

Thứ 3, 05/04/2022 | 11:31
12 dự án yếu kém ngành công thương tồn tại rất lâu, có dự án từ năm 2005-2009. Sau khi được xử lý, đã có 5 dự án khắc phục thua lỗ, thậm chí có lãi.

Bộ trưởng Công Thương: Dù thiếu than nhưng sẽ không thiếu điện

Thứ 6, 01/04/2022 | 20:22
Dù thiếu than cho các nhà máy nhiệt điện, nhưng nhờ huy động được các nguồn năng lượng tái tạo, cho nên, năm 2022 không thiếu điện để phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

PVN mong muốn được đầu tư cho thăm dò dầu khí “một cách xứng đáng”

Thứ 6, 25/03/2022 | 06:30
Theo Chủ tịch PVN Hoàng Quốc Vượng, khó khăn lớn nhất mà PVN gặp phải là do chính sách cho tổ chức DNNN cồng kềnh, phức tạp, nhiều luật hiện hành không còn phù hợp.

Nguồn tiền cho Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 không thiếu

Chủ nhật, 26/12/2021 | 17:59
Qua cuộc kiểm tra lần 3, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu đẩy nhanh tiến độ để hòa lưới điện tổ máy 1 của Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 vào ngày 30/4/2022.
Cùng tác giả

Chính phủ đặt mục tiêu Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD vào năm 2030

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:46
Theo Nghị quyết Chính phủ mới ban hành, phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD thế giới và 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á.

Samsung sẽ đầu tư thêm 1 tỷ USD mỗi năm tại Việt Nam

Thứ 5, 09/05/2024 | 20:05
Mong muốn và tin tưởng Việt Nam sẽ liên tục cải thiện môi trường kinh doanh, phía Samsung cho biết sẽ đầu tư thêm khoảng 1 tỷ USD mỗi năm thời gian tới.

Trình Chính phủ ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp trước 15/5

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:11
Bộ Công Thương được giao trình Chính phủ Nghị định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn trước 15/5.

Thủ tướng chỉ rõ 12 "từ khóa" trong phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng

Thứ 5, 09/05/2024 | 14:50
12 chữ mang tính chất "từ khóa" trong phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng được Thủ tướng chỉ rõ là truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững.

Thu ngân sách vùng Đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước

Thứ 5, 09/05/2024 | 14:25
Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Đồng bằng sông Hồng ước đạt hơn 720.000 tỷ đồng, đứng đầu cả nước trong năm 2023.
Cùng chuyên mục

Những giá trị bất ngờ từ sản xuất cà phê bền vững

Thứ 6, 10/05/2024 | 22:23
Nhờ việc liên kết, sản xuất bền vững đã giúp nhiều nông dân trồng cà phê thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Sản lượng, chất lượng cà phê cũng được nâng cao.

Bình Thuận đạt chỉ số năng lực cạnh tranh cao nhất trong 15 năm trở lại

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:00
Trong bảng xếp hạng PCI 2023, tỉnh Bình Thuận đứng thứ 18/63 tỉnh, thành phố, tăng 24 bậc, đạt 68,06 điểm, tăng 3,67 điểm so với năm 2022.

Chính phủ đặt mục tiêu Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD vào năm 2030

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:46
Theo Nghị quyết Chính phủ mới ban hành, phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD thế giới và 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á.

Nhiều điểm mới trong quy hoạch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2030

Thứ 5, 09/05/2024 | 19:00
Tỉnh Lâm Đồng có 7 mục tiêu phát triển để trở thành điểm đáng đến, đáng sống, khẳng định vị thế và vai trò đối với vùng Tây Nguyên từ nay đến năm 2030.

Vĩnh Phúc là địa phương doanh nghiệp FDI lạc quan nhất trong năm 2023

Thứ 5, 09/05/2024 | 16:08
Năm 2023, mức độ lạc quan của doanh nghiệp FDI ở Việt Nam bị giảm sút do những biến động trong bối cảnh thế giới cộng hưởng với các lực thị trường giảm sút.
     
Nổi bật trong ngày

Tại sao vàng SJC vẫn tăng như vũ bão dù đã có các phiên đấu thầu?

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:45
Giá vàng miếng SJC tăng như vũ bão, lên 92 triệu đồng/lượng. Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp trước mắt, về lâu dài, cần sửa đổi Nghị định 24.

Bình Thuận đạt chỉ số năng lực cạnh tranh cao nhất trong 15 năm trở lại

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:00
Trong bảng xếp hạng PCI 2023, tỉnh Bình Thuận đứng thứ 18/63 tỉnh, thành phố, tăng 24 bậc, đạt 68,06 điểm, tăng 3,67 điểm so với năm 2022.

Lần đầu tiên 15 tấn củ sen của Đồng Tháp được xuất khẩu sang Nhật Bản

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:30
Đồng Tháp vừa xuất khẩu 15 tấn củ sen đầu tiên vào thị trường Nhật Bản, đánh dấu mốc đưa sản phẩm sen thâm nhập vào một trong những thị trường khó tính của thế giới.

Giá vàng 10/5: Vàng SJC tăng kỷ lục, lên ngưỡng 90,5 triệu đồng/lượng

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:40
Sáng 10/5, giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh, trong đó thương hiệu SJC vọt lên ngưỡng 90,5 triệu đồng/lượng, cao nhất từ trước đến nay.

Chính phủ đặt mục tiêu Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD vào năm 2030

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:46
Theo Nghị quyết Chính phủ mới ban hành, phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD thế giới và 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á.