Từng bước phục hồi mực nước sông Hồng

Trần Thị Tú Anh
Thứ 2, 13/02/2023 | 14:42
0
Mục tiêu đến năm 2050, bước đầu kiểm soát được cao độ đáy sông vùng đồng bằng, duy trì mực nước trên sông Hồng, sông Đuống, sông Cầu trong mùa cạn.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 50 phê duyệt Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hồng - Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu tổng quát nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước trên lưu vực sông, tích trữ, điều hòa, phân bổ tài nguyên nước một cách công bằng, hợp lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả gắn với bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên nước nhằm đáp ứng nhu cầu nước cho dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường; bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước và tác hại do nước gây ra, có lộ trình phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, đáp ứng yêu cầu quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Từng bước đảm bảo số lượng, chất lượng

Đến năm 2030 tích trữ, điều hòa, phân bổ nguồn nước bảo đảm hài hòa lợi ích cho các địa phương, các đối tượng sử dụng nước trong vùng, giữa vùng trung du miền núi phía Bắc với vùng đồng bằng sông Hồng, khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả nhằm nâng cao giá trị kinh tế của nước. 

Từng bước phục hồi mực nước sông Hồng, nguồn nước mặt bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nghiêm trọng, ưu tiên đối với các khu vực trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội; phục hồi mực nước dưới đất tại các khu vực bị suy giảm quá mức. Bảo đảm an ninh nguồn nước, thích ứng với biến đổi khí hậu và phù hợp với các điều ước quốc tế liên quan đến tài nguyên nước mà Việt Nam đã tham gia.

Kinh tế vĩ mô - Từng bước phục hồi mực nước sông Hồng

Phấn đấu 100% các vị trí duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông được giám sát, có lộ trình giám sát tự động, trực tuyến phù hợp.

Bảo vệ nguồn nước mặt, nước dưới đất, từng bước bảo đảm số lượng, chất lượng nước đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm lưu thông dòng chảy, phòng, chống sạt lở bờ, bãi sông, giảm thiểu tác hại do nước gây ra, phòng, chống sụt, lún mặt đất.

Phấn đấu đạt được một số chỉ tiêu cơ bản của quy hoạch, gồm: 100% các vị trí duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông được giám sát, có lộ trình giám sát tự động, trực tuyến phù hợp; 100% các nguồn nước liên tỉnh được công bố khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải; 100% công trình khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước được giám sát vận hành và kết nối hệ thống theo quy định. 

Bên cạnh đó, mục tiêu của quy hoạch cũng phấn đấu 100% hồ, ao có chức năng điều hòa, có giá trị cao về đa dạng sinh học, lịch sử, văn hóa không được san lấp được công bố và quản lý chặt chẽ; 70% nguồn nước thuộc đối tượng phải lập hành lang bảo vệ nguồn nước được cắm mốc hành lang bảo vệ; 50% tổng lượng nước thải tại các đô thị loại II trở lên và 20% từ các đô thị từ loại V trở lên được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ra môi trường. 

Ngoài ra, đặt mục tiêu 20% các nguồn nước quan trọng bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, đặc biệt là các đoạn sông chảy qua khu vực dân cư tập trung, các nguồn nước có vai trò quan trọng cho cấp nước sinh hoạt, các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội được cải thiện, phục hồi. 

Tăng cường bảo vệ tài nguyên nước

Tầm nhìn đến năm 2050, duy trì, phát triển tài nguyên nước, điều hòa, phân bổ nguồn nước bảo đảm an ninh nguồn nước, thích ứng với biến đổi khí hậu và phù hợp với các điều ước quốc tế, hợp tác song phương liên quan đến tài nguyên nước mà Việt Nam đã tham gia.

Tăng cường bảo vệ tài nguyên nước, bảo đảm số lượng, chất lượng nước đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và giảm thiểu tác hại do nước gây ra. Hoạt động quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước được thực hiện theo phương thức trực tuyến trên cơ sở quản trị thông minh.

Phục hồi các nguồn nước, dòng sông bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nghiêm trọng trên lưu vực sông. Bước đầu kiểm soát được cao độ đáy sông vùng đồng bằng, duy trì mực nước trên sông Hồng, sông Đuống, sông Cầu trong mùa cạn, đặc biệt là các đoạn sông chảy qua các đô thị như Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh để tạo cảnh quan ven sông.

Bổ sung và nâng cao một số chỉ tiêu của quy hoạch, quản lý tổng hợp tài nguyên nước phù hợp với giai đoạn phát triển của quốc gia, ngang bằng với các quốc gia phát triển trong khu vực; bảo đảm an ninh nguồn nước, nâng cao giá trị sử dụng nước phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới.

Nội dung và giải pháp quy hoạch

Theo đó, quy hoạch gồm các nội dung: Chức năng nguồn nước; quản lý, điều hòa, phân bổ nguồn nước góp phần bảo đảm an ninh nguồn nước cho các mục đích khai thác, sử dụng và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên lưu vực sông Hồng. 

Quản lý khai thác, sử dụng nước mặt bảo đảm dòng chảy tối thiểu trên sông; nguồn nước dự phòng cấp cho sinh hoạt tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm nguồn nước; công trình điều tiết, khai thác, sử dụng nước, phát triển tài nguyên nước; bảo vệ tài nguyên nước; Phòng, chống sạt, lở lòng, bờ, bãi sông; Phòng, chống sụt, lún mặt đất và xâm nhập mặn nước dưới đất; Giám sát tài nguyên nước, khai thác, sử dụng nước và chất lượng nước.

Kinh tế vĩ mô - Từng bước phục hồi mực nước sông Hồng (Hình 2).

Cần hoàn thiện thể chế, chính sách, các quy chuẩn về khai thác, sử dụng, tái sử dụng tài nguyên nước.

Các giải pháp thực hiện quy hoạch bao gồm: Hoàn thiện thể chế, chính sách, các quy chuẩn về khai thác, sử dụng, tái sử dụng tài nguyên nước; điều hòa, phân bổ, phát triển, bảo vệ tài nguyên nước, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, tái sử dụng nước góp phần bảo đảm an ninh nguồn nước; khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế.

Xây dựng, vận hành hệ thống thông tin, mô hình số, bộ công cụ hỗ trợ ra quyết định để đánh giá nguồn nước trên lưu vực trong điều kiện bình thường, thiếu nước nhằm hỗ trợ điều hòa, phân bổ nguồn nước trên lưu vực sông Hồng - Thái Bình. Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước liên quốc gia, liên tỉnh, ưu tiên các sông chảy qua khu đô thị, khu dân cư tập trung trên lưu vực sông Hồng - Thái Bình.

Rà soát, điều chỉnh quy trình vận hành hồ chứa trên các sông, suối thuộc lưu vực sông Hồng - Thái Bình hướng tới việc vận hành các hồ chứa theo thời gian thực, nhằm tối ưu hóa việc điều tiết nguồn nước cho các mục đích sử dụng; rà soát, điều chỉnh quy trình vận hành hệ thống thủy lợi bảo đảm tạo dòng chảy liên tục nhằm cải tạo môi trường nước phù hợp tình hình thực tế.

Nâng cao khả năng tích nước, trữ nước của các hồ chứa nước hiện có trên nguyên tắc bảo đảm an toàn; bổ sung, xây dựng mới công trình điều tiết, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước đa mục tiêu, bảo đảm cấp nước cho hạ lưu theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp xảy ra thiếu nước, phù hợp với Quy hoạch này và các quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan.

Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn, từng bước phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn bị suy thoái.

Đưa vùng đồng bằng sông Hồng thành trung tâm kinh tế, tài chính

Thứ 5, 09/02/2023 | 13:58
Tầm nhìn đến 2045, vùng đồng bằng sông Hồng với 3 cực tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh sẽ là trung tâm kinh tế, tài chính mang tầm khu vực và thế giới.

Thủ tướng khảo sát thực địa, thúc đẩy tuyến cao tốc ven biển "quan trọng chiến lược" với Đồng bằng sông Hồng

Chủ nhật, 15/01/2023 | 16:20
Sáng 15/1, trong chương trình công tác tại Nam Định, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã nghe báo cáo về quy hoạch phát triển, khảo sát thực địa một số dự án hạ tầng giao thông tại Nam Định, thúc đẩy tiến độ triển khai tuyến đường cao tốc Hải Phòng – Thái Bình – Nam Định – Ninh Bình.

Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng

Thứ 3, 19/04/2022 | 19:49
Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng được quy định bao gồm không gian của 11 địa phương dựa trên 5 phương pháp tiếp cận.
Cùng tác giả

Một cổ phiếu nhà Vingroup trở thành đầu tàu dẫn dắt thị trường

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:39
Mã VIC dẫn đầu đà tăng của thị trường khi đóng góp 2,3 điểm vào chỉ số sau buổi họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 với nhiều thông tin tích cực

Sở hữu gần 1.600 nhà thuốc, doanh thu chuỗi Long Châu tăng 68%

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:05
Đến hết quý I/2024, FPT Long Châu có tổng cộng 1.587 nhà thuốc, mở mới 90 cơ sở từ đầu năm. Doanh thu trung bình của mỗi nhà thuốc đang ở mức 1,2 tỷ đồng/tháng.

Hệ thống KRX chưa thể vận hành vào ngày 2/5

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:16
Theo UBCKNN, hiện chưa có biên bản nghiệm thu tổng thể giữa chủ đầu tư, nhà thầu và các đơn vị thụ hưởng nên KRX chưa thể vận hành chính thức vào ngày 2/5/2024.

Lăng kính chứng khoán 26/4: Ưu tiên cơ cấu các cổ phiếu vị thế yếu

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:00
VN-Index sẽ rung lắc trong thời gian tới khi gặp kháng cự gần nhất ở 1.211 điểm. Nhà đầu tư nên ưu tiên cơ cấu các cổ phiếu vị thế yếu cũng như ưu tiên bảo toàn vốn.

Chứng khoán SSI đặt kế hoạch lãi kỷ lục, tăng vốn sát 20.000 tỷ đồng

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:46
Trên cơ sở chủ động đề ra chiến lược và cân nhắc với điều kiện khách quan của thị trường, Chứng khoán SSI đặt mục tiêu đem về 3.398 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.
Cùng chuyên mục

Tổng nhu cầu vốn đầu tư của EVN đến năm 2025 là 479.000 tỷ đồng

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:16
Giai đoạn 2021-2025, tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn EVN là 479.000 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư thuần là 278.215 tỷ đồng, trả nợ gốc và lãi vay là 199.330 tỷ đồng.

Ưu tiên đầu tư hạ tầng để phát triển kinh tế cửa khẩu của Điện Biên

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:00
Nếu được đầu tư đúng mức và hiệu quả, kinh tế cửa khẩu có thể phát triển thành động lực của hành lang biên giới, hạt nhân của hợp tác giữa Việt Nam với các nước.

Giá lúa gạo xu hướng tăng: Liên kết chuỗi giá trị, kỳ vọng bứt phá

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:31
Triển khai nhiều giải pháp, các Bộ ngành sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo với mục tiêu lớn về kim ngạch xuất khẩu.

Đồng Nai: Triển khai 30 ngày đêm giải phóng mặt bằng dự án trọng điểm

Thứ 6, 26/04/2024 | 22:49
Tỉnh Đồng Nai phấn đấu thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trong 30 ngày đêm, đối với 3 dự án trọng điểm của tỉnh.

Xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:47
Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.
     
Nổi bật trong ngày

Siêu thị khuyến mãi rầm rộ hút khách mua sắm dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:31
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày được các nhà bán lẻ kỳ vọng là cơ hội lớn để kích cầu, tăng doanh thu.

Giá vàng 28/4: Vàng thế giới ghi nhận 1 tuần giảm

Chủ nhật, 28/04/2024 | 09:00
Giá vàng thế giới cuối tuần ở mức 2.338,4 USD/ounce, ghi nhận một tuần giảm gần 54 USD. Giá vàng trong nước chốt tuần ở mức cao trước kỳ nghỉ lễ.