Quyền Tổng thống Sri Lanka ra 2 quyết định sau khi tuyên thệ nhậm chức

Quyền Tổng thống Sri Lanka ra 2 quyết định sau khi tuyên thệ nhậm chức

Thứ 7, 16/07/2022 | 10:27
0
Ông Wickremesinghe, quyền Tổng thống Sri Lanka, đã ra một số quyết định, bao gồm cấm sử dụng từ “Ngài” để giới thiệu Tổng thống và bãi bỏ lá cờ của Tổng thống.

Sau khi chính thức trở thành Tổng thống lâm thời của Sri Lanka, thay ông Gotabaya Rajapaksa – người đã tháo chạy ra nước ngoài và từ chức, ông Ranil Wickremesinghe hôm 15/7 đã đưa ra 2 quyết định.

Các cuộc biểu tình trên khắp đảo quốc Nam Á tiếp tục diễn ra liên quan đến cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất của đất nước khiến người dân thiếu thốn các mặt hàng thiết yếu như nhiên liệu, điện và thuốc men.

Ngay sau khi đảm nhiệm vai trò quyền Tổng thống, ông Wickremesinghe đã nghiêm cấm việc sử dụng từ “Ngài” (His Excellency) để giới thiệu Tổng thống. Ông cũng bãi bỏ cờ Tổng thống. Lá cờ này là mang dấu ấn cá nhân đối với mỗi Tổng thống Sri Lanka, vì vậy thiết kế sẽ thay đổi khi một Tổng thống mới nhậm chức.

"Với tư cách là quyền Tổng thống, tôi sẽ đưa ra 2 quyết định: Việc sử dụng từ "Ngài" để giới thiệu Tổng thống chính thức bị cấm. Cũng như lá cờ của Tổng thống sẽ bị bãi bỏ", ông Wickremesinghe tuyên bố.

Tháng trước ông Wickremesinghe được bổ nhiệm làm Thủ tướng Sri Lanka thay cho ông Mahinda Rajapaksa trong bối cảnh công chúng sục sôi giận dữ cáo buộc gia tộc Rajapaksa phải chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng có tiền lệ mà đảo quốc này phải đối mặt.

Sau khi ông Gotabaya Rajapaksa chính thức từ chức Tổng thống, theo hiến pháp Sri Lanka, Thủ tướng được bổ nhiệm làm quyền Tổng thống, lãnh đạo đất nước cho đến khi quốc hội bầu ra nhà lãnh đạo mới.

Thế giới - Quyền Tổng thống Sri Lanka ra 2 quyết định sau khi tuyên thệ nhậm chức

Một người đàn ông quét cầu thang bên trong dinh thự Tổng thống ở Colombo, Sri Lanka ngày 14/7/2022, sau khi ông Gotabaya Rajapaksa bỏ trốn khỏi đất nước. Ảnh: The Peninsula

Ông Wickremesinghe, hiện giữ chức Tổng thống tạm quyền của Sri Lanka, cũng chỉ định một ủy ban đặc biệt, bao gồm tham mưu trưởng quân đội, tổng thanh tra cảnh sát, và tư lệnh của 3 lực lượng vũ trang, và cho phép họ hoàn toàn tự do hành động pháp lý mà không có bất kỳ sự can thiệp chính trị nào, hãng thông tấn ANI News đưa tin.

Động thái này diễn ra khi hàng trăm nghìn người biểu tình đã xông vào các tòa nhà chính phủ ở thủ đô Colombo, đổ lỗi cho gia tộc Rajapaksa và các đồng minh về tình trạng lạm phát leo thang, thiếu hụt hàng hóa thiết yếu và tham nhũng mà Sri Lanka đang phải đối mặt. Các cuộc biểu tình đã kéo dài nhiều tháng khi tình trạng thiếu nguồn cung các mặt hàng thiết yếu tiếp tục diễn ra.

Trong một cảnh báo rõ ràng với những người biểu tình, quyền Tổng thống Sri Lanka Wickremesinghe nói: "Chúng ta phải tạo điều kiện cho các nghị sĩ để họ có thể bày tỏ ý kiến của mình một cách độc lập. Họ sẽ được cung cấp sự bảo vệ đầy đủ. Chúng tôi sẽ không cho phép bất kỳ nhóm nào phá hoại nền dân chủ trong Nghị viện".

Sri Lanka, đảo quốc Nam Á với 22 triệu dân, đang chịu sức ép từ cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng có tiền lệ, tồi tệ nhất trong 7 thập kỷ qua, khiến hàng triệu người phải vật lộn để mua thực phẩm, thuốc men, nhiên liệu và các nhu yếu phẩm khác.

Ông Wickremesinghe – người cũng đã bị kêu gọi từ chức Thủ tướng nhưng nay đang đảm nhận vị trí Tổng thống lâm thời của Sri Lanka theo hiến pháp – đã ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc.

Thế giới - Quyền Tổng thống Sri Lanka ra 2 quyết định sau khi tuyên thệ nhậm chức (Hình 2).

Những người biểu tình ở Colombo hò reo sau khi nghe tin ông Gotabaya Rajapaksa từ chức, ngày 14/7/2022. Ảnh: Bloomberg

Minh Đức (Theo Hindustan Times)

Người dân Sri Lanka ăn mừng sau khi Tổng thống Rajapaksa từ chức

Thứ 6, 15/07/2022 | 14:07
IMF cho rằng Sri Lanka cần sớm có lãnh đạo mới để các cuộc đàm phán về hỗ trợ cho vay được nối lại.

Sri Lanka bỏ giới nghiêm, vẫn đợi đơn từ chức của Tổng thống Rajapaksa

Thứ 5, 14/07/2022 | 12:37
Người dân Sri Lanka vẫn đang đợi tuyên bố từ chức của Tổng thống Gotabaya Rajapaksa sau khi ông này tháo chạy đến Maldives.

Sri Lanka ban bố tình trạng khẩn cấp, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Thứ 4, 13/07/2022 | 16:32
Nếu đảo quốc Nam Á muốn ổn định kinh tế, trước tiên họ phải đạt được ổn định về chính trị.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.
     
Nổi bật trong ngày

Lời chia buồn

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:14
Ban Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật - Tạp chí Điện tử Người Đưa Tin cùng tập thể cán bộ, Phóng viên, Biên tập viên xin gửi lời chia buồn tới bà Nguyễn Diệu Hương Ly – Nhân viên  Ban Trị sự.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.