"Sản xuất rất nhiều nhưng thất thoát và lãng phí lên đến hơn 25%"

Nguyễn Minh Uyên
Thứ 6, 10/09/2021 | 16:08
0
Đó là nhận định từ đại diện viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam tại Hội thảo Khoa học Quốc gia diễn ra trực tuyến vào sáng 10/9.

Đại dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, đang và sẽ tiếp tục gây ra ảnh hưởng nặng nề đối với các nền kinh tế toàn cầu, trong ngắn hạn và dài hạn, ở tất cả mọi lĩnh vực, bao gồm cả sản xuất nông nghiệp. Ảnh hưởng kép của biến đổi khí hậu và dịch bệnh đã gây nhiều tác động tiêu cực đối với sản xuất nông nghiệp, đòi hỏi ngành phải có những điều chỉnh phù hợp với các điều kiện kinh tế, xã hội, sinh thái của từng quốc gia và địa phương. 

Với chủ đề "Phát triển chuỗi giá trị nông sản hướng tới nông nghiệp bền vững trong bối cảnh hội nhập tại Đông Nam Á", Hội thảo đã ghi nhận tham luận của đại diện bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, bộ Công Thương và nhiều chuyên gia Kinh tế.

Đánh giá bền vững cần được nhìn trên tổng thể của nhiều kết quả

Theo PGS.TS Đào Thế Anh - Phó Giám Đốc viện Khoa học Nông Nghiệp Việt Nam (bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn) để hệ thống lương thực thực phẩm đạt được bền vững phải nhìn trên tổng hợp của bốn kết quả: Tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của con người; An ninh lương thực thực phẩm; Phúc lợi và kinh tế xã hội; cuối cùng là vấn đề Môi trường.

Rõ ràng, hệ thống sản xuất nông nghiệp và hệ thống phân phối thực phẩm phải gắn liền với các chỉ tiêu phát triển về xã hội. Để đạt được kết quả trên, hướng tới phát triển bền vững cần nhìn lại thực trạng của hệ thống lương thực thực phẩm Việt Nam trong quá trình hội nhập và trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra.

Kinh tế vĩ mô - 'Sản xuất rất nhiều nhưng thất thoát và lãng phí lên đến hơn 25%'

PGS.TS Đào Thế Anh

Ông Thế Anh liệt kê những thành tựu của ngành nông nghiệp trong thời gian qua như: nhiệm vụ về vấn đề an ninh lương thực, gia tăng sản lượng và tỷ lệ xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế, tạo việc làm, đóng góp tới 14,6% GDP...

"Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề tồn tại, yếu tố thiếu bền vững, mặc dù sản xuất rất nhiều nhưng thất thoát và lãng phí lương thực thực phẩm theo ước tính lên đến hơn 25% và phát thải khí nhà kính xấp xỉ 30% từ nông nghiệp, đó là tỷ lệ tương đối cao. Dễ gây ra sự đứt gãy giá trị, đứt gãy chuỗi cung ứng, đặc biệt trong  Covid như hiện nay”, PGS.TS Đào Thế Anh nhận định.

Một vấn đề khác cũng được nêu ra bàn luận trong Hội thảo đó là tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của dân số cũng chưa đảm bảo yêu cầu, tỷ lệ béo phì ở Thành phố lớn tăng cao, trong khi đó tình trạng suy dinh dưỡng vẫn đang diễn ra ở vùng núi, vùng sâu vùng xa. Hậu quả của suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng và thừa cân tạo ra gánh nặng gấp ba lần với ngành lương thực thực phẩm.

Ông Thế Anh đưa ra dẫn chứng: “Các vùng sản xuất và xuất khẩu nông sản rất nhiều như Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Cửu Long thì lại có tỷ lệ suy dinh dưỡng rất cao, điều đó có nghĩa là không phải giá trị gia tăng hoặc sản lượng nông sản cao thì chúng ta sẽ giải quyết được vấn đề về tính bền vững của hệ thống lương thực thực phẩm”.

Giải pháp đề ra có thể cân nhắc

Xây dựng ý kiến tại Phiên Thảo luận của Hội thảo, TS. Nguyễn Tùng Lâm - Phó Viện trưởng phụ trách viện Năng suất Việt Nam, thuộc Tổng cục Đo lường Chất lượng, ông cho biết: “Hiện tại, Viện đã triển khai một vài thí điểm tại 20 tỉnh, xây dựng giải pháp bền vững cho chuỗi cung ứng lương thực thực phẩm, có tên Năng suất xanh. Đây là mô hình tổng thể tóm tắt từ tổ chức Năng suất châu Á, nhằm thực hiện giải pháp tăng năng suất, đồng thời giảm áp lực nặng nề tới môi trường.”

Kinh tế vĩ mô - 'Sản xuất rất nhiều nhưng thất thoát và lãng phí lên đến hơn 25%' (Hình 2).

TS. Nguyễn Tùng Lâm trình bày ý kiến tại Hội thảo

Về mô hình trên, được xây dựng dưới dạng nhóm năng suất xanh từ chính các thành viên trong cộng đồng sản xuất, không phải giới thiệu một giải pháp cứng, áp dụng cho mọi nơi mà tập trung đa dạng hoá giải pháp. Điều đó tùy thuộc theo điều kiện ở mỗi cộng đồng, bản thân người tham gia hoạt động sản xuất tại cộng đồng phát hiện, từ đó đề xuất kết hợp với nhà khoa học, cũng như các bên công nghệ, kỹ thuật để tiến hành.

Về cách tiếp cận, mô hình hướng tới các khía cạnh đảm bảo về: khâu đánh giá vòng đời sản phẩm, thiết kế thân thiện môi trường, mua hàng xanh và quản lý chuỗi cung ứng.

Kinh tế vĩ mô - 'Sản xuất rất nhiều nhưng thất thoát và lãng phí lên đến hơn 25%' (Hình 3).

Mô hình Năng suất xanh được TS. Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ

Ông Lâm trao đổi thêm: “Trong bối cảnh hiện nay, chuyển đổi số cũng là một trong những hướng tiếp cận mà chúng ta cần nghiên cứu, minh bạch hoá sản phẩm bằng ứng dụng truy xuất nguồn gốc, kết nối trực tiếp nhà sản xuất với người tiêu dùng, đảm bảo chuỗi sản xuất, đáp ứng rào cản trong quá trình hội nhập quốc tế”.

Đề cập đến giải pháp cho vấn đề về dinh dưỡng, PGS.TS Đào Thế Anh cũng cho rằng: “Giải pháp chuyển sang nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, tập trung tăng chất lượng lương thực thực phẩm, sẽ giải quyết vấn đề dinh dưỡng. Hơn nữa, hiện tại chúng ta vẫn còn những tách bạch các bên về dinh dưỡng, nông nghiệp, thực phẩm nên thiếu đi sự hợp tác cùng phát triển và đưa ra giải pháp khả thi”.

Để hướng tới bền vững về môi trường, ông nhận định vấn đề cần được giải quyết đầu tiên là hao hụt sau thu hoạch, tập trung nhiều vào khâu sản xuất, nếu mục tiêu để tăng năng suất lên 10% thì cần đầu tư rất nhiều nguồn lực khác nhau, gây nên các tác nhân ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên mức ứng dụng công nghệ bảo quản và công nghiệp chế biến sau thu hoạch còn nhiều yếu kém, gây nên thất thoát hơn 20% sau thu hoạch, không đảm bảo năng suất, vì vậy vấn đề lãng phí cần phải điều chỉnh ngay.

Cách nào cải thiện khả năng chống chịu của hệ thống lương thực Việt Nam?

Thứ 6, 10/09/2021 | 12:17
Dịch Covid-19 cho thấy các lĩnh vực y tế, thực phẩm, nông nghiệp... gắn bó chặt chẽ với nhau và dễ bị tổn thương.

Phục hồi, phát triển bền vững kinh tế nông nghiệp sau dịch Covid-19

Thứ 7, 17/10/2020 | 20:22
Tại hội thảo, Ban tổ chức đã giải đáp và thảo luận những giải pháp để tháo gỡ khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, trong bối cảnh sau dịch bệnh Covid-19.

Biến đối khí hậu làm giảm năng suất lúa hè thu ở Việt Nam

Thứ 3, 31/10/2017 | 10:12
Cụ thể, là sự suy giảm tiềm năng năng suất lúa hè thu do thay đổi khí hậu đến năm 2030 là 9,15%,giảm 8,4% sản lượng so với năm 2008.
Cùng tác giả

Blockchain là một trong những "then chốt" của chuyển đổi số

Thứ 5, 28/07/2022 | 19:56
Blockchain được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như đô thị thông minh, công nghệ tài chính, kinh tế chia sẻ, chuỗi cung ứng, dịch vụ công....

[Info]10 startup Việt được rót vốn nghìn tỷ nửa đầu năm 2022

Thứ 4, 27/07/2022 | 14:03
Vốn đầu tư mạo hiểm cho các startup Việt Nam năm 2021 đạt mức cao kỷ lục với tổng số tiền đầu tư 1,4 tỷ USD. Nửa đầu năm 2022 cũng đang cho thấy tín hiệu khả quan.

Hà Nội có lợi thế trong tăng tốc số hoá dịch vụ thanh toán

Thứ 2, 25/07/2022 | 14:02
Theo EVNHANOI, tỉ lệ khách hàng giao dịch, thanh toán theo phương thức điện tử của Thủ đô đã đạt trên 98%.

Clip: Chiêm ngưỡng mô phỏng không gian văn hoá Nhật tại sông Tô Lịch

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Đề xuất Dự án cải tạo sông Tô Lịch thành Công viên Lịch sử - Văn hoá - Tâm linh của Tập đoàn JVE thời gian qua đã nhận được nhiều phản hồi.

Việt Nam có thể học hỏi gì từ "điểm sáng" của Abenomics?

Chủ nhật, 17/07/2022 | 19:42
Trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với tình trạng tốc độ già hoá dân số nhanh, một trong những mũi tên chính của Abenomics có thể đem lại bài học quý báu.
Cùng chuyên mục

Trình Quốc hội xem xét giảm tiếp 2% thuế GTGT trong 6 tháng cuối năm

Thứ 5, 02/05/2024 | 16:20
Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế GTGT 6 tháng cuối năm 2024.

Gắn trách nhiệm của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế xanh

Thứ 4, 01/05/2024 | 15:06
Bảo vệ môi trường, phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn bền vững có nhiều chủ thể, trong đó doanh nghiệp là một trong những chủ thể quan trọng nhất.

Bộ Công Thương: Bán điện mặt trời mái nhà dư thừa sẽ “vỡ quy hoạch”

Thứ 3, 30/04/2024 | 21:40
Bộ Công Thương đánh giá, nếu người dân được bán điện mặt trời mái nhà dư thừa thì sẽ xảy ra tình huống vỡ quy hoạch điện quốc gia, khó kiểm soát hệ thống lưới điện.

Đồng Nai: Chạy đua tiến độ xuyên lễ trên công trường cầu Nhơn Trạch

Thứ 3, 30/04/2024 | 19:15
Dự án thi công cầu Nhơn Trạch nối liền tỉnh Đồng Nai và Tp.HCM có tổng chiều dài 2,6km, đường dẫn 2 đầu cầu dài 5,6km với 500 kỹ sư, công nhân thi công xuyên lễ.

Phát triển bền vững là con đường độc đạo doanh nghiệp phải đi

Thứ 3, 30/04/2024 | 14:50
Theo ĐBQH, phát triển bền vững là vấn đề sống còn của nền kinh tế, đầu tư cho phát triển bền vững, thân thiện với môi trường chính là cơ hội mới cho doanh nghiệp.
     
Nổi bật trong ngày

4 tháng đầu năm, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Thứ 6, 03/05/2024 | 07:00
Trong 4 tháng đầu năm 2024, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 34,1 tỷ USD.

Tp.HCM: Doanh thu du lịch dịp lễ 30/4 và 1/5 ước đạt 3.235 tỷ đồng

Thứ 5, 02/05/2024 | 05:56
Ngày 30/4, Sở Du lịch Tp.HCM cho biết doanh thu dịp lễ 30/4 - 1/5 của ngành du lịch thành phố ước đạt 3.235 tỷ đồng, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Giá vàng 2/5: Vàng SJC giảm về 84,7 triệu đồng/lượng

Thứ 5, 02/05/2024 | 10:17
Sáng 2/5, giá kim loại quý trong nước đồng loạt giảm từ 200 - 600 ngàn đồng/lượng, ngay sau kỳ nghỉ lễ dài ngày kết thúc.

Trình Quốc hội xem xét giảm tiếp 2% thuế GTGT trong 6 tháng cuối năm

Thứ 5, 02/05/2024 | 16:20
Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế GTGT 6 tháng cuối năm 2024.