Sau sự kiện phóng MicroDragon, Việt Nam đứng top đầu ASEAN về công nghệ vũ trụ

Sau sự kiện phóng MicroDragon, Việt Nam đứng top đầu ASEAN về công nghệ vũ trụ

Thứ 5, 24/01/2019 | 13:00
0
Với việc phóng thành công vệ tinh MicroDragon lên vũ trụ sáng 18/1/2019, Việt Nam đang đứng trong top đầu ASEAN về công nghệ vệ tinh. Nếu thực hiện đúng lộ trình Dự án Trung tâm Vũ trụ, Việt Nam có thể vươn lên đứng đầu khu vực.

Ngày 18/1, vệ tinh MicroDragon đã được tên lửa Epsilon số 4 của Nhật Bản phóng vào quỹ đạo, bắt đầu làm việc trong không gian. Đây là sự kiện lớn, thể hiện bước ngoặt quan trọng của ngành khoa học vũ trụ Việt Nam.

Chia sẻ về sự kiện phóng vệ tinh MicroDragon, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy nói, sự kiện cho thấy, khi chúng ta hợp tác với các quốc gia hàng đầu thế giới về công nghệ vũ trụ, chúng ta có thể học hỏi, từng bước làm chủ để tiến tới tự phát triển vệ tinh cỡ nhỏ cho riêng mình.

GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, Chủ tịch Hội Hàng không Vũ trụ Việt Nam đánh giá, việc thiết kế chế tạo thành công MicroDragon là một bước tiến quan trọng trong việc tiến tới làm chủ công nghệ vệ tinh.

Cuộc sống số - Sau sự kiện phóng MicroDragon, Việt Nam đứng top đầu ASEAN về công nghệ vũ trụ

Những kỹ sư Việt Nam chế tạo vệ tinh MicroDragon.

PGS.TS Phạm Anh Tuấn, Tổng giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam nhận định, công nghệ vũ trụ là biểu tượng sức mạnh công nghệ cao của mỗi quốc gia. Cuộc chạy đua vươn lên bầu trời là nơi các quốc gia thể hiện sức mạnh công nghệ, tiềm lực quốc gia của mình. Vì thế, việc phát triển công nghệ vũ trụ mà trước tiên là làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo vệ tinh hết sức quan trọng. Hiện nay, mỗi quốc gia có cách tiếp cận công nghệ vũ trụ khác nhau, có nước tập trung vào việc mua ảnh dữ liệu vệ tinh của các nước khác, có quốc gia từng bước làm chủ công nghệ vũ trụ. Việt Nam tiếp cận theo hướng thứ 2, giống như cách tiếp cận của Singapore, Malaysia hay Indonesia dù đây là hướng đi đòi hỏi thời gian, sự đầu tư và nhiều thử thách.

Ở nước ta, việc làm chủ công nghệ vệ tinh còn có ý nghĩa thực tiễn quan trọng bởi Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu. Hằng năm, Việt Nam đối mặt với nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất. Ước tính thiên tai có thể gây thiệt hại 1,5% GDP, tương đương khoảng 3,2 tỷ USD mỗi năm. Theo báo cáo của NASA, việc sử dụng dữ liệu vệ tinh có thể giảm tới 5% – 10 %  tổng thiệt hại do thiên tai gây ra (khoảng 0,05% GDP). Việc làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo, vận hành vệ tinh sẽ giúp Việt Nam chủ động nguồn ảnh, không phụ thuộc vào nước ngoài, nhất là trong các tình huống cấp bách khi thiên tai, thảm họa xảy đến.

Để làm chủ công nghệ vệ tinh, Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đã đặt ra một lộ trình. Theo đó, Việt Nam từng bước làm chủ công nghệ vệ tinh thông qua việc thiết kế, chế tạo từ vệ tinh siêu nhỏ, vệ tinh nhỏ đến những vệ tinh sử dụng công nghệ tiên tiến nhất là công nghệ radar (LOTUSat-1 và LOTUSat-2). Cụ thể, năm 2013, vệ tinh siêu nhỏ PicoDragon (1kg) do Trung tâm Vũ trụ Việt Nam nghiên cứu, chế tạo được phóng và hoạt động tương đối ổn định 3 tháng trên vũ trụ. Cũng trong năm 2013, các kỹ sư Việt Nam bắt tay vào thiết kế, chế tạo vệ tinh MicroDragon có khối lượng 50kg, hợp phần của dự án đào tạo 36 thạc sỹ hàng không vũ trụ Việt Nam ở Nhật Bản. Một vệ tinh khác là NanoDragon (khối lượng 10kg) cũng đang được Trung tâm Vũ trụ Việt Nam nghiên cứu, phát triển, dự kiến phóng lên vũ trụ vào năm 2020.

Cuộc sống số - Sau sự kiện phóng MicroDragon, Việt Nam đứng top đầu ASEAN về công nghệ vũ trụ (Hình 2).

Vị trí vệ tinh MicroDragon khi thực hiện chụp ảnh thử nghiệm lần đầu tiên ở độ cao khoảng 512km trên bầu trời nước Mỹ.

Sau PicoDragon, MicroDragon, NanoDragon, những vệ tinh mang tính đào tạo, Việt Nam sẽ tiến tới chế tạo vệ tinh có giá trị cao là LOTUSat-1 và LOTUSat-2. Hai vệ tinh này có khối lượng 570kg, sử dụng công nghệ radar mới nhất với nhiều ưu điểm như phát hiện các vật thể có kích thước từ 1m trên mặt đất, khả năng quan sát cả ngày lẫn đêm trong mọi điều kiện thời tiết khí hậu. Theo PGS.TS Phạm Anh Tuấn, LOTUSat-1 sẽ do Nhật Bản chế tạo với sự tham gia của các kỹ sư Việt Nam. Đến LOTUSat-2, việc thiết kế, chế tạo sẽ diễn ra ở Việt Nam, do đội ngũ người Việt thực hiện, đánh dấu bước ngoặt trong khả năng làm chủ công nghệ vũ trụ của người Việt. Sau LOTUSat-2, Việt Nam có thể vươn lên đứng đầu ASEAN về công nghệ vệ tinh.

Theo Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến 2020 do Chính phủ phê duyệt đề ra mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam làm chủ công nghệ chế tạo các trạm mặt đất, làm chủ công nghệ vệ tinh nhỏ, tự thiết kế và chế tạo vệ tinh nhỏ quan sát Trái đất; làm chủ công nghệ và kỹ thuật tên lửa; đào tạo đội ngũ cán bộ trình độ cao, đáp ứng nhu cầu ứng dụng và phát triển công nghệ vũ trụ.

Trải qua chặng đường đầu tiên, Việt Nam đang ở Top 4 nước ASEAN về công nghệ vệ tinh, chỉ sau Singapore, Malaysia và Indonesia. Theo PGS Phạm Anh Tuấn, Việt Nam không thua những quốc gia này về công nghệ và trình độ nhân lực song hạ tầng của ta chưa sánh bằng. Hiện nay toàn bộ quá trình tích hợp, thử nghiệm vệ tinh vẫn phụ thuộc vào nước ngoài. Việc lưu trữ và xử lý dữ liệu ảnh cũng còn hạn chế. “Nếu được đầu tư hạ tầng đầy đủ, việc đào tạo cán bộ trong tương lai có thể thực hiện ngay ở Việt Nam”, ông Tuấn chia sẻ.

Chiều 21/1/2019, tại Trụ sở Chính phủ, Thường trực Chính phủ dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có buổi gặp mặt, biểu dương các kỹ sư trẻ chế tạo vệ tinh MicroDragon của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam).

Tại đây, Thủ tướng biểu dương các kỹ sư trẻ chế tạo vệ tinh MicroDragon của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) và bày tỏ hy vọng “các bạn trẻ, lứa tuổi 30 ở đây tiếp nối tinh thần dám đương đầu với thử thách công nghệ, để góp phần làm cho hình ảnh Rồng Việt Nam bay cao trên bản đồ công nghệ vũ trụ thế giới”.

Đình Văn (Tổng hợp)

 

Chính phủ tạo mọi điều kiện cho chế tạo vệ tinh của Việt Nam

Thứ 2, 21/01/2019 | 19:09
Chiều 21/1, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc làm việc để nghe báo cáo về kết quả chế tạo và phóng vệ tinh Micro Dragon của Việt Nam thuộc dự án Phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu sử dụng vệ tinh quan sát trái đất.

Vệ tinh Micro Dragon của Việt Nam đã được phóng vào quỹ đạo

Thứ 6, 18/01/2019 | 10:51
Vào 9h50 ngày 18/1 (giờ Nhật Bản, tức 7h50 theo giờ Việt Nam), Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đã phóng vệ tinh Micro Dragon của Việt Nam vào quỹ đạo.

Sự sống vũ trụ có thể tồn tại trên "siêu Trái đất" nằm cách chúng ta 6 năm ánh sáng?

Thứ 4, 16/01/2019 | 12:00
Điều mà các nhà khoa học đang nghi vấn là liệu thực sự có nước trên hành tinh hay không, thứ được cho là rất cần thiết để duy trì sự sống.
Cùng tác giả

Ngân hàng Eximbank thông báo họp ĐHCĐ lần thứ 3, địa điểm gây bất ngờ

Thứ 6, 31/07/2020 | 14:58
Sau 2 lần tổ chức bất thành vì không đủ số lượng cổ đông tham dự theo quy định, ngân hàng Eximbank dự kiến tổ chức đại hội lần thứ 3 vào lúc 9h ngày 17/8 tại Hà Nội.

Từ 0h ngày 31/7, Bình Định tạm dừng hoạt động tất cả các quán bar, karaoke, vũ trường

Thứ 6, 31/07/2020 | 11:04
Không chỉ tạm dừng hoạt động các quán karaoke, massage, vũ trường, từ 0h ngày 31/7, tỉnh Bình Định còn cấm tổ chức các hoạt động dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường.

Từ 1/1/2021, chính sách tiền lương và ngày nghỉ của người lao động thay đổi như thế nào?

Thứ 5, 30/07/2020 | 11:03
Từ năm 2021, mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương, trong đó ghi rõ các nội dung như: Tiền lương; tiền lương làm thêm giờ; tiền lương làm việc vào ban đêm; nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có)...

Đà Nẵng: Ập vào kiểm tra giữa trưa, lực lượng chức năng thu giữ 21.000 chiếc khẩu trang không hóa đơn xuất xứ

Thứ 3, 28/07/2020 | 18:48
Chủ nhà khai lô khẩu trang được sản xuất tại một công ty ở tỉnh Vĩnh Phúc và được mua qua trung gian là một công ty tại TP Hà Nội. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra lại không như vậy...

Giá xăng E5 tăng nhẹ từ 15h chiều nay 28/7

Thứ 3, 28/07/2020 | 15:18
Tại kỳ điều chỉnh này, giá bán lẻ xăng RON95 được giữ nguyên so với kỳ trước. Trong khi đó xăng E5RON92 tăng nhẹ lên 14.409 đồng/lít.
Cùng chuyên mục

Kia K3 giảm giá 21 triệu đồng để tăng sức cạnh tranh trong phân khúc

Thứ 3, 09/04/2024 | 11:55
Theo VAMA 2 tháng đầu năm 2024, Kia K3 duy trì vị trí thứ 2 trong phân khúc sedan hạng C tại Việt Nam.

Tesla sắp trình làng dự án được ấp ủ từ lâu của Elon Musk

Chủ nhật, 07/04/2024 | 19:33
Tháng 8 sắp tới sẽ chứng kiến một phương tiện hoàn toàn mới từ Tesla.

Muốn tắt Bluetooth? Android 15 nói không!

Chủ nhật, 07/04/2024 | 07:53
Android 15 sẽ tự động bật lại Bluetooth ngay cả khi bị tắt: Tiện lợi hay phiền toái?

Loạt laptop AI mới chạy vi xử lý "khủng" của Intel và pin tới 21 giờ

Thứ 6, 05/04/2024 | 14:57
HP vừa công bố loạt sản phẩm công nghệ cho văn phòng mới, gồm các dòng laptop mới được tích hợp AI.

Land Rover hé lộ thêm biển thể siêu mạnh cho dòng xe Defender

Thứ 4, 03/04/2024 | 14:53
Land Rover vừa hé lộ những hình ảnh đầu tiên về biến thể hiệu suất cao của dòng xe Defender.
     
Nổi bật trong ngày

Siêu thị khuyến mãi rầm rộ hút khách mua sắm dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:31
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày được các nhà bán lẻ kỳ vọng là cơ hội lớn để kích cầu, tăng doanh thu.

Giá vàng 28/4: Vàng thế giới ghi nhận 1 tuần giảm

Chủ nhật, 28/04/2024 | 09:00
Giá vàng thế giới cuối tuần ở mức 2.338,4 USD/ounce, ghi nhận một tuần giảm gần 54 USD. Giá vàng trong nước chốt tuần ở mức cao trước kỳ nghỉ lễ.

Các nhà khoa học Trung Quốc tạo ra túi xách có thể sạc điện thoại

Chủ nhật, 28/04/2024 | 07:00
Các nhà khoa học Trung Quốc vừa giới thiệu loại túi xách và vải có thể sạc điện thoại cũng như các thiết bị điện tử cá nhân khác vô cùng tiện lợi.

Hyundai, Kia bắt tay với gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc phát triển công nghệ xe tự lái

Chủ nhật, 28/04/2024 | 21:12
Thông qua sự hợp tác chiến lược với Baidu, Hyundai và Kia muốn thiết lập hệ sinh thái cho ô tô được kết nối tại thị trường Trung Quốc.

Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu kim ngạch 2 tỷ USD vào năm 2030

Thứ 7, 27/04/2024 | 07:00
Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 1,8 - 2 tỷ USD.