'Sống ở thế gian, nhân loại đụng độ nhiều vấn đề'

'Sống ở thế gian, nhân loại đụng độ nhiều vấn đề'

Thứ 4, 04/09/2013 | 12:03
0
Nếu, mặt khác, chúng ta không quên rằng nó không phải chỉ riêng ta, nhưng mỗi người đều phải chịu khổ đau, quan điểm thực tế này đúng hơn sẽ làm tăng quyết tâm của chúng ta và khả năng để vượt qua nghịch cảnh.

Mục tiêu của cuộc sống

Một câu hỏi lớn nằm dưới kinh nghiệm của chúng ta, dù chúng ta nghĩ về nó một cách ý thức hay không: mục đích của cuộc sống là gì? Tôi đã cân nhắc câu hỏi này và muốn chia sẻ những suy nghĩ của mình với hy vọng rằng chúng có thể có lợi ích trực tiếp và thực tế đối với những ai suy nghĩ về chúng.

Thiền++ - 'Sống ở thế gian, nhân loại đụng độ nhiều vấn đề'

Đức Đạt Lai Lạt Ma của Phật giáo Tây Tạng (ngoài cùng bìa phải).

Tôi tin rằng mục đích của cuộc sống là để được hạnh phúc. Từ lúc mới sinh ra, mọi người ai cũng muốn hạnh phúc và không muốn đau khổ. Không phải điều kiện xã hội hay giáo dục,  cũng không phải ý thức hệ tác động đến điều này. Từ cốt lõi của con người chúng ta, chúng ta chỉ đơn giản là ước muốn thỏa mãn. Tôi không biết liệu vũ trụ, với vô số thiên hà, các ngôi sao và các hành tinh, có một ý nghĩa sâu sắc hơn không, nhưng ít nhất, rõ ràng là con người chúng ta, những người sống trên trái đất này phải đối mặt với nhiệm vụ thực hiện một cuộc sống hạnh phúc cho chính mình. Vì vậy, điều quan trọng là để khám phá ra những gì sẽ đem đến cho chúng ta mức độ lớn nhất của hạnh phúc.

Làm thế nào để đạt được hạnh phúc?

Để bắt đầu, có thể chia tất cả hạnh phúc và khổ đau thành hai loại chính: tinh thần và thể chất. Trong hai thứ này, tâm vốn có sức ảnh hưởng lớn nhất đối với hầu hết chúng ta. Trừ khi chúng ta bệnh nặng hoặc bị tước đoạt những nhu cầu cơ bản, điều kiện vật chất của chúng ta đóng vai trò thứ hai trong cuộc sống. Nếu cơ thể lành mạnh, chúng ta hầu như không chú ý nó. Tuy nhiên, tâm, ghi nhận mọi sự kiện, ngay cả vấn đề nhỏ như thế nào. Do đó chúng ta cần phải tận dụng những nỗ lực nghiêm trọng nhất của chúng ta để mang lại sự bình yên cho tâm hồn.

Từ kinh nghiệm hạn chế của riêng tôi, tôi đã tìm thấy rằng niềm an lạc bên trong xuất phát từ sự phát triển của tình yêu và lòng từ bi.

Chúng ta càng chăm sóc cho hạnh phúc của người khác, ý nghĩa định hướng của chúng ta càng vĩ đại hơn.Gieo một cảm giác gần gũi, trái tim nồng nàn với người khác tự nhiên khiến tâm trí thoải mái. Điều này giúp loại bỏ bất kỳ nỗi sợ hãi và bất an nào đó mà chúng ta có thể có và cung cấp cho chúng ta sức mạnh để đối phó với bất kỳ trở ngại nào mà chúng ta gặp phải. Nó là nguồn gốc tối hậu của sự thành công trong cuộc sống.

Khi chúng ta sống trong thế gian này chúng ta buộc phải đụng độ những vấn đề. Nếu, mỗi lần như thế, chúng ta mất đi hy vọng và chán nản, chúng ta giảm đi khả năng của chúng ta phải đối phó với các khó khăn. Nếu, mặt khác, chúng ta không quên rằng nó không phải chỉ riêng ta, nhưng mỗi người đều phải chịu khổ đau, quan điểm thực tế này đúng hơn sẽ làm tăng quyết tâm của chúng ta và khả năng để vượt qua nghịch cảnh. Thật vậy, với thái độ này, mỗi chướng duyên có thể được xem như là cơ hội quý giá để cải thiện tâm hồn của chúng ta!

Vì vậy chúng ta có thể cố gắng dần dần để trở nên từ bi hơn, đó là chúng ta có thể phát triển những cảm thông thực sự đối với sự đau khổ của người khác và sẽ giúp họ loại bỏ những khổ đau của bản thân. Kết quả là, tâm hồn thanh thản và sức mạnh bên trong của chúng ta sẽ tăng trưởng.

Đạt Lai Lạt Ma

'Hãy lắng nghe với tâm từ bi và sử dụng ngôn từ hòa ái'

Thứ 6, 12/07/2013 | 18:47
Cũng như vậy, khi nhìn vào một người con, ta sẽ thấy người cha. Đứa con là sự tiếp nối của người cha. Người con được làm từ những yếu tố không phải là con, ta không thể lấy yếu tố cha ra khỏi con được. Đó là lý do tại sao khi nhìn sâu vào đứa con ta có thể thấy người cha và ngược lại.

Cách thiền để vượt qua sợ hãi, đau khổ và tội lỗi

Thứ 4, 28/08/2013 | 13:48
Tất cả những cảm giác mà chúng ta đã dồn nén từ năm này sang năm khác bị đẩy lên cao, tràn ra ngoài, lên trên và chung quanh mình, bao lấy chúng ta như một quả khinh khí cầu, và không cho chúng ta có không gian để thở. Chúng ta cảm thấy đau xót, cô đơn và sợ hãi.

Sinh viên cần làm gì để vượt qua nỗi sợ hãi?

Thứ 2, 19/08/2013 | 10:46
'Là một sinh viên, để vượt qua nỗi sợ hãi, chúng ta nên tham gia vào khóa học về ‘kỹ năng phát biểu trước công chúng’ - GS.TS Phạm Quang Trung – phó hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế quốc dân nhấn mạnh.

Làm sao để đối mặt với những nỗi sợ hãi

Thứ 5, 13/06/2013 | 18:04
Khi đối mặt với một nỗi lo sợ nào đó, người ta thường có xu hướng quay lưng trốn tránh để giải toả tâm lý đang đè nặng trong lòng. Nhưng giải pháp đó chỉ giúp ta tạm thời thoát ra khỏi nỗi sợ hãi mà thôi, còn trên thực tế nỗi lo sợ đó luôn hiện hữu trong tâm hồn ta và khống chế những hành động, suy nghĩ trong tương lai…

Sống trong sợ hãi và giết người trong ảo ảnh

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:58
Thời gian gần đây, cơ quan chức năng đã triệt phá hàng loạt động lắc, dân chơi chủ yếu xài hàng "đá" (ma túy "đá"). Khi cơn thăng hoa tột đỉnh, những kẻ "ngáo đá" trở nên hung tợn, sống bằng ảo giác và hành động quái đản thích đập phá, truy sát người khác và tự kết liễu đời mình...

'Thiền để lắng cặn bã trong tâm xuống'

Chủ nhật, 01/09/2013 | 08:18
Muốn ngồi thiền, trước chúng ta phải biết lý thuyết, sau mới thực hành được. Tại sao chúng ta phải ngồi thiền?