Sự tráo trở của thơ

Sự tráo trở của thơ

Hoài Nam
Thứ 3, 05/09/2023 | 07:00
4
Điều này tôi có thể nhận rõ trong những ngày này, trên mạng xã hội, khi người ta công khai chụp lại hình ảnh những bài (gọi là) thơ của một ông nghị được in trên một tờ báo tỉnh, một tờ báo của Hội thanh niên, một tờ báo của Quốc hội và cả những sapo cùng những lời bình có cánh về những bài (gọi là) thơ ấy.

Marcel Reich Ranicki (1920 – 2013), nhà phê bình văn học người Đức gốc Ba Lan, người được ca ngợi là “Giáo hoàng của văn chương Đức”, sinh thời từng tỏ một thái độ đầy cảnh giác với thơ. Ông nhận định rằng, nói chung, thơ là thứ tráo trở nhất trong các thể loại của văn chương. Nghĩa là, thơ tráo trở hơn truyện ngắn, tráo trở hơn tiểu thuyết, tráo trở hơn bi kịch và hài kịch, tráo trở hơn các loại ký và tiểu luận. Tráo trở hơn tất thảy.

Ranicki không nói rõ sự tráo trở ở đây mang nghĩa cụ thể như thế nào? Và tại sao lại là thơ chứ không phải bất kỳ thể loại nào khác? Nhưng xét ở vị trí hành nghề của ông, một nhà phê bình văn học, hiểu đơn giản là người tiếp nhận và diễn giải các văn bản nghệ thuật ngôn từ, thì sự tráo trở mà Ranicki đề cập, có thể là bởi cái phẩm tính mông lung hoặc trơn chuội, khó nắm bắt, khó định dạng và định giá của các tác phẩm được gọi là thơ. Thơ giống như vốc cát trong bàn tay nhà phê bình, phần giữ lại được thì ít, phần tuột ra khỏi các kẽ tay thì nhiều. Hoặc giả nó như bóng ma, tưởng đã tóm được nó ở đây, thì sau đó nó lại xuất hiện ở kia, với một hình thù khác, và đang lớn tiếng cười nhạo những nỗ lực trước đó của nhà phê bình.

Và nếu vậy, chắc hẳn nhiều nhà phê bình, trong đó có tôi, sẽ chia sẻ được với thái độ của Marcel Reich Ranicki về sự tráo trở của thơ. Rằng thật ra, phê bình thơ là một công việc cực kỳ xương xẩu, bất kể đó là một tập thơ hoặc một bài thơ. Tất cả đều hiện lên trên bề mặt câu chữ, nhưng dường như vẫn có một “cái gì đó” ở bài thơ hoặc tập thơ cứ thoát ra ngoài, lẩn đi, cưỡng chống mọi cố gắng truy đuổi của nhà phê bình. Ấy là chưa kể, các nhà phê bình, bằng hướng tiếp cận, công cụ, quan điểm và cá tính phê bình khác nhau, lại đọc thơ theo các cách khác nhau và có thể cho ra những kết quả cũng rất khác nhau. Lịch sử của việc đọc thơ không vần của Nguyễn Đình Thi, ở thời điểm năm 1948, trong Hội nghị văn nghệ Việt Bắc, và lịch sử của việc đọc thơ Trần Dần, Lê Đạt, Văn Cao trong những năm cuối thập niên 1950, nếu so với sau này, thì quả là một đất một trời. Trước, chúng là thứ bí hiểm tắc tỵ, chỉ đáng vứt đi. Sau, chúng là những đặc phẩm thơ được tắm trong ánh sáng của chủ nghĩa hiện đại, rất hiện đại và đầy tinh thần khai mở.

Đa chiều - Sự tráo trở của thơ

Marcel Reich Ranicki (1920 – 2013), nhà phê bình văn học người Đức gốc Ba Lan, người được ca ngợi là “Giáo hoàng của văn chương Đức”

Nhưng những ví dụ mà tôi đưa ra để nói về sự tráo trở của thơ, oái oăm thay, lại là thơ của những “đấng, bậc” đích thực trên thi đàn Việt Nam thế kỷ XX. Dù có cố tình vùi dập thơ của họ, vì những lý do này hay khác, hoặc đơn giản chỉ là thấy không hợp, không thích, thì người ta vẫn cứ phải “kiềng” họ, thậm chí vẫn ngấm ngầm công nhận họ là những tài năng. Cho nên, trong trường hợp này, cái gọi là sự tráo trở của thơ thực chất lại là sự tráo trở của những người đọc thơ.

Sự tráo trở của những người đọc thơ. Điều này tôi có thể nhận rõ trong những ngày này, trên mạng xã hội, khi người ta công khai chụp lại hình ảnh những bài (gọi là) thơ của một ông nghị được in trên một tờ báo tỉnh, một tờ báo của Hội thanh niên, một tờ báo của Quốc hội, và cả những sapo cùng những lời bình có cánh về những bài (gọi là) thơ ấy.

Thật ra gọi nó là thơ hay là gì đấy không phải thơ, không hề điều quan trọng. Miễn nó phải là sản phẩm của nghệ thuật ngôn từ, ít nhất ở mức “sạch nước cản”. Nhưng đây chỉ thuần là những văn bản mang ý hướng ca ngợi, tuyên truyền rõ rệt, đơn nghĩa, thể hiện một năng lực huy động, sai sử tiếng Việt khá nghèo nàn và còn xa mới có thể nói được gì đó về “nghệ thuật ngôn từ” của nó. Cũng chẳng sao.

Theo tôi, trong thi quốc này, không ai cấm ai cái quyền được làm thơ, cũng chẳng ai bắt buộc mỗi người làm thơ dứt khoát phải trở thành một thi sỹ của non sông. Ai thích làm thơ thì cứ việc làm thơ, như một sự bộc bạch với chính mình. Nhưng cái mà người ta, tôi muốn nói đến các tờ báo có trang văn hóa văn nghệ, ít nhất cũng phải đưa lên thành nguyên tắc: Không in thơ chưa “sạch nước cản”, không nương tay, và càng không tìm mọi cách chiều nịnh để biến cát thành vàng.

Tất nhiên là khó. Càng khó hơn cho các Biên tập viên và cho chính ông Tổng Biên tập tờ báo một khi tác giả những bài (gọi là) thơ ấy có lời gửi gắm. Nhưng vẫn buộc phải tìm cách mà thực hiện nguyên tắc thôi. Vì nó là đạo đức báo chí và là lương tri cần cho thơ. Nếu không, sự tráo trở của thơ chưa thấy đâu thì đã thấy sự tráo trở của những người đăng thơ.

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. 

Chuyện những xe hoa trên phố

Thứ 2, 04/09/2023 | 07:00
Hà Nội lâu nay có một “đặc sản” mà dẫu có thể nơi khác cũng có hình ảnh ấy, nhưng nếu nhìn qua, lướt qua nhiều người vẫn khẳng định đấy là Hà Nội.

Những vụ lao lý lãng xẹt

Thứ 6, 01/09/2023 | 07:00
Tôi cứ nghĩ nhiều tới những vụ lao lý lãng xẹt như thế. Xách xe ra khỏi nhà vẫn là đứa trẻ ngoan ngoãn hiền lành, con mình mà. Lát sau tin báo về, bị khống chế, bị bắt... vì tông cảnh sát giao thông, vì gây tai nạn.

Mùa Vu Lan, nghĩ về lạm dụng sự hy sinh

Thứ 5, 31/08/2023 | 08:14
Thực tế, sự hy sinh của cha mẹ thường rất hay bị các bậc con cái thời nay lạm dụng. Lạm dụng một cách hồn nhiên vô tư.

Phóng sinh và… sát sinh

Thứ 2, 28/08/2023 | 07:00
Cách chúng ta phóng sinh hiện nay, như kiểu nghĩ một đằng làm một nẻo. Muốn làm điều tốt nhưng lại hóa ra làm điều ác, là sát sinh chứ không phải phóng sinh.
Cùng tác giả

Năm năm trong một sử người tuyệt đẹp

Thứ 4, 03/04/2024 | 09:41
Với tác phẩm “Từ Việt Bắc về Hà Nội”, những chỗ mờ hoặc sự thiếu khuyết đã được nhà văn giải quyết theo cách riêng của văn chương.

Nhân ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam

Chủ nhật, 31/03/2024 | 07:00
Phải thừa nhận một thực tế rằng trong đa số trường hợp, tổ chức ra mắt sách thường chính là người bỏ tiền để in cuốn sách.

Thấy gì từ các phim chiếu Tết năm 2024?

Thứ 5, 21/03/2024 | 07:00
Phim tư nhân, phim nhà nước, phim Tết “chính danh” và phim Tết không “chính danh”, đủ cả. Thế nhưng kết quả ra rạp của mỗi phim lại mỗi khác.

“Tuyệt không dấu vết”, một sự chơi của viết

Thứ 2, 18/03/2024 | 07:00
Tác phẩm “Tuyệt không dấu vết” của Nguyễn Việt Hà, tôi đã viết trong một tiểu luận có tính cách tổng kết tiểu thuyết của năm: “Cuốn tiểu thuyết này khiến tôi, với tư cách một độc giả, được hưởng thụ cái cảm giác đầy hứng khởi của sự đọc.

Tại sao thơ?

Chủ nhật, 10/03/2024 | 10:11
Có thể là vì tâm hồn người Việt Nam chúng ta thiên về lãng mạn trữ tình, rất hợp với thơ (nên mới có sự kiện là số lượng người làm thơ luôn cao vọt chăng?).
Cùng chuyên mục

Hiểu như thế nào là tự do?

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:00
Cứ mỗi chiều chiều, tầm hơn 5 giờ, là tôi cùng chú đi bộ ở Công Viên. Hai chú cháu trò chuyện với nhau đủ chuyện trên đời, nhưng nhiều nhất vẫn là câu chuyện về nhân tình thế thái. Cái lẽ sống ở đời. Sao cho mình được tự do?...

Nhà văn và Nhân vật

Thứ 2, 29/04/2024 | 07:00
Lịch sử văn chương Việt Nam đã chứng kiến một hiện tượng rất lạ, ấy là một nhân vật văn học đã tồn tại cùng với tác phẩm mà mình là nhân vật chính hàng hơn nửa thế kỷ, một tác phẩm nổi tiếng và nhân vật cũng nổi tiếng.

Có bao giờ bạn nghĩ: Nhiều kiến thức cũng là hạnh phúc?

Thứ 7, 27/04/2024 | 07:00
Quả thật, tôi không dám nghĩ, nếu mình bị tai nạn như người tài xế kia, thì cuộc đời sẽ đi về đâu? Đúng là sinh nghề tử nghiệp. Mấy ai chọn lựa được số mệnh của mình.

Chuyện bảo tồn văn hóa và du lịch

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:00
Thay vì nhà nước bỏ tiền ra để “giữ gìn, phát huy bản sắc” thì doanh nghiệp làm và người dân được thể hiện chính mình.

Có về đây sống được không?...

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Trong kỳ nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vừa rồi, tôi có cùng vợ về quê. Vợ tôi là người Nùng, quê Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Một huyện giáp biên giới Trung Quốc, nơi có Thác Bản Giốc nổi tiếng.
     
Nổi bật trong ngày

Nhà văn và Nhân vật

Thứ 2, 29/04/2024 | 07:00
Lịch sử văn chương Việt Nam đã chứng kiến một hiện tượng rất lạ, ấy là một nhân vật văn học đã tồn tại cùng với tác phẩm mà mình là nhân vật chính hàng hơn nửa thế kỷ, một tác phẩm nổi tiếng và nhân vật cũng nổi tiếng.

Hiểu như thế nào là tự do?

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:00
Cứ mỗi chiều chiều, tầm hơn 5 giờ, là tôi cùng chú đi bộ ở Công Viên. Hai chú cháu trò chuyện với nhau đủ chuyện trên đời, nhưng nhiều nhất vẫn là câu chuyện về nhân tình thế thái. Cái lẽ sống ở đời. Sao cho mình được tự do?...