Phương thuốc 'thần' đến nỗi bác sỹ thú y cũng tin dùng

Phương thuốc 'thần' đến nỗi bác sỹ thú y cũng tin dùng

Thứ 6, 08/03/2013 | 16:32
0
Mặc dù ngày nay, y học đã phát triển vượt bậc nhưng có những căn bệnh ở gia súc mà các bác sỹ Tây y phải bó tay. Khi biết được phương thuốc "thần" của những lão nông chân đất như thầy Lê Đệ, thầy Sở, các bác sỹ thú y đã không ngần ngại giới thiệu người dân đến nhờ giúp.

Khi chúng tôi tìm hiểu về thông tin "làm phép" chữa bệnh cho gia súc thì được biết, mới đây nhất, con heo nhà bà Lê Thị Hải ở xã Hương Thọ sau khi thiến, do chuồng trại không đảm bảo vệ sinh đã bị nhiễm trùng. Ở vết thương lúc này rất nhiều con vật khác ký sinh. Bác sỹ thú y đã đến khám nhưng lắc đầu và khuyên bà nên đến xin thuốc ở nhà ông Đệ. Sau khi đến xin thuốc, ba ngày sau, vết thương của con vật khô dần và lành hẳn.

Xã hội - Phương thuốc 'thần' đến nỗi bác sỹ thú y cũng tin dùng

Trước đây, do điều kiện kinh tế khó khăn, thuốc men chưa có nhiều và thông dụng như bây giờ cộng với việc vệ sinh không được đảm bảo nên trẻ con thường hay bị mụn nhọt, nhiễm trùng. Lúc này, người dân ở vùng thượng nguồn sông Hương lại tìm đến thầy lang Đệ để nhờ giúp đỡ. Thầy Đệ cho biết, ngoài chữa trị cho gia súc, ông cũng đã chữa nhiều ca nổi giòi trên người và ca nào cũng thành công. Nhưng đó là trước đây, chứ ngày nay, điều kiện sống đã khác, bệnh viện có khắp nơi, thuốc men hiện đại. Chính vì thế ông không còn áp dụng phương thuốc trên cho người nữa.

Cũng như ông Đệ, thầy lang Sở cũng từng chữa trị bệnh cho nhiều người. Đó là những người nằm liệt giường lâu năm dẫn đến hoại tử ở lưng và nhiễm trùng. Lâu ngày, vết thương sinh giòi bọ, hết sức nguy hiểm. Sau khi được ông Sở làm thuốc, chỗ vết thương của người bệnh bỗng nhiên khô lại và dần khỏi hẳn. Ông Sở kể, có người ở Quảng Nam sau khi biết tin đã tìm đến ông nhờ ông bốc thuốc cho em trai nằm liệt giường lâu năm do vết thương ở lưng. Ngay lập tức, ông Sở tận tình chỉ vẽ những lá thuốc để người bệnh tắm, đồng thời kết hợp với thuốc để "làm phép". Quả nhiên, ba ngày sau người kia gọi điện ra cảm ơn và nói rằng vết thương trên lưng người bệnh đã không còn chảy nước nữa.

Ông Sở vui vẻ kể với chúng tôi: "Tôi nhớ, lúc đó vào khoảng chiều tối, chuông điện thoại trong nhà reo inh ỏi. Bà nhà tôi bảo điện thoại của một người ở Quảng Nam gọi ra. Khi tôi nghe điện thoại thì quả nhiên là người đàn ông trong đó báo tin mừng".                   

Phải cắt điện thoại để có một đêm yên giấc

Ông Lê Đệ cho hay, trước đây nhà ông từ sáng sớm cho đến tối mịt cứ tấp nập người tới lui xin thuốc. Sau này, khi nhà ông lắp điện thoại, người ta lại chuyển sang gọi điện để xin ông chữa bệnh giúp. Thế là chuông điện thoại cứ thế réo inh ỏi cả ngày. Ông Đệ bảo, nhiều khi dân ở vùng khác, cách cả vài trăm km gọi nhờ ông giúp đỡ. Mình chẳng biết họ là ai, mặt mũi thế nào, nhưng không giúp không được. Thế là ông phải bận bịu tối ngày, không lúc nào được nghỉ ngơi. Nhiều hôm ông phải cắt điện thoại để có một ngày yên giấc ngủ. Ông Đệ chia sẻ: "Nếu ai muốn lấy thuốc chữa bệnh cứ đến nhà tôi. Tôi sẽ chữa hoàn toàn miễn phí cho người đó".      

N.Nghệ - T.Nghĩa

Lạ lùng 'ông vua rượu vang thoái vị' làm thầy thuốc

Chủ nhật, 17/02/2013 | 10:52
Ngoài việc là "người hùng của thung lũng trắng" nhờ cứu mận tam hoa của người Mèo ở Lào Cai khỏi "tuyệt chủng", ông còn được biết đến với danh vị "ông vua rượu vang" suốt hai chục năm qua. Thế nhưng, ông vẫn quyết định "thoái vị" để làm một thầy thuốc cứu người.

Chiêu kiếm tiền siêu lợi nhuận của những thầy thuốc bất lương

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:46
"Có bệnh vái tứ phương", đó là tâm lý chung của người bệnh. Nắm bắt được tâm lý này, đã không ít thầy thuốc vì ham mê lợi nhuận mà coi thường sức khỏe người bệnh. Không ít người bệnh vì tin vào những loại thuốc Đông y dởm mà "tiền mất tật mang".

Làm 'gái' để chữa bệnh cho chồng

Thứ 5, 03/01/2013 | 10:39
Vừa ngoại tình với sếp, vừa ngoại tình với Phong, và chính tôi cũng không ngờ, tôi ngoại tình luôn với cả bác sỹ điều trị cho chồng.

Bà lão 60 năm chữa bệnh làm phúc

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:04
90 năm tuổi đời nhưng đã hơn 60 mươi năm bà Nguyễn Thị Hạ (trú tại Ngọc Trục, Đại Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội) nắn xương cứu giúp người mà chưa một lần đòi hỏi thù lao.