Tại kỳ họp “Lưỡng hội”, Trung Quốc công bố mục tiêu kinh tế tham vọng

Tại kỳ họp “Lưỡng hội”, Trung Quốc công bố mục tiêu kinh tế tham vọng

Thứ 3, 05/03/2024 | 12:18
0
Các mục tiêu tăng trưởng kinh tế chính thức của Trung Quốc có xu hướng thấp hơn, khi nước này tìm cách chuyển đổi khỏi mô hình tăng trưởng dựa vào bất động sản.

Hàng nghìn đại biểu từ khắp Trung Quốc tề tựu tại Bắc Kinh trong tuần này để tham dự “Lưỡng hội”, sự kiện chính trị quan trọng nhất trong năm ở quốc gia Đông Á.

Là một phần của “Lưỡng hội”, hội nghị đầu tiên khai mạc hôm 4/3 là Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC – Chính Hiệp). Hội nghị thứ hai là Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPC – Nhân đại) khai mạc hôm 5/3. 

Kỳ họp của cơ quan lập pháp Trung Quốc đang được theo dõi chặt chẽ trong và ngoài nước để tìm kiếm những dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh sẽ làm gì để củng cố nền kinh tế số 2 thế giới, vốn đã tăng trưởng 5,2% vào năm ngoái. Trong năm nay, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo mức tăng trưởng là 4,6%.

Khi trình bày báo cáo công tác đầu tiên của mình tại cuộc họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc hôm 5/3, Thủ tướng Lý Cường (Li Qiang) cho biết Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 5% trong năm nay.

Con số trên được các nhà phân tích mô tả là “tham vọng”, khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải đối mặt với nhiều “cơn gió ngược”.

Thủ tướng Lý, người nhậm chức từ tháng 3 năm ngoái, cũng công bố mức thâm hụt ngân sách là 3% GDP và 1.000 tỷ Nhân dân tệ  (138,9 tỷ USD) trái phiếu chính phủ đặc biệt.

“Nền tảng cho sự phục hồi và cải thiện liên tục của nền kinh tế nước ta vẫn chưa vững chắc, với thiếu hụt nhu cầu, dư thừa công suất ở một số ngành, kỳ vọng xã hội yếu và nhiều rủi ro kéo dài”, ông Lý nói với gần 3.000 đại biểu đang tề tựu tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh.

Thế giới - Tại kỳ họp “Lưỡng hội”, Trung Quốc công bố mục tiêu kinh tế tham vọng

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường trình bày báo cáo công tác trước Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPC – Quốc hội Trung Quốc), ở Đại lễ đường Nhân dân, Bắc Kinh, ngày 5/3/2024. Ảnh: SCMP

Trung Quốc đặt mục tiêu tỉ lệ thất nghiệp ở mức 5,5% và lạm phát ở mức 3% vào năm 2024, ông Lý cho biết. Tuy nhiên, gã khổng lồ châu Á đang phải đối mặt với tình trạng giảm phát dai dẳng, với giá tiêu dùng giảm với tốc độ hàng năm nhanh nhất trong 15 năm qua vào tháng 1. Ngân sách quân sự của Bắc Kinh sẽ tăng 7,2%, phù hợp với tốc độ tăng của năm ngoái. 

Các mục tiêu đặt ra hôm 5/3 gần như phù hợp với kỳ vọng của thị trường. Các mục tiêu tăng trưởng kinh tế chính thức của Trung Quốc có xu hướng thấp hơn trong thập kỷ qua khi các nhà hoạch định chính sách tìm cách chuyển đổi khỏi mô hình tăng trưởng dựa vào bất động sản.

Nhưng các nhà phân tích cảnh báo rằng mục tiêu năm 2024 – giống như mục tiêu của năm ngoái – sẽ khó đạt được hơn so với năm 2023, khi mức tăng trưởng đạt 5,2%, bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng cơ sở thấp trong thời kỳ đại dịch.

“Chúng tôi kỳ vọng mức hỗ trợ chính sách ở mức vừa phải, nhưng do hiệu ứng cơ sở kém thuận lợi hơn, tâm lý trùng xuống lan rộng và những điểm yếu của thị trường bất động sản vẫn còn tồn tại, việc đạt mức tăng trưởng 5% trong năm nay có thể khó khăn hơn” nhà kinh tế trưởng của ING về Trung Quốc, Lynn Song, cho biết trong một ghi chú trước khi báo cáo công tác của Chính phủ Trung Quốc được công bố.

Tại Hồng Kông, chỉ số Hang Seng China Enterprises của các cổ phiếu lớn và thanh khoản của Trung Quốc giảm tới 2,3%, trong khi chỉ số CSI 300 của các công ty niêm yết ở Thượng Hải và Thâm Quyến giảm 0,4% trong đầu phiên giao dịch.

Cũng có những lo ngại rằng nhu cầu trong nước vẫn còn quá yếu sau đại dịch Covid-19 và cần có nhiều biện pháp kích thích hơn để thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ hơn.

Ông Zhang Zhiwei, Chủ tịch của Pinpoint Asset Management, một quỹ phòng hộ Trung Quốc, cho biết cần có thêm nguồn lực tài chính để chống lại áp lực giảm phát, nhưng Bắc Kinh đang cố gắng ổn định tăng trưởng kinh tế trong khi hạn chế đòn bẩy. “Điều này làm cho chính sách tài khóa trở thành một hành động cân bằng tinh tế”, ông Zhang nói.

Ngoài việc phát hành trái phiếu đặc biệt mới của chính quyền trung ương, ông Lý còn hứa hẹn hạn ngạch cao hơn một chút đối với trái phiếu đặc biệt của chính quyền địa phương là 3.900 tỷ Nhân dân tệ, so với 3.800 tỷ Nhân dân tệ vào năm ngoái.

“Chính phủ cần nỗ lực lớn hơn và táo bạo hơn để khôi phục niềm tin”, bà Xiaolan Fu, nhà kinh tế học tại Đại học Oxford, cho biết. Vị chuyên gia ước tính quá trình phục hồi kinh tế của Trung Quốc có thể mất 3-5 năm.

Mặc dù thời gian đó kéo dài hơn dự kiến ban đầu, nhưng mọi thứ đang “dần dần ổn định”, bà Fu nói. “Đó là một quá trình khởi động rất chậm, nhưng tôi nghĩ hướng đi này là tích cực”.

Minh Đức (Theo Financial Times, SCMP)

Tại Davos, Thủ tướng Trung Quốc bất ngờ tiết lộ thành tích kinh tế

Thứ 4, 17/01/2024 | 14:05
Thủ tướng Lý Cường quảng cáo về “thị trường siêu lớn” của Trung Quốc và gián tiếp chỉ trích chính sách của Mỹ đối với Bắc Kinh.

Quốc hội Trung Quốc họp, hé lộ những động thái chính sách quan trọng

Thứ 2, 06/03/2023 | 13:04
Phiên họp đầu tiên kể từ khi Trung Quốc từ bỏ zero-Covid sẽ chứng kiến cuộc cải tổ chính phủ lớn nhất trong một thập kỷ ở quốc gia đông dân nhất thế giới.

Người dân Trung Quốc ngày càng tiết kiệm, kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng

Thứ 5, 18/08/2022 | 07:00
Lượng tiền gửi ngân hàng của các hộ gia đình tại Trung Quốc tăng hơn 10.000 tỷ Nhân dân tệ trong 6 tháng đầu năm 2022, mức tăng lớn nhất từ trước đến nay.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Hungary sẽ tăng chi tiêu quốc phòng nếu xung đột Ukraine kéo sang năm sau

Thứ 6, 03/05/2024 | 16:02
Hungary, mặc dù phản đối mạnh mẽ sự hỗ trợ tài chính-quân sự của phương Tây cho Ukraine vì lo ngại xung đột lan khắp Châu âu, cũng đã tăng mạnh chi tiêu quốc phòng.

Tình hình Ukraine: Nga vừa tiến vừa giành thêm lợi ích chiến thuật

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:45
Các thông số hiện có cho thấy Nga đang tăng cường tập trung quân một cách bất thường ở vùng Donetsk.

Quyết đẩy lùi đà tiến của Nga, Ukraine triển khai 4 lữ đoàn, thực hiện 10 đợt phản công

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:01
Lực lượng Kiev quyết đẩy lùi đà tiến của Ukraine bằng việc triển khai 4 lữ đoàn và thực hiện 10 đợt phản công nhưng kết quả đạt được không như kỳ vọng.

Mất thị trường khí đốt châu Âu, Gazprom Nga lần đầu báo lỗ đậm

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:01
Cổ đông chính của Gazprom – Chính phủ Nga – phải đối mặt với căng thẳng tài chính trong bối cảnh chi tiêu quân sự tăng cao và các lệnh trừng phạt của Mỹ, EU.

Tên lửa LMUR Nga mạnh mẽ cỡ nào khi phá hủy các mục tiêu của Ukraine?

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:55
LMUR được trang bị cho trực thăng Mi-28NM, Mi-8MNP-2 và Ka-52M. Tại khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, LMUR hoạt động vô cùng hiệu quả.
     
Nổi bật trong ngày

Ukraine muốn EU bảo vệ kho chứa khí đốt ngầm khỏi đòn tấn công của Nga

Thứ 5, 02/05/2024 | 06:00
Vai trò của Kiev đối với an ninh năng lượng của “cựu lục địa” càng tăng thêm kể từ khi EU chuyển sang dự trữ khí đốt ở các cơ sở ngầm khổng lồ của Ukraine.

Ukraine bất ngờ công bố thời điểm “Chim Cắt” F-16 được thực chiến

Thứ 5, 02/05/2024 | 14:05
Ukraine từ lâu đã muốn có những chiến đấu cơ phương Tây tiên tiến như F-16 để tăng cường khả năng cho lực lượng không quân của mình.

Tình hình Ukraine: Nga vừa tiến vừa giành thêm lợi ích chiến thuật

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:45
Các thông số hiện có cho thấy Nga đang tăng cường tập trung quân một cách bất thường ở vùng Donetsk.

Mỹ khẳng định Nga đã phá vỡ lệnh cấm vũ khí hóa học trong chiến tranh

Thứ 5, 02/05/2024 | 12:07
Ngày thứ Tư, Mỹ đã cáo buộc Nga vi phạm lệnh cấm quốc tế về sử dụng vũ khí hóa học sau khi triển khai chất gây ngạt chloropicrin nhằm vào lực lượng Ukraine.

Tên lửa LMUR Nga mạnh mẽ cỡ nào khi phá hủy các mục tiêu của Ukraine?

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:55
LMUR được trang bị cho trực thăng Mi-28NM, Mi-8MNP-2 và Ka-52M. Tại khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, LMUR hoạt động vô cùng hiệu quả.