Tại sao Australia theo đuổi công nghiệp than đá bất chấp cảnh báo?

Tại sao Australia theo đuổi công nghiệp than đá bất chấp cảnh báo?

Thứ 5, 09/09/2021 | 07:00
0
Tuyên bố khiến Australia đối mặt với làn sóng chỉ trích gay gắt từ một số quốc gia đang nỗ lực loại bỏ than đá vào cuối thập kỷ này.

Vào ngày 6/9, Bộ trưởng bộ Tài nguyên Australia, Keith Pitt, cho biết Chính phủ nước này sẽ tiếp tục sản xuất và xuất khẩu than đá sau năm 2030. Tuyên bố đưa ra bất chấp lời kêu gọi của Liên Hợp Quốc loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch vào năm 2030. Nó cũng khiến nước này đối mặt với làn sóng chỉ trích gay gắt từ một số quốc gia đang nỗ lực loại bỏ than đá vào cuối thập kỷ này.

Cam kết loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch

Australia đã cam kết giảm 26-28% phát thải khí nhà kính vào năm 2030 so với mốc năm 2005. Tuy nhiên, cam kết này thấp hơn rất nhiều so với cam kết của Hoa Kỳ, Anh, liên minh châu Âu, cùng các quốc gia phát triển khác. Vào tháng 4, tổng thống Joe Biden cam kết giảm lượng khí thải Mỹ từ 50-52% trong cùng một khung thời gian.

Theo các nhà khoa học, những nền kinh tế chủ chốt phải cắt giảm ô nhiễm carbon tới 45% trong thập kỷ này để ngăn chặn nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên 1,5 ° C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Nếu vượt quá ngưỡng tăng đó, đồng nghĩa với các hiện tượng liên quan đến biến đổi khí hậu sẽ thường xuyên và khốc liệt hơn, bao gồm hạn hán, nắng nóng, cháy rừng, mưa lớn, lũ lụt...

Thế giới - Tại sao Australia theo đuổi công nghiệp than đá bất chấp cảnh báo?

Những người biểu tình chống lại mỏ than Adani ở Australia, vào ngày 5/7/2019. ẢNH: CNN

Đặc phái viên Liên Hợp Quốc Selwin Hart cho biết hôm 6/9: "Nếu không nhanh chóng loại bỏ than, biến đổi khí hậu sẽ tàn phá nền kinh tế Australia, từ nông nghiệp đến du lịch và ngay trong lĩnh vực dịch vụ. Tương tự, xây dựng, nhà ở và lĩnh vực bất động sản cũng sẽ thiệt hại nặng nề ở một quốc gia gần bờ biển như Australia".

Đặc phái viên nói thêm rằng doanh nghiệp và nhà đầu tư ngày càng có xu hướng từ bỏ than đá để chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo. Trên thực tế, các giải pháp thay thế than đá, như hydro xanh, đang dần dần phổ biến với giá rẻ. Tuy nhiên, than vẫn được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới cho ngành công nghiệp nặng, như luyện thép, nơi mà năng lượng từ các nguồn như gió và mặt trời không thể đáp ứng được yêu cầu. 

Tại sao Australia “theo đuổi” than đá bất chấp những cảnh báo?

Lý giải về quyết định này, Bộ trưởng bộ Tài nguyên Australia cho biết trong một bản tuyên bố ngày 6/9: "Tương lai của ngành công nghiệp than đá là do Chính phủ Australia quyết định, chứ không phải một cơ quan nước ngoài nào có thể can thiệp. Đóng cửa ngành công nghiệp này sẽ gây thiệt hại hàng tỷ đô la xuất khẩu và mất hàng nghìn việc làm.” Bộ trưởng liệt kê lợi ích ngành công nghiệp than đá mang lại cho nền kinh tế Australia và không hề đề cập đến cuộc khủng hoảng khí hậu.

Tuyên bố của Pitt nói thêm rằng các số liệu cho thấy "mối nguy do than đá đã bị phóng đại rất nhiều và tương lai ngành công nghiệp than đá vẫn sẽ được đảm bảo sau năm 2030".

"Tiêu thụ than trên toàn châu Á được cơ quan Năng lượng Quốc tế dự báo sẽ tăng trong thập kỷ tới để đáp ứng nhu cầu năng lượng của các nước như Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc.

Australia đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu đó. Than sẽ tiếp tục tạo ra hàng tỷ đô la tiền thuê mỏ và thuế, đồng thời trực tiếp tạo ra 50000 việc làm."

Thế giới - Tại sao Australia theo đuổi công nghiệp than đá bất chấp cảnh báo? (Hình 2).

Khai thác than tại cảng Newcastle, Australia vào ngày 12/10/2020. ẢNH: CNN

Từ nhiều năm nay, Australia là cái tên được xướng lên nhiều nhất trong top các quốc gia đứng đầu về trữ lượng than xuất khẩu trên thế giới. Tiếp theo đó là các nước như Trung Quốc, Nam Phi, Hoa Kỳ, Canada, Ba lan, Nga... Theo dữ liệu của Ủy ban châu Âu, lượng khí thải carbon bình quân đầu người tại Australia là 17 tấn, trong khi mức trung bình toàn cầu là dưới 5 tấn. Theo Cơ sở dữ liệu mỏ toàn cầu của Fitch Solutions, trong số 176 dự án than mới trên thế giới thì 79 dự án là ở Australia. Có thể thấy rằng, than đá từ lâu đã trở thành trụ cột của nền kinh tế nước này. 

Phạm Thu Thanh (theo CNN)

"Chợ đen" phiếu tiêm chủng giả âm thầm hoạt động tại Mỹ

Thứ 5, 02/09/2021 | 20:29
FBI cho biết việc mua bán và sử dụng phiếu tiêm vắc-xin giả không chỉ tác động tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng mà còn vi phạm pháp luật.

EU loại du khách từ Mỹ khỏi danh sách an toàn vì gia tăng nỗi lo Covid-19

Thứ 4, 01/09/2021 | 09:15
Ngày 30/8 Liên minh châu Âu khuyến nghị rằng 27 quốc gia thành viên cần khôi phục lệnh hạn chế bay với du khách đến từ Mỹ.

Việt Nam cam kết hành động quyết liệt để ứng phó với biến đổi khí hậu

Thứ 7, 24/04/2021 | 06:59
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định là nước chịu tác động lớn bởi biến đổi khí hậu Việt Nam cam kết hành động quyết liệt ứng phó toàn diện với biến đổi khí hậu.
Cùng tác giả

4 phương thức chuyển đổi giúp doanh nghiệp bứt phá từ đại dịch

Thứ 5, 14/07/2022 | 16:01
Chuyên gia cho rằng không có một hướng tiếp cận chuyển đổi nào là duy nhất cho tất cả doanh nghiệp, có thể kết hợp với nhau để tối ưu hoá giá trị doanh nghiệp.

Tổng thống Joe Biden nói gì về dự án nhà máy 4 tỷ USD của Vinfast tại Mỹ?

Thứ 4, 30/03/2022 | 09:43
Việc xây dựng nhà máy VinFast tại Mỹ sẽ bắt đầu ngay trong năm 2022 khi doanh nghiệp được cấp các giấy phép cần thiết, dự kiến ​​sẽ hoàn thành vào tháng 7/2024.

Đánh thuế nhà và tài sản: Các nước trên thế giới tạo nguồn thu ra sao?

Thứ 7, 05/03/2022 | 08:45
Thuế thu trong quá trình sử dụng tài sản tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,036% GDP, thấp hơn nhiều lần so với các quốc gia phát triển và mới điều tiết đối với đất.

Những bước tiến quan trọng về chống biến đổi khí hậu tại COP26

Thứ 2, 15/11/2021 | 10:00
COP26 duy trì mục tiêu khống chế nhiệt độ toàn cầu tăng ở mức 1,5°C là kim chỉ nam của hành động, thúc đẩy dòng chảy tài chính và tăng cường sự thích ứng khí hậu.

Ireland thu hồi mì Hảo Hảo và miến Good: Bộ Công Thương vào cuộc

Thứ 7, 28/08/2021 | 08:37
Bộ Công Thương đã yêu cầu Acecook báo cáo về quy trình sản xuất và sự khác biệt giữa lô sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đối với mì Hảo Hảo và miến Good.
Cùng chuyên mục

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.

Thống đốc Ngân hàng Nga hành động sau chỉ đạo “nóng” của ông Putin

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:10
Lãi suất ở Nga được duy trì ở mức cao để chống lại áp lực lạm phát gia tăng và chống đỡ đồng Rúp khỏi bị chao đảo trước các đòn trừng phạt của Mỹ và EU.

Yêu cầu của Nga đe dọa dòng chảy dầu thô sang Đức

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Đức dù không còn mua dầu của Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng đường ống của Nga để nhận hàng từ nước thứ 3.

So sánh tiềm lực sáng chế UAV của Nga, Ukraine trong xung đột

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:15
Nga đã nộp 342 bằng sáng chế máy bay không người lái (UAV) từ năm 2022 đến năm 2024, trong khi Ukraine chỉ nộp 4 bằng sáng chế trong cùng khoảng thời gian.

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.
     
Nổi bật trong ngày

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.

Tuyên Quang: Níu chân du khách bằng sắc màu thổ cẩm

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:43
Vừa qua, chương trình trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch, làng nghề đã được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:37
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.

Yêu cầu của Nga đe dọa dòng chảy dầu thô sang Đức

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Đức dù không còn mua dầu của Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng đường ống của Nga để nhận hàng từ nước thứ 3.

Thống đốc Ngân hàng Nga hành động sau chỉ đạo “nóng” của ông Putin

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:10
Lãi suất ở Nga được duy trì ở mức cao để chống lại áp lực lạm phát gia tăng và chống đỡ đồng Rúp khỏi bị chao đảo trước các đòn trừng phạt của Mỹ và EU.