Tại sao lạm phát ở châu Á chưa bùng nổ như ở châu Âu, Mỹ?

Tại sao lạm phát ở châu Á chưa bùng nổ như ở châu Âu, Mỹ?

Chủ nhật, 26/12/2021 | 08:00
0
Mức lạm phát ở các nền kinh tế của châu Á có phần trầm lắng hơn, tuy nhiên triển vọng vẫn chưa chắc chắn trong năm 2022 và cần chuẩn bị sẵn kịch bản đối phó.

Khi nền kinh tế thế giới phục hồi sau đại dịch, lạm phát đang gia tăng ở các nền kinh tế tiên tiến và mới nổi. Nhu cầu tăng nhanh được thúc đẩy bởi các biện pháp kích thích kinh tế và những gián đoạn do đại dịch gây ra đang thổi bùng “ngọn lửa” lạm phát, khiến lạm phát như “cháy rừng” lan rộng khắp thế giới thông qua các yếu tố toàn cầu như giá thực phẩm và năng lượng cao hơn, và chi phí vận chuyển tăng vọt.

Mức độ lạm phát ở châu Á vừa phải hơn so với ở các khu vực khác trên thế giới, cho phép các Ngân hàng Trung ương khu vực giữ lãi suất ở mức thấp và tiếp tục hỗ trợ phục hồi kinh tế.

Tuy nhiên, mức tăng giá trầm lắng của châu Á có thể sẽ thay đổi theo hướng được đẩy nhanh hơn trong năm tới. Triển vọng vẫn chưa chắc chắn và các Ngân hàng Trung ương vẫn nên sẵn sàng thắt chặt chính sách nếu áp lực và kỳ vọng lạm phát tăng lên.

Có một số yếu tố giải thích cho mức lạm phát thấp hơn ở Châu Á. Trong số các nền kinh tế mới nổi ở châu Á, sự phục hồi chậm trễ đã khiến lạm phát lõi – không tính đến các yếu tố dễ biến động, gồm chi phí lương thực và năng lượng – chỉ bằng một nửa tỉ lệ của các nền kinh tế mới nổi ở các khu vực khác. Và chi phí thực phẩm ở châu Á – chiếm khoảng 1/3 giỏ chỉ số giá tiêu dùng – đã tăng 1,6% trong năm qua, so với 9,1% ở các khu vực khác.

Điều này là nhờ các yếu tố như mùa màng bội thu ở Ấn Độ, sự phục hồi của ngành chăn nuôi lợn sau dịch cúm lợn gần đây ở Trung Quốc, và giá gạo tăng.

Lạm phát thấp hơn ở các nền kinh tế tiên tiến của Châu Á phản ánh một loạt các yếu tố khác nhau. Châu Á có mức lạm phát năng lượng thấp hơn nhiều so với châu Âu và Mỹ.

Ngoài ra, một số quốc gia châu Á đã quản lý đại dịch theo cách giúp họ tránh được gián đoạn nguồn cung lớn và áp lực liên quan đến giá cả. Chẳng hạn, Hàn Quốc tiến hành truy vết dịch tễ và xét nghiệm toàn diện, trong khi Australia và Trung Quốc kiềm chế các ca lây nhiễm bằng cách đóng cửa biên giới và phong tỏa cục bộ.

Thế giới - Tại sao lạm phát ở châu Á chưa bùng nổ như ở châu Âu, Mỹ?

Biểu đồ so sánh lạm phát ở châu Á và các khu vực khác trên thế giới. Nguồn: Eurasia Review

Biểu đồ so sánh lạm phát toàn phần (headline), giá thực phẩm (food) và giá năng lượng (energy) ở các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển (EMDE) và các nền kinh tế tiên tiến (AE) ở châu Á và ở các khu vực khác trên thế giới, với số liệu lấy từ Haver Analytics Inc. và IMF, tính đến tháng 10/2021. Số liệu được tính toán bằng cách sử dụng trung bình đơn giản.

EMDE châu Á gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan. AE châu Á gồm: Australia, Đặc khu Hành chính Hồng Kông (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Macao (Trung Quốc), Singapore, Đài Loan (Trung Quốc).

EMDE khác gồm: Brazil, Chile, Colombia, Hungary, Mexico, Peru, Nga, Nam Phi. AE khác gồm: Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Vương quốc Anh, Mỹ.

Áp lực lạm phát tràn lan cuối cùng sẽ giảm bớt trên toàn cầu, khi sự mất cân đối cung - cầu dịu đi và các biện pháp kích thích kinh tế được rút lại dần.

Nhưng vào năm 2022, khi quá trình phục hồi trở nên mạnh mẽ hơn, tác động dai dẳng của việc chi phí vận chuyển ở mức cao có thể chấm dứt tình trạng lạm phát “lành tính” mà châu Á đã trải qua trong năm 2021.

Chỉ số thuê tàu hàng khô Baltic (Baltic Dry Index), một thước đo tiêu chuẩn về chi phí vận chuyển toàn cầu, tính đến tháng 10, đã tăng gấp 3 lần trong năm nay.

Việc chi phí vận chuyển tăng cao như vậy sẽ thúc đẩy lạm phát trong 12 tháng, khiến nó có khả năng tăng thêm khoảng 1,5 điểm phần trăm vào tốc độ lạm phát của châu Á trong nửa cuối năm 2022.

Đến lúc đó, các nhà hoạch định chính sách trong khu vực sẽ phải sẵn sàng hành động.

Minh Đức (Theo Eurasia Review)

Cách châu Á cần phản ứng khi Fed siết chặt chính sách tiền tệ

Thứ 6, 03/12/2021 | 15:35
Như thường lệ, động thái của Fed chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các quốc gia khác. Tuy nhiên, lần này tác động đối với khu vực châu Á lại khá nhẹ nhàng, HSBC nhận định.

Điều gì ẩn sau con số lạm phát toàn phần ở Nhật?

Thứ 2, 22/11/2021 | 18:24
Mặc dù lạm phát ở Nhật Bản ít “kịch tính” hơn nhiều so với các quốc gia khác trên thế giới, chi phí năng lượng tăng đang trở thành một vấn đề nan giải.

Bẫy lạm phát trong phục hồi kinh tế toàn cầu

Chủ nhật, 14/11/2021 | 07:00
Câu hỏi đặt ra là liệu lạm phát, tăng lương và sự phân hóa lớn hơn trên toàn cầu có phải là "sự đảo ngược xu hướng thực sự hay sẽ tiêu tan khi đại dịch lắng xuống"?
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.

Tăng cường tiếp viện, Ukraine vẫn gặp khó, Nga tiếp tục đà tiến ở Adveevka

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:55
Bộ chỉ huy quân sự Ukraine đang nỗ lực chuyển quân tiếp viện đến mặt trận ở hướng Adveevka. Tuy nhiên, họ vẫn đang mất dần các khu định cư.

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

Nga không loại trừ xuất khẩu LNG bị trì trệ

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:00
Vô số các lệnh trừng phạt của phương Tây đã “vùi dập” tham vọng của Nga, đặc biệt là đối với dự án Arctic LNG 2 của Novatek.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức nói về việc Nga mở rộng sản xuất vũ khí

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:15
Một phần lớn hơn những gì đang được sản xuất không được gửi đến tiền tuyến mà được đưa vào kho, theo vị quan chức Đức.
     
Nổi bật trong ngày

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.

Tăng cường tiếp viện, Ukraine vẫn gặp khó, Nga tiếp tục đà tiến ở Adveevka

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:55
Bộ chỉ huy quân sự Ukraine đang nỗ lực chuyển quân tiếp viện đến mặt trận ở hướng Adveevka. Tuy nhiên, họ vẫn đang mất dần các khu định cư.

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.