Tang lễ cổ kéo dài 12 ngày đêm ở Mường Bi

Tang lễ cổ kéo dài 12 ngày đêm ở Mường Bi

Thứ 3, 05/11/2013 | 13:23
0
Người Mường Bi cổ ở huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình quan niệm rằng "nghĩa tử là nghĩa tận". Khi gia đình có người chết, họ sẽ làm tang ma kéo dài 12 ngày đêm với rất nhiều thủ tục dài đằng đẵng để giúp cho linh hồn thoát khỏi thể xác và trở về với cõi vĩnh hằng.

Cắt tóc trong đám tang

Chúng tôi gặp ông Bùi Văn Rẩy, xóm Trọng, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình để tìm hiểu về đám tang của người Mường Bi cổ. Được biết, ông Rẩy là một thầy mo nổi tiếng ở vùng Tân Lạc. Hiện, ông là một trong số ít người còn biết khá kỹ về các nghi lễ tang ma cổ này. Ông Rẩy cho biết: "Đám tang được coi là một nghi lễ cực kỳ quan trọng trong đời người dân tộc Mường. Vì vậy, người sống sẽ cố gắng hết sức mình để làm những việc có ý nghĩa cho người quá cố. Khi gia đình có người qua đời, gia chủ sẽ báo hiệu gióng ba hồi chiêng, trống đồng, kiềng, thanh la cho anh em và bản làng biết. Khi nghe được những âm thanh đó, mọi người sẽ tự rủ nhau đến để phụ giúp".

Xã hội - Tang lễ cổ kéo dài 12 ngày đêm ở Mường Bi

 Ông Bùi Văn Rẩy là thầy mo nổi tiếng ở xứ Mường Bi.

Người quá cố được đặt ở gian giữa của ngôi nhà. Lúc này gia đình nhanh chóng đi gọi thầy mo đến. Đầu tiên thầy mo sẽ thực hiện nghi lễ chia vải vóc. Những thành viên trong gia đình sẽ dựng cọc, mắc màn, lấy vải trắng quây xung quanh, lấy chăn quây che phần trên cùng. Người chết sẽ được khâm liệm, mặc quần áo mới, quấn vải trắng quanh áo quan, trong cùng là vải của con út, ngoài cùng là vải của con trưởng. Mặt trên của áo quan được treo vải trắng. Phía trên quan tài buộc một cái sào để treo quần áo của con cái. Phía ngoài sân cũng được treo vải trắng, người quá cố có bao nhiêu người con trai thì treo bằng ấy mảnh.

Qua quá trình tìm hiểu, PV báo ĐS&PL được biết, trong đám tang có rất nhiều nghi thức kỳ lạ. Khi đưa người chết nhập quan xong, con trai trưởng sẽ dùng dao chém ba nhát vào nơi đặt bàn thờ tổ tiên nhằm tỏ ý trách cứ "ma nhà" đã để cho người thân của họ ra đi. Sau nghi lễ đó, tiếng chiêng, trống gióng lên thì con cháu mới bắt đầu được than khóc. Tiếp theo là phần việc của các nàng dâu. Họ phải dùng những chiếc quạt để làm lễ quạt ma. Tiếp đến là nghi lễ phát tang ma. Đây là nghi lễ "cắt tóc" cho con cháu và những người có chung dòng máu với người quá cố. Sau khi hồi cồng chấm dứt, con cháu ruột thịt cúi, vái, lạy những người đến dự lễ tang. Lúc này, một bà góa trong họ sẽ dùng dao để "xén tóc" cho họ, nam giới sẽ được cắt một lọn tóc trên đỉnh đầu, nữ thì cắt tóc ở gáy để ở cạnh người chết. Hành động đó nhằm giúp cho hồn người chết sẽ không vương vấn nợ trần mà trở về với cõi vĩnh hằng. Tất cả mọi người đều phải quỳ trước linh cữu của người chết.

Dẫn linh hồn đi thụ lễ

Ông Rẩy cho rằng, nghi lễ mo được coi là quan trọng nhất trong đám tang của người Mường Bi cổ. Thầy mo Mường là người quan trọng nhất trong nghi lễ này chứ không phải là con, cháu. Ông Rẩy cho hay: "Để có thể "bắt linh hồn" nghe theo, thì thầy Mo phải thực hiện nghi lễ Đạp ma (hay còn gọi là lễ Giậm nước). Lễ Đạp ma được thực hiện như sau: Sau khi mo kể về sức mạnh của ông mo và sức mạnh của túi khót thì mới bắt đầu mo nghi lễ Đạp ma. Nghi lễ Đạp ma được thực hiện như sau: Thầy mo đến cạnh xác người quá cố, tay phải vác gươm trên vai, tay trái dùng quạt phe phẩy trên bụng mình, tư thế đứng bình thường, chân phải đeo chiếc vòng chuôi dao. "Sau khi chấm dứt đoạn mo trên thì thầy mo hú lên một tiếng, gọi tên người chết một lần rồi co chân phải giậm mạnh xuống sàn nhà.  Sau đó, thầy mo dùng chân làm tâm để xoay một góc 700. Như vậy, linh hồn sẽ nghe theo thầy mo để thụ lễ", ông Rẩy nói.

Xã hội - Tang lễ cổ kéo dài 12 ngày đêm ở Mường Bi (Hình 2).

Ảnh phục dựng về đám tang của người Mường.

Đám ma đậm nét văn hóa của người Mường

Chị Bùi Thị Tiệp, cán bộ phòng Văn hóa - Thể thao và Du lịch huyện Tân Lạc cho hay: Đám tang của người Mường Bi cổ đậm nét sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian của người Mường. Ngày xưa, một lễ tang có thể kéo dài đến 12 ngày. Nhưng hiện nay, đám tang đã được đơn giản hóa. Thời gian làm đám chỉ còn 7 ngày, thậm chí có thể thực hiện nhanh hơn. Quá trình làm tang lễ cũng bớt rườm rà hơn. Tuy nhiên, những nghi thức cổ còn giữ nguyên bản sắc của văn hóa Mường. Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Tô Đông Hải đã từng nói: "Đám hiếu ở Mường Bi - điểm hội tụ của văn hóa dân gian mang tính nhân văn sâu sắc". 

Trong những tài liệu về Mo Mường còn ghi rất rõ về nghi thức mo này. Đêm đầu, mo sẽ dẫn hồn lên gặp các "loài vật hầu kiện" vì khi còn sống, con người đã gây tội ác với chúng. Thầy mo có trách nhiệm bảo vệ linh hồn trong vụ kiện đó. Đêm thứ hai, mo dẫn hồn đến nhà ông nội người chết để mượn tiền, mượn quần áo. Đêm thứ ba, mo lại dẫn hồn đi kiện. Đêm thứ tư, mo dẫn hồn đi bán bông trả nợ, chuộc sổ, xin nhập sổ ma và cấp phương tiện đi lại. Đêm thứ năm, mo dẫn hồn xuống sông Tỵ (nơi ngăn cách giữa thế giới ma và người), ra thác Bờ, xuống Bói để sắm đồ đạc về âm phủ.

Đêm thứ sáu, khi đã làm nhà táng và tế rước nhà xe, tế quạt ma ở ngoài đồng. Thầy sẽ mo tế Hằng Nga để kể về quá trình nhà xe và chuyện vườn Hoa núi Cối (truyện cổ của người Mường). Trước khi đến đêm thứ bảy, vào buổi sáng tinh mơ, mo sẽ dẫn hồn về thăm lại nhà. Thầy mo mời hồn ăn bánh. Đến buổi chiều, mo mời hồn ăn bữa cơm cuối cùng ở nhà trước khi đưa ma đi mai táng. Ban đêm, mo hướng dẫn hồn dọn đồ đạc con cháu chia cho để chuẩn bị về mộ địa. "Riêng hành động của mo đã kéo dài hàng tuần trong đám tang. Đám tang của người Mường Bi cổ mà thực hiện đủ tất cả các thủ tục của nghi lễ thì phải mất 12 ngày đêm. Trong thời gian đó, mỗi ngày, gia đình có người chết đều phải phục vụ việc ăn uống cho những người làm lễ", ông Rẩy nói.

Tất cả các nghi lễ đó nhằm giúp cho linh hồn của người chết đoạn tuyệt với người sống và hòa nhập với thế giới người chết. Theo ông Rẩy, việc quan trọng nhất của nghi lễ này chính là điều khiển được linh hồn quá cố thực hiện các thủ tục. Người Mường Bi có quan niệm rằng: Khi con người mất đi, lúc chưa làm đám tang và lúc làm đám tang thì họ không còn là người trần nhưng cũng chưa phải là ma, tuy nhiên, họ có sức mạnh thiêng liêng mà người trần không thể điều khiển hay cầu xin nổi. Chính vì vậy, thầy mo là người được coi là có quyền năng kết nối giữa thần linh và người trần để siêu thoát cho linh hồn. Để khiến cho linh hồn của người chết phải tuân theo và thực hiện các nghi lễ của tang ma thì ông mo phải dùng đến quyền năng của nghi lễ "nổ". Thầy mo dùng phép thuật, năng lượng siêu nhiên của mình để bắt buộc, sai khiến và "đưa đường dẫn lối" cho linh hồn. Ông Rẩy cho hay: Linh hồn người chết được thầy mo dẫn dắt bằng những lời cầu khấn. Nếu như mo sai thì sẽ dẫn đến hiện tượng linh hồn bị mất phương hướng. Hồn không thể đoạn tuyệt với người chết mà cũng không thể nhập vào cõi thần linh. Hồn sẽ trở về quấy phá, hành hạ con cháu trong nhà. Chính vì vậy, mo được coi là linh hồn của đám tang ở Mường Bi.

Đám tang ma của người Mường cổ có những tục lệ hết sức độc đáo như: Quan tài được làm bằng cây gỗ khoét rỗng thành hình chiếc thuyền. Người chết sẽ được chôn cùng đồ tùy táng như: Bát, đĩa chôn giữa mộ, vò đựng nước chôn ở đầu mộ. Nhà lang xưa kia còn chôn theo cả sanh và vật dụng để ninh xôi được làm bằng đồng. Nếu người chết là lang cun thì còn được chôn theo một chiếc trống đồng. Sau khi lấp đất được hơn một nửa huyệt, người thân sẽ rải một lớp than tro dày khoảng 5cm trước khi lấp đầy áo quan. Khi đã thực hiện xong tất cả các nghi lễ, người ta đắp đất thành mộ. Chôn hòn mồ bằng đá quanh mộ. Chỉ cần nhìn vào những viên đá được chôn ở mộ cũng có thể biết được thân phận của người chết. Ví dụ: Mộ lang cun được chôn 9 hòn đá to, lang đạo 7 hòn đá to, thường dân chôn 5 hòn đá nhỏ. Cuối cùng là việc dựng nhà mồ bên trên ngôi mộ để chứa đồ đạc mọi người gom góp. Sau ba ngày mai táng, những người thân trong gia đình ra mộ làm lễ mời hồn về để thờ cúng trong nhà.                 

Thế Hoàng

Quy định cưới hỏi, ma chay có giảm được biến tướng?

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:53
Theo các chuyên gia, Hà Nội đang có một quyết sách đúng đắn của để nắn dòng chảy văn hóa đang lệch hướng trong thời mở cửa.

Những hủ tục ma chay 'rợn tóc gáy' chỉ có ở Việt Nam

Thứ 5, 21/02/2013 | 10:24
Đó là những hủ tục lạ lùng của người Việt trong chuyện ma chay, ví như tục đút cơm cho xác chết và đem tử thi ra "ngắm" mặt trời...

Giải mã chuyện ma ám ngôi nhà có 4 người chết thảm

Thứ 6, 04/10/2013 | 17:22
Vụ thảm án Cung Văn Phúc hoang tưởng giết vợ và hai con rồi tự sát ở tổ 28, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội vẫn còn trong trí nhớ của nhiều người. Và từ ngày lo ma tang cho cả một gia đình, ngôi nhà ấy luôn đắm chìm trong tiếng tụng kinh…

Cặp tình nhân chết cháy chấn động Bến Tre

Thứ 4, 14/08/2013 | 15:08
Cách đây gần 10 năm ở tỉnh Bến Tre xảy ra vụ án cặp tình nhân chết cháy gây xôn xao dư luận. Cho đến thời điểm này, nỗi đau vẫn in hằn trong mỗi người thân của ba gia đình có liên quan đến vụ việc. Cuộc sống của họ gần như rơi vào vực thẳm và bế tắc...

Nỗi ám ảnh 'vượt cửa tử 'trên dòng sông Mã

Chủ nhật, 04/08/2013 | 08:23
Khúc sông thuộc xã Cẩm Phong, huyện Cẩm Thủy Thanh Hóa đã trở thành nỗi ám ảnh của những ngư dân chuyên mưu sinh trên dòng sông Mã.

Giải mã 'mối thù không đội trời chung' giữa 'lính' và 'sếp'

Thứ 7, 20/04/2013 | 10:11
Mấy ngày qua, bà Trần Hồng Ly và ông Lê Tấn Lực (cùng công tác tại Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Trà Vinh) đã khiến báo giới tốn khá nhiều giấy mực xung quanh những “scandal” của bà Ly.

Giải mã về ngôi mộ cổ với xác ướp kỳ bí ở Sài Gòn

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:45
Trong quá trình di dời nghĩa trang trong khu vực trung tâm TP.HCM ra ngoại thành, người ta đã phát hiện ra nhiều ngôi mộ độc đáo, thu hút giới khảo cổ nói riêng và cộng đồng khoa học nói chung.

Quy định cưới hỏi, ma chay có giảm được biến tướng?

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:53
Theo các chuyên gia, Hà Nội đang có một quyết sách đúng đắn của để nắn dòng chảy văn hóa đang lệch hướng trong thời mở cửa.

Những hủ tục ma chay 'rợn tóc gáy' chỉ có ở Việt Nam

Thứ 5, 21/02/2013 | 10:24
Đó là những hủ tục lạ lùng của người Việt trong chuyện ma chay, ví như tục đút cơm cho xác chết và đem tử thi ra "ngắm" mặt trời...

Giải mã chuyện ma ám ngôi nhà có 4 người chết thảm

Thứ 6, 04/10/2013 | 17:22
Vụ thảm án Cung Văn Phúc hoang tưởng giết vợ và hai con rồi tự sát ở tổ 28, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội vẫn còn trong trí nhớ của nhiều người. Và từ ngày lo ma tang cho cả một gia đình, ngôi nhà ấy luôn đắm chìm trong tiếng tụng kinh…

Cặp tình nhân chết cháy chấn động Bến Tre

Thứ 4, 14/08/2013 | 15:08
Cách đây gần 10 năm ở tỉnh Bến Tre xảy ra vụ án cặp tình nhân chết cháy gây xôn xao dư luận. Cho đến thời điểm này, nỗi đau vẫn in hằn trong mỗi người thân của ba gia đình có liên quan đến vụ việc. Cuộc sống của họ gần như rơi vào vực thẳm và bế tắc...

Nỗi ám ảnh 'vượt cửa tử 'trên dòng sông Mã

Chủ nhật, 04/08/2013 | 08:23
Khúc sông thuộc xã Cẩm Phong, huyện Cẩm Thủy Thanh Hóa đã trở thành nỗi ám ảnh của những ngư dân chuyên mưu sinh trên dòng sông Mã.

Giải mã 'mối thù không đội trời chung' giữa 'lính' và 'sếp'

Thứ 7, 20/04/2013 | 10:11
Mấy ngày qua, bà Trần Hồng Ly và ông Lê Tấn Lực (cùng công tác tại Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Trà Vinh) đã khiến báo giới tốn khá nhiều giấy mực xung quanh những “scandal” của bà Ly.

Giải mã về ngôi mộ cổ với xác ướp kỳ bí ở Sài Gòn

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:45
Trong quá trình di dời nghĩa trang trong khu vực trung tâm TP.HCM ra ngoại thành, người ta đã phát hiện ra nhiều ngôi mộ độc đáo, thu hút giới khảo cổ nói riêng và cộng đồng khoa học nói chung.