Tiềm lực của Thiết bị điện Gelex:

Tiềm lực của Thiết bị điện Gelex: "Tay chơi" rót tiền tỷ làm hàng loạt dự án điện gió

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 4, 31/03/2021 | 14:18
0
Là ông lớn trong lĩnh vực sản xuất thiết bị điện, sau khi bộ Công Thương thoái toàn bộ vốn, Gelex ghi nhận tốc độ tăng trưởng và quy mô tài sản ấn tượng.

Lĩnh vực năng lượng tái tạo, trong đó có điện gió đang được các nhà đầu tư “chạy đua” để hưởng mức ưu đãi 8,5 cent/kWh trước tháng 11/2021.

Trong một báo cáo phân tích mới đây từ công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC), tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam (Gelex, mã chứng khoán: GEX) cũng đang gia tăng công suất năng lượng tái tạo, dự tăng gấp đôi lên 240MW vào năm 2021.

Cụ thể, công ty này đặt kế hoạch các dự án trang trại điện gió mới với tổng công suất 140 MW (Hướng Phùng và Gelex 1, 2 & 3) sẽ đi vào hoạt động vào tháng 10/2021, trước thời hạn tháng 11/2021 để nhận được biểu phí đấu nối ưu đãi 8,5 cent/kWh. Với điện gió, đây là một bước đi đón đầu của Gelex bởi đây là lĩnh vực đang Chính phủ khuyến khích đầu tư.

Xu hướng thị trường - Tiềm lực của Thiết bị điện Gelex: 'Tay chơi' rót tiền tỷ làm hàng loạt dự án điện gió

Một dự án điện gió kết hợp điện mặt trời tại Quảng Trị.

Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam vốn được biết đến là ông lớn trong lĩnh vực sản xuất thiết bị điện, tiền thân là tổng công ty Thiết bị Kỹ thuật điện, được thành lập vào năm 1990 theo quyết định của Bộ trưởng bộ Công nghiệp nặng (nay là bộ Công Thương).

Đến cuối tháng 5/2006, công ty này đổi tên thành Thiết bị Điện Việt Nam và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con. Đến tháng 12/2010, chính thức chuyển thành tổng công ty Cổ phần Thiết bị Điện Việt Nam với số vốn điều lệ là 1.400 tỷ đồng. Lúc này, đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại Gelex là bộ Công Thương, nắm giữ 87,17% vốn.

Doanh nghiệp này giảm tỷ lệ sở hữu vốn Nhà nước xuống còn 78,74%, tăng vốn điều lệ lên 1.550 tỷ đồng khi phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông chiến lược là công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt vào tháng 8/2015.

Đến tháng 12/2015, bộ Công Thương đem bán toàn bộ 78,74% vốn Nhà nước, tương đương 122 triệu cổ phiếu GEX và thu về hơn 2.100 tỷ đồng. Phiên thoái vốn này thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư, khi cả trăm triệu cổ phiếu “cháy hàng” chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ. Hơn ba năm sau, Gelex chuyển niêm yết cổ phiếu sang sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) với vốn điều lệ tăng lên gần 2.670 tỷ đồng.

Sau khi thực hiện tái cấu trúc toàn diện vào năm 2018, đến nay, vốn điều lệ của Gelex đã lên tới 4,882 tỷ đồng. Doanh nghiệp này tập trung 2 lĩnh vực chính là sản xuất công nghiệp (gồm 4 sản phẩm chính là dây và cáp điện, máy biến áp, động cơ điện và thiết bị đo điện) và hạ tầng (gồm điện và nước sạch, bất động sản thương mại và bất động sản khu công nghiệp) với tổng giá trị vốn hóa hơn 11.000 tỷ đồng.

Xu hướng thị trường - Tiềm lực của Thiết bị điện Gelex: 'Tay chơi' rót tiền tỷ làm hàng loạt dự án điện gió (Hình 2).

Gelex đang nắm giữ cổ phần tại tổng Công ty Viglacera - CTCP (46,07%), công ty Cổ phần Thiết bị điện (89,69%), tổng công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển KCN Dầu khí Long Sơn (25,47%) và công ty Cổ phần Cảng Đồng Nai (4,13%).

Tại ngày 31/12/2020, Gelex sở hữu trực tiếp 2 công ty con là công ty Cổ phần Hạ tầng Gelex và công ty Cổ phần thiết bị điện Gelex. Công ty con sở hữu trực tiếp bởi Gelex cũng sở hữu hàng loạt các công ty con. Cụ thể, công ty Cổ phần Hạ tầng Gelex sở hữu các công ty con là công ty TNHH Một thành viên Năng lượng Gelex Ninh Thuận; công ty Cổ phần Đầu tư Nước sạch Sông Đà; công ty TNHH Điện gió Hướng Phùng; công ty Cổ phần Năng lượng Gelex Quảng Trị; công ty Cổ phần Năng lượng Gelex Đắk Lắk; công ty Cổ phần Hạ tầng Gelex Tây Ninh và công ty Cổ phần Dịch vụ Năng lượng Gelex.

Công ty Cổ phần thiết bị điện Gelex sở hữu các công ty con gồm: công ty Cổ phần Dây Cáp Điện Việt Nam; công ty TNHH MTV Cadivi Đồng Nai; công ty Dây đồng Việt Nam CFT; công ty Cổ phần Thiết bị điện (THIBDI); công ty Cổ phần Sản xuất Thiết bị điện Đông Anh; công ty Cổ phần Chế tạo Điện Cơ Hà Nội; công ty Cổ phần Điện Cơ Hà Nội.

Bứt phá sau khi “xả” hết vốn Nhà nước

Kết quả kinh doanh qua các năm của Gelex cho thấy, kể từ khi thoát khỏi cái bóng là doanh nghiệp Nhà nước, kết quả kinh doanh của Gelex thăng hoa hơn.

Xu hướng thị trường - Tiềm lực của Thiết bị điện Gelex: 'Tay chơi' rót tiền tỷ làm hàng loạt dự án điện gió (Hình 3).

Hoạt động kinh doanh của Gelex được đánh giá là thăng hoa hơn khi thoác mác doanh nghiệp Nhà nước.

Năm 2017, lợi nhuận của doanh nghiệp này đạt 1.658 tỷ đồng, tăng 48% so với năm 2016. Nguồn thu cũng dư dả hơn khi doanh thu thuần tăng 64% lên 11.986 tỷ đồng. Sang năm 2018, đà tăng trưởng vẫn được giữ vững, doanh thu và lợi nhuận đạt trên 13.699 tỷ đồng và 1.533 tỷ đồng, tăng lần lượt 14% và 34% so với năm trước.

Trong năm 2019, Gelex đẩy mạnh dư nợ vay nhằm bổ sung nguồn vốn cho quá trình mở rộng đầu tư, thâu tóm các công ty chiến lược khiến chi phí tài chính tăng mạnh, ảnh hưởng đến lợi nhuận cả năm. Tuy nhiên, doanh thu thuần vẫn tăng trưởng 10%.

Lũy kế năm 2020, doanh thu thuần của Gelex tăng 17,2% so với năm 2019, đạt 17.949 tỷ đồng, vượt 449 tỷ đồng so với kế hoạch theo phương án không hợp nhất Viglacera. Lợi nhuận trước thuế tăng 10,8% so với 2019, đạt 1.187 tỷ đồng, vượt 61,45% so với kế hoạch năm.

Dự kiến, trong năm 2021 này, Gelex vẫn tiếp tục thực hiện mục tiêu tăng sở hữu tại Viglacera lên mức chi phối. Hơn 2.250 tỷ đồng đã được công ty chi ra để gom thêm cổ phiếu VGC trong năm 2020 nhưng tỷ lệ sở hữu hiện tại mới là 46,07%.

Tự tin với việc sẽ hợp nhất được Viglacera trong năm 2021 nên ban lãnh đạo Gelex dự kiến đạt tổng doanh thu 32.000 - 33.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.700 - 1.900 tỷ đồng, gấp đôi so với năm 2020.

Rót tiền tỷ làm hàng loạt dự án điện gió

Khi tham gia đầu tư vào nguồn phát điện, tập trung vào năng lượng tái tạo với điện gió và trang trại điện mặt trời. Hiện Gelex đang sở hữu tổng cộng 4 dự án nguồn phát điện, với tổng công suất 122 MW điện tại các dự án: Thủy điện Sông Bung 4A, công suất 49 MW; Thủy điện Canan 1 - 2, tổng công suất 23 MW và Điện mặt trời Ninh Thuận, tổng công suất 50 MW.

Doanh nghiệp này cũng đang đầu tư vào các dự án điện mặt trời áp mái tại các khu công nghiệp, nhà máy của CAV, Viglacera và các đối tác với công suất dự kiến khoảng 22 MW. Đồng thời, tiếp tục khảo sát lập dự án điện gió gần bờ với tổng công suất dự kiến 800MW, điện gió Đăk Nông 200MW, điện mặt trời trang trại 550MW ở Tây Ninh và Bình Phước.

Mới đây nhất, Gelex đã quyết định rót vốn 1.800 tỷ đồng vào 5 dự án điện gió là dự án Nhà máy điện gió Hướng Phùng 2, Hướng Phùng 3 (huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị) với công suất của khoảng 50 MW. Nhà máy điện gió Gelex 1, 2, 3 (xã Hướng Linh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) với công suất mỗi nhà máy 30 MW dự kiến hoàn thành trước tháng 10/2021.

Mục tiêu trong vòng 5 năm tới, Gelex hoàn thành và đưa vào vận hành các dự án năng lượng tái tạo bao gồm điện mặt trời và điện gió với tổng công suất 1.500MW.

Cơ điện lạnh REE: Từ xí nghiệp nhỏ đến cơ ngơi nghìn tỷ của nữ tướng Nguyễn Thị Mai Thanh

Thứ 6, 26/03/2021 | 09:15
Được chứng khoán SSI đánh giá là có cổ phiếu ngành điện triển vọng năm 2021, Cơ điện lạnh REE đang hoạt động vững chắc ở các lĩnh vực với tỷ suất lợi nhuận ổn định.

"Cá mập” BĐS tỉnh lẻ BIM Land của doanh nhân Đoàn Quốc Việt

Thứ 2, 22/03/2021 | 08:41
Trong khi các ông lớn tập trung đầu tư vào các trung tâm như Hà Nội hay TP.HCM thì BIM Land lại đầu tư vào “tỉnh lẻ” tiềm năng như Kiên Giang hay Quảng Ninh.

Bộ Công Thương trả lời về năng lượng tái tạo trong dự thảo Quy hoạch điện VIII

Thứ 5, 18/03/2021 | 11:15
Bộ Công Thương khẳng định, quy mô nguồn năng lượng tái tạo tính toán đề xuất trong dự thảo Quy hoạch điện VIII hiện đã phù hợp.

Bầu Hiển lấn sân sang làm điện gió, điện mặt trời

Thứ 4, 17/03/2021 | 14:31
Ông Đỗ Quang Hiển đang tỏ rõ tham vọng đối với năng lượng tái tạo khi liên tiếp nhảy sang đầu tư các dự án điện mặt trời, điện gió.

Sức hút năng lượng tái tạo, ông lớn Sao Mai có "hái tiền" từ mặt trời?

Thứ 3, 16/03/2021 | 10:04
Từng tham vọng trở thành “người tiên phong” đầu tư năng lượng sạch, Sao Mai Group của đại gia xứ Thanh Lê Thanh Thuấn trở nên có tiếng tăm trong lĩnh vực này.

Đầu tư vào điện mặt trời, BIM Group làm ăn ra sao?

Thứ 2, 15/03/2021 | 11:00
Với tham vọng chinh phục thị trường năng lượng tái tạo, BIM Group đã thu về khoản lợi nhuận kinh ngạc khi đầu tư xây dựng dự án điện mặt trời 330MW tại Ninh Thuận.
Cùng tác giả

Nắng nóng gay gắt khiến tiêu thụ điện toàn quốc lên cao kỷ lục

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:39
Theo EVN, hiện mới vào mùa nắng nóng ở miền Bắc nên dự báo nhiều khả năng tiếp tục tăng lên trong những tháng tiếp theo.

Hoà Phát sắp phát hành 581 triệu cổ phiếu, nâng vốn điều lệ lên 64.000 tỷ

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:16
Hòa Phát vừa công bố phương án chi tiết phát hành 581,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu năm 2023.

Bình quân mỗi tháng có 20.300 DN thành lập mới và quay lại hoạt động

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:05
Trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động là 81.300 doanh nghiệp, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước.

4 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất siêu 8,4 tỷ USD

Thứ 2, 29/04/2024 | 09:45
4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 238,88 tỷ USD - tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước.

CPI tháng 4/2024 tăng 0,07% so với tháng trước

Thứ 2, 29/04/2024 | 09:45
Theo Tổng cục Thống kê, bình quân 4 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 2,81%.
Cùng chuyên mục

Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến: Cơ hội và thách thức

Thứ 2, 29/04/2024 | 13:47
Xuất khẩu gạo Việt sang châu Âu-châu Mỹ 3 tháng đầu năm 2024 tăng đột biến, trong đó tăng mạnh nhất là Cuba, đạt 82,9 triệu USD; tăng 492,1%.

Giá xăng dầu hôm nay (29/4): Lao dốc nhẹ phiên đầu tuần

Thứ 2, 29/04/2024 | 09:50
Giá xăng dầu thế giới trượt dốc sau 2 phiên tăng tốc liên tiếp. Tuần này sẽ có nhiều dữ liệu kinh tế ảnh hưởng đến giá dầu.

Philippines là thị trường xuất khẩu xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

Thứ 7, 27/04/2024 | 09:30
Quý 1/2024 cả nước xuất khẩu trên 8,03 triệu tấn xi măng và clinker, thu về gần 304,1 triệu USD. Trong đó xuất khẩu sang Philippines thu tương đương 81,56 triệu USD.

Tương lai đầy triển vọng của ngành công nghệ ánh sáng

Thứ 6, 26/04/2024 | 20:44
Với sự phát triển của công nghệ ánh sáng tích hợp với IoT và AI đang mở ra những cơ hội lớn về tạo dựng ngôi nhà thông minh, đô thị thông minh, sản xuất thông minh.

Hơn 1,5 triệu lượt hành khách đi lại bằng đường hàng không dịp lễ 30/4 và 1/5

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:03
Sản lượng khai thác nội địa trên toàn mạng cảng ACV dự kiến khoảng 9.000 lượt cất hạ cánh, với trung bình 1.285 lượt cất hạ cánh/ngày.
     
Nổi bật trong ngày

Siêu thị khuyến mãi rầm rộ hút khách mua sắm dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:31
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày được các nhà bán lẻ kỳ vọng là cơ hội lớn để kích cầu, tăng doanh thu.

Giá vàng 28/4: Vàng thế giới ghi nhận 1 tuần giảm

Chủ nhật, 28/04/2024 | 09:00
Giá vàng thế giới cuối tuần ở mức 2.338,4 USD/ounce, ghi nhận một tuần giảm gần 54 USD. Giá vàng trong nước chốt tuần ở mức cao trước kỳ nghỉ lễ.

Giá vàng 29/4: Vàng SJC vẫn neo cao trên 85 triệu đồng/lượng

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:26
Sáng nay (29/4), giá vàng miếng SJC vẫn duy trì mức cao trên 85 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn trên 76 triệu đồng/lượng.

Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến: Cơ hội và thách thức

Thứ 2, 29/04/2024 | 13:47
Xuất khẩu gạo Việt sang châu Âu-châu Mỹ 3 tháng đầu năm 2024 tăng đột biến, trong đó tăng mạnh nhất là Cuba, đạt 82,9 triệu USD; tăng 492,1%.

Lai Châu phấn đấu đến năm 2030 diện tích trồng sâm đạt 3.000 ha

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:45
Lai Châu đề ra mục tiêu phát triển sâm Lai Châu thành sản phẩm chủ lực của tỉnh, phấn đấu đến năm 2030 diện tích trồng sâm Lai Châu trên địa bàn đạt khoảng 3.000 ha.