Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lý giải vì sao chưa thể bỏ room tín dụng

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 4, 11/10/2023 | 10:53
0
Theo NHNN, việc dỡ bỏ room tín dụng cần được tiếp cận một cách thận trọng, đảm bảo đồng bộ các điều kiện cần thiết và từng bước thực hiện phù hợp với thị trường.

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng thay mặt Chính phủ mới có báo cáo gửi Quốc hội về thực hiện nghị quyết chất vấn, giám sát từ đầu nhiệm kỳ liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, trong đó có nội dung nghiên cứu hạn chế và tiến tới xoá bỏ việc điều hành phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng.

Báo cáo nêu rõ, hiện áp lực lạm phát dù đã được kiểm soát nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro trong khi rủi ro nợ quốc gia vẫn còn lớn đang gây thách thức cho công tác điều hành chính sách tiền tệ và tín dụng của Ngân hàng Nhà nước.

Chính vì vậy, việc duy trì công cụ hạn mức tín dụng là nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, qua đó góp phần tích cực trong kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô.

“Việc dỡ bỏ biện pháp này cần được tiếp cận một cách thận trọng, đảm bảo đồng bộ các điều kiện cần thiết và từng bước thực hiện phù hợp với điều kiện thị trường”, Thống đốc NHNN cho hay.

Tài chính - Ngân hàng - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lý giải vì sao chưa thể bỏ room tín dụng

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng thay mặt Chính phủ mới có báo cáo gửi Quốc hội về thực hiện nghị quyết chất vấn, giám sát từ đầu nhiệm kỳ liên quan đến lĩnh vực ngân hàng.

Trên thực tế, việc áp room tín dụng được NHNN triển khai từ năm 2011 nhằm hạn chế tình trạng tín dụng tăng trưởng nóng, tiềm ẩn nhiều rủi ro mất an toàn hệ thống (giai đoạn 2007-2010, tăng trưởng tín dụng bình quân cả hệ thống khoảng 36%/năm).

Theo NHNN, quá trình triển khai biện pháp điều hành tăng trưởng tín dụng từ năm 2011 đến nay cho thấy, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đã giảm từ mức trên 30%/năm (cá biệt có năm tăng 53,8%) xuống còn khoảng từ 12-14%/năm trong những năm gần đây. Từ đó góp phần ổn định thị trường tiền tệ, kiểm soát và duy trì lạm phát ổn định dưới 4%.

Đồng thời, biện pháp này đã góp phần thúc đẩy các tổ chức tín dụng nâng cao năng lực quản trị, điều hành, cải thiện các chỉ số an toàn hoạt động, giảm mặt bằng lãi suất thị trường.

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả tích cực đã đạt được thì hệ thống tổ chức tín dụng vẫn còn một số vấn đề như có sự phân hóa giữa các ngân hàng, tình trạng sở hữu chéo chưa được giải quyết triệt để, tỉ lệ nợ xấu có xu hướng tăng... ảnh hưởng đến quá trình tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Đến nay, đặc thù nền kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc chủ yếu vào kênh tín dụng ngân hàng để cung ứng cho các nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, tiêu dùng.

Nhất là trong bối cảnh thị trường vốn phát triển chưa tương xứng với vai trò cung ứng vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế và hiện đang gặp nhiều khó khăn thì áp lực cân đối vốn cho nền kinh tế (đặc biệt vốn trung dài hạn) tiếp tục đè nặng lên vai hệ thống ngân hàng, tiềm ẩn rủi ro chênh lệch kỳ hạn, thanh khoản (khi tổ chức tín dụng chủ yếu huy động ngắn hạn nhưng cho vay trung dài hạn).

Trong khi đó, thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế cho thấy, thị trường vốn, thị trường chứng khoán có vai trò chủ đạo cung cấp vốn trung dài hạn cho nền kinh tế, hệ thống ngân hàng chủ yếu cung cấp vốn ngắn hạn.

Tài chính - Ngân hàng - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lý giải vì sao chưa thể bỏ room tín dụng (Hình 2).

Đặc thù nền kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc chủ yếu vào kênh tín dụng ngân hàng để cung ứng cho các nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, tiêu dùng.

Trong bối cảnh đó, áp lực cung ứng vốn cho quá trình phục hồi kinh tế là rất lớn, nhu cầu vốn của nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào tín dụng ngân hàng nên tỉ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam hiện ở mức cao, tiềm ẩn rủi ro bất ổn vĩ mô như cảnh báo của một số tổ chức quốc tế.

Đồng thời áp lực lạm phát dù đã được kiểm soát nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro, thách thức cho công tác điều hành của NHNN khi vừa hỗ trợ phục hồi kinh tế vừa phải đảm bảo kiểm soát lạm phát, ổn định an toàn hệ thống tổ chức tín dụng.

Với điều kiện kinh tế đặc thù của Việt Nam như trình bày nêu trên, nếu tổ chức tín dụng tự tăng trưởng tín dụng mà không có biện pháp kiểm soát thông qua cả hệ thống các chỉ tiêu an toàn hoạt động và hạn mức tăng trưởng tín dụng, thì hệ thống tổ chức tín dụng có thể quay lại tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng như giai đoạn trước năm 2011.

“Điều đó không chỉ tạo nợ xấu gia tăng và đe dọa sự an toàn của hệ thống ngân hàng, mà còn rủi ro gây bất ổn vĩ mô chung cho nền kinh tế, rủi ro lạm phát”, báo cáo nhấn mạnh.

Hiện nay trong quá trình điều hành, NHNN đã và đang thực hiện kết hợp triển khai đồng bộ việc áp dụng các chỉ tiêu an toàn theo chuẩn mực quốc tế trong hoạt động của các tổ chức tín dụng với việc phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho tổ chức tín dụng qua đó ổn định thị trường tiền tệ, góp phần kiểm soát lạm phát, nâng cao năng lực quản trị, điều hành, cải thiện các chỉ số an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Đồng thời, để tiến tới và kiểm soát tín dụng thông qua các chỉ số an toàn, NHNN đang chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện các giải pháp tái cơ cấu và xử lý nợ xấu, nâng cao chuẩn mực quản trị theo thông lệ quốc tế.

“Tuy nhiên, điều này cũng cần song hành với việc triển khai hiệu quả quá trình tái cơ cấu nền kinh tế nhằm nâng cao vai trò và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của thị trường vốn đáp ứng được nhu cầu vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế, giảm sự phụ thuộc vào kênh vốn tín dụng ngân hàng”, Ngân hàng Nhà nước cho hay.

Ngân hàng Nhà nước nói gì về việc cử tri kiến nghị hạ chuẩn cho vay?

Thứ 3, 10/10/2023 | 14:56
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Ninh gửi tới sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Tính đến cuối tháng 9, tín dụng toàn nền kinh tế tăng gần 7%

Thứ 4, 04/10/2023 | 17:22
Theo Phó Thống đốc, đến ngày 29/9, tín dụng toàn nền kinh tế đạt khoảng 12,749 triệu tỷ đồng, tăng 6,92%, song mức tăng này vẫn còn thấp hơn đáng kể so với cùng kỳ.

2 ngân hàng sắp chuyển giao bắt buộc, xử nghiêm tình trạng sở hữu chéo

Thứ 3, 03/10/2023 | 16:29
NHNN đã báo cáo các cấp có thẩm quyền phương án cơ cấu lại các ngân hàng được kiểm soát đặc biệt và phương án xử lý cụ thể đối với từng ngân hàng.

Thiếu nguồn lực, cơ chế đặc thù để cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém

Thứ 3, 03/10/2023 | 15:47
Theo NHNN, một số tập đoàn, tổng công ty Nhà nước thiếu nguồn lực để xử lý tổn thất và cơ cấu lại tổ chức tín dụng phi ngân hàng do mình làm chủ sở hữu/cổ đông lớn.

Giám sát chặt nợ xấu, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng

Thứ 3, 12/09/2023 | 18:01
Đây là một trong những yêu cầu tại Nghị quyết 144 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2023 vừa được Chính phủ ban hành.
Cùng tác giả

Bộ Công Thương: Bán điện mặt trời mái nhà dư thừa sẽ “vỡ quy hoạch”

Thứ 3, 30/04/2024 | 21:40
Bộ Công Thương đánh giá, nếu người dân được bán điện mặt trời mái nhà dư thừa thì sẽ xảy ra tình huống vỡ quy hoạch điện quốc gia, khó kiểm soát hệ thống lưới điện.

Nắng nóng gay gắt khiến tiêu thụ điện toàn quốc lên cao kỷ lục

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:39
Theo EVN, hiện mới vào mùa nắng nóng ở miền Bắc nên dự báo nhiều khả năng tiếp tục tăng lên trong những tháng tiếp theo.

Hoà Phát sắp phát hành 581 triệu cổ phiếu, nâng vốn điều lệ lên 64.000 tỷ

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:16
Hòa Phát vừa công bố phương án chi tiết phát hành 581,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu năm 2023.

Bình quân mỗi tháng có 20.300 DN thành lập mới và quay lại hoạt động

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:05
Trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động là 81.300 doanh nghiệp, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước.

4 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất siêu 8,4 tỷ USD

Thứ 2, 29/04/2024 | 09:45
4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 238,88 tỷ USD - tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước.
Cùng chuyên mục

Ngày mai (3/5), Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

Thứ 5, 02/05/2024 | 16:44
Giá tham chiếu để tính giá trị đặt cọc là 82,9 triệu đồng/lượng. Khối lượng đấu thầu tối thiểu một thành viên được phép đặt thầu là 14 lô, tương đương 1.400 lượng.

Đề xuất quy định mới việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng VNĐ

Thứ 5, 02/05/2024 | 16:29
Tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên của tổ chức và cá nhân trên cơ sở cung cầu vốn thị trường.

Tham vọng lãi gấp đôi trong năm 2024, ABBank còn cách xa mục tiêu

Thứ 5, 02/05/2024 | 16:12
Quý I/2024, ABBank báo lãi trước thuế đạt 192 tỷ đồng, giảm mạnh 69%; lợi nhuận sau thuế tương ứng đạt 153,8 tỷ đồng, giảm 68,5% so với cùng kỳ năm trước.

Ngân hàng và "đường đua" lãi suất tiền gửi

Thứ 5, 02/05/2024 | 16:02
Ngày 2/5, Ngân hàng ACB trở thành nhà băng đầu tiên điều chỉnh lãi suất trong tháng 5 sau khi vừa công bố tăng lãi suất tiền gửi ngay sau kỳ nghỉ lễ.

Thị trường quay xe về cuối phiên, FPT trở thành đầu tàu

Thứ 5, 02/05/2024 | 15:56
Lực mua mạnh dần về cuối phiên giúp chỉ số bốc đầu tăng và đóng cửa ở mức cao nhất trong ngày. Dẫn đầu đà tăng là FPT khi tiếp tục phá đỉnh về giá.
     
Nổi bật trong ngày

VietBank báo lãi quý I/2024 giảm 63% so với cùng kỳ

Thứ 5, 02/05/2024 | 14:45
Một trong những nguyên nhân khiến lãi giảm mà VietBank đưa ra là chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng đã tăng 4,3 lần so với cùng kỳ lên hơn 90 tỷ đồng.

Giá vàng thế giới tăng thẳng đứng sau phát biểu của Chủ tịch Fed

Thứ 5, 02/05/2024 | 14:34
Giá vàng thế giới bật tăng sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giữ lãi suất không đổi. Theo Chủ tịch Fed, "Lạm phát quá cao và khả năng hạ nhiệt chưa bền vững".

Ngày mai (3/5), Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

Thứ 5, 02/05/2024 | 16:44
Giá tham chiếu để tính giá trị đặt cọc là 82,9 triệu đồng/lượng. Khối lượng đấu thầu tối thiểu một thành viên được phép đặt thầu là 14 lô, tương đương 1.400 lượng.

Đề xuất quy định mới việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng VNĐ

Thứ 5, 02/05/2024 | 16:29
Tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên của tổ chức và cá nhân trên cơ sở cung cầu vốn thị trường.

Tham vọng lãi gấp đôi trong năm 2024, ABBank còn cách xa mục tiêu

Thứ 5, 02/05/2024 | 16:12
Quý I/2024, ABBank báo lãi trước thuế đạt 192 tỷ đồng, giảm mạnh 69%; lợi nhuận sau thuế tương ứng đạt 153,8 tỷ đồng, giảm 68,5% so với cùng kỳ năm trước.