Toát mồ hôi đi “gom tri thức” cho con

Toát mồ hôi đi “gom tri thức” cho con

Vũ Thu Hương
Thứ 2, 27/08/2018 | 06:30
2
Hình ảnh các bậc phụ huynh tất tả chạy ngược xuôi để đi mua từng cuốn sách giáo khoa lẻ cho con kịp năm học mới khiến dư luận không khỏi ngạc nhiên. Tuy nhiên, giờ đó dường như là cách duy nhất.

Gửi “nhà” làm sách giáo khoa

Những ngày qua, nhiều phụ huynh học sinh nháo nhác chạy khắp nơi để săn lùng sách giáo khoa cho con. Hình ảnh cha mẹ tất tả chạy ngược xuôi đến các hiệu sách, nhà sách để gom từng cuốn lẻ vì không đủ bộ khiến dư luận hết sức ngạc nhiên.

Tuy nhiên, đi gom mua sách giờ là giải pháp duy nhất với họ bởi đã từ lâu về cơ bản sách giáo khoa là thứ… chỉ dùng một lần. Khái niệm người có con học lớp trước tặng lại sách cho người có con học lớp sau, hay nhà này cho lại con nhà kia bộ sách đã sử dụng giờ trở thành dĩ vãng, thấy thật tiếc.

Xi nhan Trái Phải - Toát mồ hôi đi “gom tri thức” cho con

Những ngày qua, nhiều phụ huynh học sinh nháo nhác chạy khắp nơi để săn lùng sách giáo khoa cho con. Ảnh minh hoạ từ internet. 

Cảm giác hân hoan khi được cô hàng xóm, được bác đồng nghiệp của bố mẹ tặng lại bộ sách cũ mà những thế hệ 7X, 8X từng có giờ là điều trẻ con không còn nữa. Không phải bao giờ sách mới cũng khiến những đứa trẻ phấn khích khi vào đầu năm học. Đặc biệt, với trẻ con nhà nghèo, việc xin lại được một bộ sách cũ từ những người đi trước dường như khiến chúng hân hoan vì bố mẹ bớt được một khoản tiền.

Còn bản thân những đứa trẻ được cho sách cũng hân hoan. Cứ cuối năm học, những đứa trẻ lại rộn ràng chỉnh trang lại bộ sách đã học, thay bìa, xé nhãn vở và đóng gói cẩn thận trước khi chuyển cho các em lớp sau.

Những đứa trẻ hãnh diện khoe nhau vì thành tích giữ “sách như mới” và hân hoan tưởng tượng ra khuôn mặt vui sướng của những bạn ở vùng cao, những trẻ em nghèo nhận được các cuốn sách của mình. Một bài học về sự chia sẻ, về hoạt động thiện nguyện rất ý nghĩa với những đứa trẻ.                  

Thêm nữa, ý thức dành lại những cuốn sách đã học cho các bạn học sau cũng giúp cho những đứa trẻ ý thức hơn trong việc giữ gìn sách. Bọn trẻ sẽ tự hình thành ý thức không viết vấy bẩn, không xé sách để người sau dùng lại. Đây chẳng phải là điều rất nên hay sao. Và nếu như với ý thức mỗi bộ sách giáo khoa được dùng nhiều lần, liệu nhà sách sẽ được in trên chất liệu tốt hơn chăng?  

Việc nhiều loại sách giáo khoa hiện nay có thêm phần câu hỏi, bài tập dưới hình thức tự luận hoặc trắc nghiệm yêu cầu học sinh phải ghi chép hoặc điền vào đó khiến học sinh chỉ học sách 1 lần rồi cất hoặc bỏ đi gây một sự lãng phí rất lớn.

Mỗi năm, hàng trăm triệu bản sách giáo khoa được in và bán ra đồng nghĩa với việc toàn bộ số lượng đó bị bỏ đi. Bao nhiêu tỷ đồng đã nhẹ nhàng trôi theo con số sách đó? Còn với các phụ huynh, đầu năm học đầu tư tiền triệu mua sách cho con nhưng đến cuối năm đem sách bán giấy vụn được vài chục ngàn đồng.

Đành rằng sách là món đồ không mang tính kinh doanh, đầu tư mua sách cho con, có bố mẹ nào tính chuyện lỗ lãi nhưng có nhất thiết phải lãng phí như vậy?

Tôi chợt nhớ những cuốn sách giáo khoa xưa cũ. Thời buổi hiện đại, sự thay đổi là điều đương nhiên. Lạc hậu, lỗi thời… không còn đất sống. Hân hoan, mừng cho thế hệ trẻ, được tiệm cận với công nghệ, tri thức mới. Nhưng thay đổi xoành xoạch, phụ huynh chóng mặt, trẻ con thành “chuột bạch” thì cũng cần xem xét lại sao cho khoa học và không bắt phụ huynh “đốt” tiền như vậy.

Xem thêm >> Sách giáo khoa khan hiếm, NXB nói "chỉ thiếu cục bộ một chút”

 

Nhà xuất bản lý giải nguyên nhân thiếu sách giáo khoa đầu năm học

Thứ 5, 23/08/2018 | 22:40
Trước thềm năm học mới 2018 - 2019, trên nhiều địa phương trên cả nước xảy ra tình trạng thiếu sách giáo khoa, phía Nhà xuất bản đã có lý giải về việc này.

Thầy cô, học sinh "đánh vật" với bùn để cứu sách giáo khoa

Thứ 5, 23/08/2018 | 16:25
Tình trạng “khan hiếm” sách giáo khoa đầu cấp vẫn đang diễn ra tại nhiều địa phương. Điều này càng cấp bách hơn ở trường PT DTNT THCS Con Cuông, tỉnh Nghệ An khi sách vở đã bị nước lũ phá hủy.
Cùng tác giả

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.
Cùng chuyên mục

Vinh của Vinh

Thứ 4, 31/01/2024 | 07:00
Có thể hơi chơi chữ chút, nhưng nó là như thế này, tôi muốn nói về cuốn “Vinh phố của tôi” của Phạm Thùy Vinh.

Trước tiền…

Thứ 2, 09/10/2023 | 07:00
Từ năm 1998, pháp lệnh chống tham nhũng đã được ban hành, và về danh nghĩa nó phải được thực hiện nghiêm túc từ hồi ấy.

Chơi mạng xã hội

Thứ 2, 25/09/2023 | 07:00
Vụ án bà Phương Hằng vừa chấm dứt với bà, còn một số người liên quan vẫn đang... chờ.

Quân hồi vô phèng

Thứ 4, 20/09/2023 | 07:37
Thú thực, cho đến bây giờ tôi vẫn không rõ lắm cái câu mà ngày xưa tôi thấy mẹ tôi hay dùng để mắng chúng tôi khi chúng tôi làm gì đấy mà cụ cho rằng vô tổ chức, vô kỷ luật, trên dưới lộn tùng phèo...

Lại nói về văn học trong nhà trường phổ thông

Thứ 7, 09/09/2023 | 07:07
Văn chương khi được đưa vào nhà trường phổ thông, buộc phải qua một quá trình lựa chọn vô cùng khắt khe...
     
Nổi bật trong ngày

Có bao giờ bạn nghĩ: Nhiều kiến thức cũng là hạnh phúc?

Thứ 7, 27/04/2024 | 07:00
Quả thật, tôi không dám nghĩ, nếu mình bị tai nạn như người tài xế kia, thì cuộc đời sẽ đi về đâu? Đúng là sinh nghề tử nghiệp. Mấy ai chọn lựa được số mệnh của mình.