Top 5 hệ thống pháo binh của Nga khiến quân thù khiếp sợ

Top 5 hệ thống pháo binh của Nga khiến quân thù khiếp sợ

Trần Danh Tuyên
Thứ 4, 20/09/2017 | 13:00
0
Bộ Quốc phòng Nga vừa đặt hàng lô pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV đầu tiên. Nhà quan sát quân sự Nga Andrei Kotz cho rằng, đây là thời điểm phù hợp để cùng điểm lại những tổ hợp pháo binh uy lực nhất mà Lực lượng Vũ trang Nga đang sử dụng.

Quân đội Nga sẽ nhận đợt pháo tự hành Koalitsiya-SV đầu tiên vào năm 2020.

Với 16 lần bắn mỗi phút, pháo cỡ nòng 152,4mm có gắn định vị toàn cầu GLONASS và tầm bắn lên tới 70km, Koalitsiya-SV sẽ thay thế pháo tự hành 152,4mm Msta, một tổ hợp ấn tượng khác mà quân đội Nga đang sở hữu.

Trước khi chính thức biên chế pháo tự hành Koalitsiya-SV, nhà quan sát quân sự nổi tiếng người Nga Andrei Kotz đã quyết định liệt kê danh sách gồm 5 tổ hợp pháo binh “khủng khiếp” nhất của quân đội Nga.

Pion và Malka: Uy lực số 1 thế giới

Xuất hiện đầu tiên trong danh sách là tổ hợp pháo tự hành Pion (định danh NATO: M-1975). Pion là tổ hợp pháo binh cỡ nòng lớn, có uy lực số 1 thế giới, được phát triển từ thời Chiến tranh Lạnh.

Thế giới - Top 5 hệ thống pháo binh của Nga khiến quân thù khiếp sợ

Tổ hợp 2S7 Pion.

 

Trong những năm 1970 và 1980, cả Liên Xô và Mỹ đều muốn tìm kiếm một phương thức hiệu quả nhằm tấn công đông đảo quân đội của kẻ thù ở khoảng cách ngắn với vũ khí hạt nhân chiến thuật năng suất thấp.

Thứ vũ khí mà Nga lựa chọn để phù hợp với mục tiêu đó chính là pháo tự hành 2S7 Pion 203mm cùng phiên bản cải tiến 2S7M Malka.

Thế giới - Top 5 hệ thống pháo binh của Nga khiến quân thù khiếp sợ (Hình 2).

2S7M Malka.

Cùng với khả năng bắn đầu đạn hạt nhân, các kỹ sư quốc phòng Nga cũng chế tạo nhiều loại đạn thông thường để trang bị cho tổ hợp này như đạn nổ cháy mạnh ZFO35 110kg với tầm bắn tới 50km.

Nói cách khác, về khả năng tác chiến, pháo 2S7 giống như những loại pháo chính trên các thiết giáp hạm thời chiến tranh Thế giới thứ 2.

“Tuy nhiên, sức mạnh cùng tầm bắn của tổ hợp này không chỉ mang lại những lợi thế mà chúng cũng tiềm ẩn nhiều hạn chế”, nhà quan sát nói.

Ở Nga, tốc độ bắn và số lượng đạn mang theo cũng là yếu tố để đánh giá sức mạnh của một tổ hợp pháo. Về khía cạnh này, pháo 2S7 Pion và 2S7M Malka lại tỏ ra khá hạn chế khi chỉ mang được lần lượt 4, 8 đạn trong những hộp chứa tiêu chuẩn.

Hiện tại, quân đội Nga vẫn duy trì khoảng 300 tổ hợp pháo hạng nặng này.

Cối tự hành Tyulpan: Chiến binh không "về hưu"

Cối tự hành 2S4 Tyulpan (Tulip) (định danh NATO: M-1975), lần đầu tiên được đưa vào biên chế là thời Xô viết, trong những năm 1970. Theo Kotz, chúng vẫn mang một sức mạnh khủng khiếp khiến Nga chưa thể đưa “về hưu”.

Cối tự hành 2S4 Tyulpan của Nga tham gia tập trận

Video: Cối tự hành 2S4 Tyulpan tham gia tập trận.

Sức mạnh của Tyulpan chính là đạn cỡ 240mm. Tổ hợp này được trang bị nhiều loại đạn gồm đạn nổ phá mạnh, nổ định tầm, đạn chùm và đạn tự dẫn. Thời Liên Xô, nó thậm chí còn được trang bị đầu đạn hạt nhân.

Tổ hợp pháo này giúp phá hủy các mục tiêu của đối phương bị che khuất và nằm sâu trong những tuyến phòng thủ. Hơn nữa, nó có thể tấn công từ một vị trí khép kín nên khó bị phát hiện hơn.

Thời chiến tranh Afghanistan, Tyulpan còn được trang bị đạn nối tầm dùng động cơ tên lửa.

Khả năng di chuyển cao cho phép nó đi qua những địa hình gồ ghề tương đương với các thiết bị bọc thép khác, trong khi pháo có khả năng phá hủy những mục tiêu nằm ở bên kia triền núi, ẩn nấp trong hang động và vị trí hiểm trở khó tiếp cận, chuyên gia Kotz cho hay.

Cối tự hành Vena: Bắn trúng mục tiêu sau 20 giây tính toán

Tổ hợp cối tự hành 2S31 Vena (Vein) là dòng vũ khí mới nhất trong danh sách này, bắt đầu được đưa vào biên chế chỉ từ năm 2010. Chuyên gia Kotz lưu ý, nó được phát triển sau chiến tranh Afghanistan, nơi cối tự hành S29 Nona đã chiến đấu và chứng tỏ sức mạnh.

Thế giới - Top 5 hệ thống pháo binh của Nga khiến quân thù khiếp sợ (Hình 3).

Cối tự hành 2S31 Vena.

 

Dựa trên những kinh nghiệm đó, bộ Quốc phòng Nga quyết định sản xuất một dòng vũ khí tương tự cho lục quân Nga và cối tự hành Vena ra đời.

Ngoài khung gầm, điểm khác biệt cơ bản của tổ hợp Vena chính là tốc độ tự động hóa cao của nó.

“Mỗi tổ hợp được trang bị một hệ thống súng máy giúp xử lý các dữ liệu trong quá trình tấn công. Thông tin dữ liệu được hiển thị trên màn hình của xe chỉ huy.

Máy tính có khả năng lưu trữ thông tin của khoảng 30 đối tượng và chỉ huy chỉ cần lựa chọn các đối tượng cần tấn công, hệ thống sẽ tự động khai hỏa.

Trong trường hợp mục tiêu mới xuất hiện đột ngột, Vena sẵn sàng bắn trúng mục tiêu chỉ sau 20 giây tính toán”, chuyên gia lý giải.

Sự kết hợp của tổ hợp cối 120mm có khả năng bắn bất kỳ loại đạn nào trên khung gầm xe bọc thép hạng nhẹ đã khiến Vena có sức hút đối với thị trường xuất khẩu vũ khí.

Pháo phản lực BM-30 Smerch: Sức mạnh hủy diệt như vũ khí hạt nhân

Thế giới - Top 5 hệ thống pháo binh của Nga khiến quân thù khiếp sợ (Hình 4).

Tổ hợp BM-30 Smerch.

 

BM-30 Smerch được đánh giá là một trong những tổ hợp pháo phản lực có sức mạnh đáng gờm nhất trên thế giới hiện nay. Lần đầu được ra mắt vào năm 1987, “hệ thống được trang bị 12 đạn phản lực 300mm với 250kg đạn chùm, nổ phá mảnh và nhiệt áp”.

Smerch có khả năng tấn công diện rộng tới 70 hecta từ khoảng cách 20-70km. Các chuyên gia từng đánh giá rằng nếu 6 giàn phóng Smerch cùng lúc khai hỏa thì mục tiêu sẽ bị phá hủy không khác gì bị tàn phá bởi đầu đạn hạt nhân, ông Kotz đánh giá.

Xem thêm: Báo Nhật Bản: Tiết lộ Triều Tiên bí mật đóng tàu ngầm hạt nhân

D.T

Điểm bất hợp lý trong dòng chia sẻ trên mạng của ông Trump về “Người Tên Lửa”

Thứ 3, 19/09/2017 | 13:00
Trong một dòng trạng thái trên mạng xã hội Twitter mới đây, Tổng thống Trump đã nhắc tới “Người Tên Lửa” và tình trạng mua bán xăng dầu ở Triều Tiên sau lệnh trừng phạt.

Syria: Chiến trường Deir ez-Zor lộ rõ "tử huyệt" của Mỹ tại Trung Đông

Thứ 2, 18/09/2017 | 20:00
Vòng vây của lực lượng khủng bố đã bị phá vỡ tại Deir ez-Zor, để lộ ra những yếu điểm của Mỹ tại Trung Đông cũng như thế trên cơ của Nga tại bàn cờ khu vực.

Mỹ cơi nới Vùng Xanh ở Afghanistan, quyết không rút khỏi “vùng đất nguy hiểm”?

Thứ 2, 18/09/2017 | 15:22
Trong một nỗ lực nhằm đối phó với những vụ tấn công khủng bố ở Thủ đô Kabul (Afghanistan), Mỹ đang lên kế hoạch nhằm mở rộng Vùng Xanh, một khu vực ở trung tâm phố cổ, nơi đặt nhiều Đại sứ quán và các cơ sở quân sự của các quốc gia phương Tây.
Cùng tác giả

Syria: Lý do SDF ngừng tấn công vùng đập Tabqa trên sông Euphrates

Thứ 5, 21/03/2019 | 18:45
Lực lượng chiến binh do Mỹ hậu thuẫn cho hay, họ tạm thời ngừng các hoạt động quân sự ở gần đập thủy điện Tabqa ở trên sông Euphrates vào hôm đầu tuần để các kỹ sư của chính quyền Syria tiếp tục tiến hành công việc của mình.

[VIDEO] Xem tiêm kích Su-35 hộ tống Bộ trưởng Quốc phòng Nga qua vùng trời Syria

Thứ 5, 21/03/2019 | 15:39
Một đoạn video vừa được công bố đã cho thấy góc nhìn độc đáo về các máy bay chiến đấu của Nga khi đang thực hiện nhiệm vụ tại quốc gia bị chiến tranh tàn phá Syria. Đoạn video được quay từ bên trong máy bay của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đang được hộ tống bởi Su-35.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga gửi lời nhắn của TT Putin cho ông Assad

Thứ 4, 20/03/2019 | 19:45
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã đến Syria vào ngày 19/3 và gửi một thông điệp từ Tổng thống Nga Vladimir Putin tới lãnh đạo Syria Bashar al-Assad, bộ Quốc phòng cho biết.

Bất ngờ cáo buộc công ty sản xuất đường của Pháp cấp nguyên liệu làm vũ khí cho IS

Thứ 4, 20/03/2019 | 18:34
Công ty sản xuất đường lớn thứ hai thế giới Tereos của Pháp, đã bác bỏ cáo buộc cho rằng họ đã cung cấp chất làm ngọt cho IS để sử dụng tạo ra chất tạo nhiên liệu tên lửa khi trộn với kali nitrat.

Syria: Lý do người Kurd chỉ trích “ngôn từ đe dọa” của chính quyền Damascus

Thứ 4, 20/03/2019 | 18:27
Lực lượng người Kurd Syria hôm 19/3 đã lên tiếng chỉ trích “những ngôn từ đầy tính đe dọa” của Bộ trưởng Quốc phòng Syria, Tướng Ali Abdullah Ayoub. Ông Ayoub khẳng định Chính phủ Syria sẽ chiếm lại tất cả các khu vực đang nằm dưới sự kiểm soát của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) thông qua một “thỏa thuận hòa giải” hoặc “bằng vũ lực”.
Cùng chuyên mục

Yêu cầu của Nga đe dọa dòng chảy dầu thô sang Đức

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Đức dù không còn mua dầu của Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng đường ống của Nga để nhận hàng từ nước thứ 3.

So sánh tiềm lực sáng chế UAV của Nga, Ukraine trong xung đột

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:15
Nga đã nộp 342 bằng sáng chế máy bay không người lái (UAV) từ năm 2022 đến năm 2024, trong khi Ukraine chỉ nộp 4 bằng sáng chế trong cùng khoảng thời gian.

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.

Tăng cường tiếp viện, Ukraine vẫn gặp khó, Nga tiếp tục đà tiến ở Adveevka

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:55
Bộ chỉ huy quân sự Ukraine đang nỗ lực chuyển quân tiếp viện đến mặt trận ở hướng Adveevka. Tuy nhiên, họ vẫn đang mất dần các khu định cư.

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.
     
Nổi bật trong ngày

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.

Tăng cường tiếp viện, Ukraine vẫn gặp khó, Nga tiếp tục đà tiến ở Adveevka

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:55
Bộ chỉ huy quân sự Ukraine đang nỗ lực chuyển quân tiếp viện đến mặt trận ở hướng Adveevka. Tuy nhiên, họ vẫn đang mất dần các khu định cư.

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

Nga không loại trừ xuất khẩu LNG bị trì trệ

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:00
Vô số các lệnh trừng phạt của phương Tây đã “vùi dập” tham vọng của Nga, đặc biệt là đối với dự án Arctic LNG 2 của Novatek.

Yêu cầu của Nga đe dọa dòng chảy dầu thô sang Đức

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Đức dù không còn mua dầu của Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng đường ống của Nga để nhận hàng từ nước thứ 3.