TP.HCM: Đầu tư ngàn tỷ, vì sao ngập vẫn hoàn ngập?

TP.HCM: Đầu tư ngàn tỷ, vì sao ngập vẫn hoàn ngập?

Thứ 6, 16/06/2017 | 05:59
0
TP.HCM đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng cho chương trình chống ngập, nhưng đến mùa mưa, tình trạng ngập vẫn diễn ra trên diện rộng, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.

Liên quan đến vấn đề này, PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc phỏng vấn TS.KTS Ngô Viết Nam Sơn - hiện là một chuyên gia về kiến trúc và quy hoạch, đồng thời cũng là giảng viên đại học tại Bắc Mỹ. TS.KTS Ngô Viết Nam Sơn là con trai cố KTS Ngô Viết Thụ, người thiết kế những công trình nổi tiếng như Dinh Thống Nhất (TP.HCM) và viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt.

PV: Theo ông, có những nguyên nhân nào gây ngập tại TP.HCM hiện nay?

TS.KTS Ngô Viết Nam Sơn: Ngập trong đô thị TP.HCM đến từ nhiều nguyên nhân, trong đó đáng chú ý hiện nay là do bê tông hóa quá mức, đô thị hóa không đi đôi với hạ tầng bao gồm hạ tầng thoát nước và yếu kém trong quản lý đô thị.

Theo nghiên cứu, khi mưa rơi xuống đất thiên nhiên thì 40% bốc hơi, 10% chảy tràn trên bề mặt, 55% thoát trên bề mặt và theo cống. Tuy nhiên, tại TP.HCM do bê tông hóa quá cao, nước thấm vào đất có lẽ chỉ 5%, làm cho 65% thoát bề mặt và theo ống, từ đó dễ gây ngập nếu quản lý thoát nước không tốt.

PV: Ở góc độ khoa học, ông có thể cho biết, những chương trình chống ngập tại TP.HCM thực hiện đã khoa học, hợp lý chưa? Ông có thể nêu một số chương trình chống ngập chưa hiệu quả theo nhận định của mình?

TS.KTS Ngô Viết Nam Sơn: Các chương trình chống ngập là cần thiết, nhưng chưa đủ khi thiếu sự phối hợp hiệu quả với quy hoạch đô thị, quản lý đô thị,… trong một chiến lược thống nhất. Các cơ quan chức năng từng đưa ra nhiều giải pháp chống ngập, tiêu tốn hàng ngàn tỷ đồng nhưng không giải quyết được tình trạng ngập do mưa và ngập do triều cường. Cụ thể như đường Đồng Đen tại quận Tân Bình, dự án chống ngập tại đây đã hoàn thành hai năm, nhưng đến nay mưa là ngập, thậm chí vẫn ngập nặng.

Đặc biệt, đường Âu Cơ, Thoại Ngọc Hầu, Bàu Cát, Nguyễn Hồng Đào thường biến thành sông sau mỗi cơn mưa. Hay đơn giản như dự án cải tạo kênh Tân Hóa, Lò Gốm để chống ngập nhưng hơn 130.000 dân thuộc các quận 6, 8, 11, Tân Bình, Tân Phú vẫn ngập nặng sau mưa.

Xã hội - TP.HCM: Đầu tư ngàn tỷ, vì sao ngập vẫn hoàn ngập?

TS.KTS Ngô Viết Nam Sơn chia sẻ về phương pháp chống ngập tại TP.HCM (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

PV: Vì sao thành phố bỏ hàng chục tỷ đồng chống ngập từ năm này qua năm khác nhưng cho đến bây giờ, ngập nước vẫn diễn ra, thậm chí ngập nghiêm trọng hơn trước và lan ra các quận huyện vùng ven như quận 9, 2, Thủ Đức...

TS.KTS Ngô Viết Nam Sơn: Nhiều trường hợp ngập cục bộ, cho dù ở vùng đất cao hoặc nằm cạnh kênh rạch sông hồ. Bởi vì, quy hoạch cốt nền chưa có hoặc chưa khoa học và hạ tầng không đủ năng lực cung ứng kịp cho nhu cầu phát triển. Vì vậy, cần có sự hợp tác giữa các sở và ban ngành để có giải pháp phối hợp hiệu quả theo tư duy đa ngành và tư duy khoa học.

Hiện nay, việc chống ngập chỉ được giao cho trung tâm Chống ngập TP.HCM. Do đó thiếu sự nhất quán về xử lý cốt nền toàn thành phố theo một kế hoạch thống nhất, đặc biệt là giữa cốt nền giao thông và hạ tầng với cốt nền xây dựng công trình đô thị. Vì thế, việc làm này không đạt được hiệu quả kinh tế và thu hút sự đồng thuận của người dân. Từ đó, nhiều phương án chống ngập bất khả thi, một số điểm ngập nặng hơn trước như sân bay Tân Sơn Nhất.

PV: Thành phố đang có dự án chống ngập do triều cường lên tới gần 10.000 tỷ đồng. Theo ông, liệu dự án này có giúp TP.HCM giảm ngập?

TS.KTS Ngô Viết Nam Sơn: Số tiền đầu tư nhiều ít không nói lên điều gì, hứa hẹn chắc chắn nào cho việc dứt điểm chống ngập. Mọi vấn đề phải có giải pháp nằm trong một kế hoạch tổng thể và đa ngành, không chỉ chống ngập mà phải quản lý quy hoạch đô thị phát triển song song với hạ tầng, thì mới xử lý từng bước vấn đề ngập lụt từ gốc rễ một cách khoa học. Không phải cứ thấy ngập là nâng đường, là làm cống thoát, mà phải có từng giải pháp cụ thể cho mỗi khu vực khác nhau trên toàn thành phố, tùy theo hiện trạng đô thị cũ hay mới mà có hướng giải quyết thích hợp.

Lành Nguyễn

Đà Nẵng yêu cầu xử lý triệt để tình trạng ngập úng trước APEC 2017

Thứ 2, 31/10/2016 | 22:16
TP.Đà Nẵng vừa phát đi văn bản yêu cầu xử lý triệt để các điểm ngập úng trên địa bàn thành phố hiện nay nhằm phục vụ công tác tổ chức APEC 2017.

Thi THPT Quốc gia 2016: Hà Nội mà ngập úng, sĩ tử đi thi thế nào?

Thứ 3, 28/06/2016 | 05:18
Kỳ thi THPT Quốc gia 2016, sĩ tử và gia đình tại Hà Nội đang lo lắng và đặt ra câu hỏi: “Nếu hôm thi mà ngập úng thì đi thi kiểu gì?”

Miền Bắc đề phòng lũ quét, Hà Nội nguy cơ ngập úng

Thứ 2, 29/07/2013 | 09:29
Trong 1-2 ngày tới, miền Bắc sẽ còn tiếp tục mưa lớn; vùng núi phía Bắc đề phòng lũ quét và sạt lở đất, riêng Hà Nội có thể ngập úng.
Cùng tác giả

Xuyên đêm cấp cứu 3 bệnh nhi nghi ngộ độc do ăn giò lụa bán dạo

Thứ 3, 16/05/2023 | 14:44
Ba bệnh nhi trong một gia đình sau khi ăn giò lụa bán dạo bị yếu cơ, sụp mi, thở máy nghi do ngộ độc.

Tp.HCM cần một trung tâm tài chính thương mại để vực dậy nền kinh tế

Thứ 2, 17/04/2023 | 14:00
Hàng loạt doanh nghiệp tại Tp.HCM gặp khó khăn về nguồn vốn, do ảnh hưởng từ tình hình kinh tế Thành phố này tăng trưởng chậm, cần có giải pháp để vực dậy.

Tp.HCM: Sập cửa hàng tiện lợi, nhiều người mắc kẹt, một nữ sinh tử vong

Thứ 4, 18/01/2023 | 18:38
Nguyên nhân ban đầu khiến cửa hàng tiện lợi bị sập được cho là để hàng hóa quá tải. Đến chiều tối 18/1, cơ quan chức năng xác định một nữ sinh đã tử vong.

Đường hoa xuân giúp bệnh nhân vơi đi nỗi đau bệnh tật ngày Tết

Thứ 4, 18/01/2023 | 18:35
Đường hoa xuân tại bệnh viện Chợ Rẫy chính thức khai mạc đã giúp bệnh nhân vơi đi nỗi đau bệnh tật ngày Tết

Nhà văn, nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký qua đời

Thứ 4, 28/09/2022 | 13:38
Nhà văn, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký - thầy giáo viết bằng chân đầu tiên tại Việt Nam đã qua đời rạng sáng ngày 28/9 tại Tp.HCM, hưởng thọ 76 tuổi.