Trung Quốc muốn gì từ chuyến thăm của Tổng thống Pháp Macron?

Thứ 4, 05/04/2023 | 11:52
0
Với việc bà Merkel đã nghỉ hưu, ông Macron giờ được coi là người có thể thúc đẩy EU hướng tới một lập trường ôn hòa hơn đối với Trung Quốc.

Nhận lời mời của Chủ tịch Tập Cận Bình, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc từ ngày 5/4 đến ngày 7/4. Đây là chuyến thăm Trung Quốc lần thứ ba của Tổng thống Macron và là chuyến thăm đầu tiên trong nhiệm kỳ thứ hai của nhà lãnh đạo Pháp.

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Nouvelles d’Europe, Đại sứ Trung Quốc tại Pháp Lu Shaye (Lư Sa Dã) lưu ý rằng chuyến thăm này đã gửi “một tín hiệu tích cực đến thế giới bên ngoài rằng hai nước đang hợp tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực và cùng nhau ứng phó với các cuộc khủng hoảng toàn cầu, tạo ra động lực mới cho sự phát triển của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc-Pháp và Trung Quốc-EU trong kỷ nguyên mới”.

“Chuyến thăm của Tổng thống Macron được cho là sẽ trở thành động lực quan trọng để khởi động lại quan hệ Trung Quốc-Pháp trong thời kỳ hậu đại dịch và tạo ra một mô hình mới cho sự phát triển của quan hệ Trung Quốc-Pháp”, Đại sứ Lu cho biết.

Máy bay chở Tổng thống Pháp dự kiến sẽ hạ cánh ở Bắc Kinh vào khoảng 3h30 chiều giờ địa phương (2h30 chiều giờ Hà Nội) ngày 5/4. Trong chuyến thăm kéo dài ba ngày, ông Macron sẽ có nhiều thời gian gặp mặt trực tiếp với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.

Sau các cuộc gặp chính thức tại Bắc Kinh vào ngày 6/4, với sự tham gia của cả Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen, ông Macron và ông Tập sẽ tới thành phố Quảng Châu ở miền Nam đất nước.

Việc gặp một nhà lãnh đạo thế giới tại một địa điểm thứ hai bên ngoài thủ đô Bắc Kinh là rất hiếm đối với ông Tập, người thường dành vinh dự đó cho những người bạn thân thiết như Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ví dụ, năm 2018, ông tập và ông Putin đã  đi tàu cao tốc đến Thiên Tân và xem một trận đấu khúc côn cầu với nhau.

Thế giới - Trung Quốc muốn gì từ chuyến thăm của Tổng thống Pháp Macron?

Trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc từ ngày 5 đến 7/4/2023, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ có hơn 6 tiếng gặp mặt trực tiếp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Shutterstock

Các quan chức Pháp cho biết, họ đã cảm nhận được sự nồng nhiệt đặc biệt từ những người đồng cấp Trung Quốc trước chuyến đi, và công tác chuẩn bị cho chuyến thăm lần này diễn ra suôn sẻ và thân thiện hơn so với các chuyến thăm trước đây của ông Macron.

Với việc bà Angela Merkel không còn giữ chức Thủ tướng Đức, ông Tập Cận Bình giờ đây coi ông Macron là người có thể thúc đẩy EU hướng tới một lập trường ôn hòa hơn đối với Trung Quốc.

Ngoài việc có tiếng nói có ảnh hưởng trong các đồng minh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Pháp còn là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (UNSC) – và đặc biệt là ông Macron đã tìm cách đối thoại với ông Putin để tìm ra giải pháp ngoại giao nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine.

“Từ quan điểm của Trung Quốc, chắc chắn ông Macron là chính trị gia quan trọng nhất ở châu Âu”, ông Joerg Wuttke, người đứng đầu Phòng Thương mại Liên minh Châu Âu tại Trung Quốc, cho biết.

Với việc quan hệ Mỹ-Trung đang trong tình trạng khó khăn, Bắc Kinh đang tìm cách ngăn cản châu Âu bắt tay với Washington kiểm soát xuất khẩu các công nghệ then chốt có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Ngoài ra, EU – bao gồm cả Đức và Pháp – đang tìm cách cân bằng mong muốn hợp tác với Trung Quốc về thương mại và đầu tư trong khi vẫn khẳng định những gì họ cho là giá trị cốt lõi của châu Âu, bao gồm tôn trọng nhân quyền và chủ quyền lãnh thổ ở những nơi như Ukraine.

Thế giới - Trung Quốc muốn gì từ chuyến thăm của Tổng thống Pháp Macron? (Hình 2).

Ba hãng hàng không nhà nước Trung Quốc - China Southern, Air China và China Eastern - đầu tháng 7/2022 đã công bố thỏa thuận mua 292 máy bay từ hãng Airbus có trụ sở tại Pháp, với trị giá tổng cộng khoảng 37 tỷ USD. Ảnh: Global Times

Ông Macron, người lên nắm quyền vào năm 2017, đã làm việc với bà Merkel để đàm phán Hiệp định Toàn diện về Đầu tư (CAI), một hiệp định giữa Trung Quốc và EU nhằm đưa quan hệ kinh tế giữa hai bên lên một tầm cao mới. Tuy nhiên, nó đã bị gác lại vào năm 2021 do mâu thuẫn về các biện pháp trừng phạt, và giờ đây dường như đã chết.

“Giờ đây, bà Merkel đã nghỉ hưu, chỉ còn lại ông Macron, người biết rõ mọi thông tin cơ bản”, ông Henry Wang Huiyao, người sáng lập Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa, cho biết. “Ông ấy đang có vị thế tốt hơn để thúc đẩy quan hệ EU-Trung Quốc và quan hệ Pháp-Trung Quốc”.

Tháp tùng Tổng thống Pháp tới Bắc Kinh và Quảng Châu lần này là phái đoàn hơn 50 doanh nghiệp hàng đầu, với những cái tên nổi tiếng như công ty điện lực Electricite de France (EDF) SA, nhà sản xuất xe lửa Alstom SA, công ty quản lý nước và rác thải Veolia Environnement SA, và đặc biệt là Airbus SE.

“Gã khổng lồ” sản xuất máy bay châu Âu đang đàm phán để đi đến ký kết một hợp đồng bán máy bay phản lực thân rộng trị giá hàng tỷ USD cho Trung Quốc ngay trong tuần này, Bloomberg dẫn nguồn thạo tin cho biết.

Minh Đức (Theo Bloomberg, Global Times)

Mục đích Tổng thống Pháp Macron đến Trung Quốc gặp ông Tập Cận Bình

Thứ 2, 03/04/2023 | 21:11
Nỗ lực của ông Macron có thể bị làm cho phức tạp thêm trong bối cảnh quan hệ EU-Trung Quốc trở nên lúng túng vì những bình luận gần đây của bà von der Leyen.

Ông Tập Cận Bình gặp ông Putin để “đàm phán, đàm phán và đàm phán”

Thứ 2, 20/03/2023 | 21:17
Máy bay của nhà lãnh đạo Trung Quốc hạ cánh xuống sân bay Vnukovo ở Moscow vào khoảng 12h59 giờ Moscow (16h59 giờ Hà Nội).

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đối mặt thách thức lớn nhất

Thứ 2, 20/03/2023 | 08:31
Động thái của ông Macron nhằm thông qua dự luật cải cách hưu trí mà không cần các nhà lập pháp bỏ phiếu khiến làn sóng biểu tình ở Pháp càng thêm dậy sóng.

Tổng thống Pháp Macron kêu gọi Mỹ, Trung Quốc đóng góp công bằng

Thứ 2, 07/11/2022 | 16:27
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden đều sẽ vắng mặt ở Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo thế giới diễn ra trong 2 ngày 7-8/11.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Mỹ lên kế hoạch nhằm rót thêm 50 tỷ USD cho Ukraine trước thềm bầu cử

Thứ 7, 04/05/2024 | 11:05
Đây là nỗ lực mới nhất của Mỹ nhằm bảo vệ sự hỗ trợ của đồng minh dành cho Ukraine khỏi những thay đổi chính trị ở cả đôi bờ Đại Tây Dương.

Thời điểm bước ngoặt của Nga hé lộ, khí tài Mỹ liệu có thể giúp Ukraine?

Thứ 7, 04/05/2024 | 10:00
Ukraine vẫn đối mặt với “thiếu hụt trầm trọng” hầu hết mọi thứ. Điều này khiến lực lượng Kiev gặp khó trong việc phản ứng trước các hoạt động của Nga.

Hải quân Mỹ được trang bị tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia mới nhất

Thứ 7, 04/05/2024 | 06:00
Các tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia nói chung có thể được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa chống hạm Harpoon và ngư lôi tùy theo cấu hình và yêu cầu.

Hungary sẽ tăng chi tiêu quốc phòng nếu xung đột Ukraine kéo sang năm sau

Thứ 6, 03/05/2024 | 16:02
Hungary, mặc dù phản đối mạnh mẽ sự hỗ trợ tài chính-quân sự của phương Tây cho Ukraine vì lo ngại xung đột lan khắp Châu âu, cũng đã tăng mạnh chi tiêu quốc phòng.

Tình hình Ukraine: Nga vừa tiến vừa giành thêm lợi ích chiến thuật

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:45
Các thông số hiện có cho thấy Nga đang tăng cường tập trung quân một cách bất thường ở vùng Donetsk.
     
Nổi bật trong ngày

Tình hình Ukraine: Nga vừa tiến vừa giành thêm lợi ích chiến thuật

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:45
Các thông số hiện có cho thấy Nga đang tăng cường tập trung quân một cách bất thường ở vùng Donetsk.

Mỹ lên kế hoạch nhằm rót thêm 50 tỷ USD cho Ukraine trước thềm bầu cử

Thứ 7, 04/05/2024 | 11:05
Đây là nỗ lực mới nhất của Mỹ nhằm bảo vệ sự hỗ trợ của đồng minh dành cho Ukraine khỏi những thay đổi chính trị ở cả đôi bờ Đại Tây Dương.

Tên lửa LMUR Nga mạnh mẽ cỡ nào khi phá hủy các mục tiêu của Ukraine?

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:55
LMUR được trang bị cho trực thăng Mi-28NM, Mi-8MNP-2 và Ka-52M. Tại khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, LMUR hoạt động vô cùng hiệu quả.

Hải quân Mỹ được trang bị tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia mới nhất

Thứ 7, 04/05/2024 | 06:00
Các tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia nói chung có thể được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa chống hạm Harpoon và ngư lôi tùy theo cấu hình và yêu cầu.

Mất thị trường khí đốt châu Âu, Gazprom Nga lần đầu báo lỗ đậm

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:01
Cổ đông chính của Gazprom – Chính phủ Nga – phải đối mặt với căng thẳng tài chính trong bối cảnh chi tiêu quân sự tăng cao và các lệnh trừng phạt của Mỹ, EU.