Trung Quốc sẽ xem xét an ninh năng lượng khi hạn chế phát thải carbon

Trung Quốc sẽ xem xét an ninh năng lượng khi hạn chế phát thải carbon

Thứ 2, 25/10/2021 | 17:24
0
Trung Quốc đã đưa ra một số biện pháp để “đảm bảo giảm carbon an toàn” trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng trầm trọng mà nước này đang phải đối mặt.

Trung Quốc đã nêu ra các mục tiêu và biện pháp cụ thể để tiến tới mục tiêu đạt mức phát thải carbon cao nhất vào năm 2030 và đạt trạng thái trung lập carbon trước năm 2060, đồng thời cho biết an ninh năng lượng và lương thực phải được xem xét trong bối cảnh những nỗ lực đó.

Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh khủng hoảng thiếu hụt năng lượng trầm trọng ở Trung Quốc có nguy cơ làm lu mờ nỗ lực của Bắc Kinh nhằm hạn chế phát thải khí nhà kính, cũng như các nước đang chuẩn bị cho một vòng đàm phán mới về khí hậu ở Glasgow bắt đầu vào ngày 31/10.

Trung Quốc nên “quản lý mối quan hệ giữa giảm ô nhiễm, giảm carbon và an ninh năng lượng, an ninh chuỗi cung ứng công nghiệp, an ninh lương thực và cuộc sống bình thường của người dân”, theo một hướng dẫn chính sách được công bố hôm 24/10.

Bản hướng dẫn, do Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc vụ viện (nội các) đồng công bố, kêu gọi một phản ứng hiệu quả đối với các rủi ro kinh tế của quá trình chuyển đổi xanh và carbon thấp, để “đảm bảo giảm carbon an toàn”.

Theo tài liệu này, tỉ lệ tiêu thụ năng lượng không hóa thạch của Trung Quốc, mà các chuyên gia gọi là các nguồn năng lượng sạch như phong điện, sẽ chiếm khoảng 20% tổng mức tiêu thụ năng lượng của cả nước vào cuối năm 2025. Tỉ lệ này sẽ tăng lên khoảng 25% vào năm 2030, và hơn 80% vào năm 2060.

Bản hướng dẫn cũng lưu ý rằng, lượng phát thải CO2 trên một đơn vị GDP của Trung Quốc sẽ giảm hơn 65% vào năm 2030, so với năm 2005, trong khi tổng công suất lắp đặt của điện gió và năng lượng mặt trời sẽ đạt hơn 1,2 tỷ KW vào năm 2030. Tỉ lệ che phủ rừng cũng sẽ đạt khoảng 25% vào thời điểm đó.

Để thực hiện những mục tiêu này, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một số biện pháp.

Cụ thể, Trung Quốc sẽ đưa ra các chính sách kiểm soát công suất đối với các ngành điện than. Nước này cũng sẽ cấm các dự án mới sử dụng nhiều năng lượng như lọc dầu hoặc ethylene, nếu chúng không nằm trong kế hoạch công nghiệp của đất nước.

Trung Quốc cũng sẽ xây dựng các kế hoạch thực hiện mức phát thải carbon cao nhất cho các ngành công nghiệp, bao gồm năng lượng, thép và kiến trúc, đồng thời thúc đẩy các ngành chiến lược mới như ô tô chạy bằng năng lượng mới và công nghệ sinh học.

Thế giới - Trung Quốc sẽ xem xét an ninh năng lượng khi hạn chế phát thải carbon

Điện gió sẽ chiếm hơn 80% tổng mức tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc vào năm 2060. Ảnh: Renewables Now

Các biện pháp ngắn hạn để đảm bảo cung cấp than không mâu thuẫn với mục tiêu dài hạn của đất nước trong những năm tới và nhiều thập kỷ giảm phát thải carbon, Lin Boqiang, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Năng lượng Trung Quốc tại Đại học Hạ Môn, nói với Thời báo Hoàn cầu (Global Times) hôm 24/10.

Tian Yun, một chuyên gia kinh tế tại Bắc Kinh, nhấn mạnh rằng việc thúc đẩy trạng thái trung hòa carbon sẽ không dễ dàng như vậy ở miền Trung và miền Đông Trung Quốc, nơi tập trung nhiều công nghiệp sản xuất.

“Tôi cho rằng việc thúc đẩy các mục tiêu carbon cũng nên diễn ra một cách có trật tự, có thể bắt đầu từ các tỉnh không phụ thuộc vào các ngành sản xuất như Thanh Hải ở Tây Bắc và Hải Nam ở miền Nam, trước khi được mở rộng sang các khu vực khác”, Tian cho biết.

Minh Đức (Theo Globe and Mail, Global Times)

Trung Quốc tăng nhập khẩu điện trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng

Chủ nhật, 24/10/2021 | 08:00
Trung Quốc đã tăng cường nhập khẩu điện từ các nước láng giềng nhằm xoa dịu cuộc khủng hoảng thiếu điện mà nền kinh tế số 2 thế giới đang phải đối mặt.

Trung Quốc mua than từ “hàng xóm sát vách” để đối phó khủng hoảng

Thứ 7, 09/10/2021 | 09:11
Trước sức ép của cuộc khủng hoảng năng lượng, Trung Quốc đang tìm kiếm các nguồn cung mới, sẵn sàng viện đến ngay cả những kênh nhập khẩu gián tiếp nhất.

“Ngấm đòn” từ khủng hoảng điện, triển vọng kinh tế Trung Quốc ảm đạm

Thứ 3, 28/09/2021 | 08:00
Tình trạng cắt điện diễn ra khi việc điều tiết mức phát thải carbon của Trung Quốc xung đột với sự bùng nổ công nghiệp của nước này trong bối cảnh đại dịch.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

So sánh tiềm lực sáng chế UAV của Nga, Ukraine trong xung đột

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:15
Nga đã nộp 342 bằng sáng chế máy bay không người lái (UAV) từ năm 2022 đến năm 2024, trong khi Ukraine chỉ nộp 4 bằng sáng chế trong cùng khoảng thời gian.

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.

Tăng cường tiếp viện, Ukraine vẫn gặp khó, Nga tiếp tục đà tiến ở Adveevka

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:55
Bộ chỉ huy quân sự Ukraine đang nỗ lực chuyển quân tiếp viện đến mặt trận ở hướng Adveevka. Tuy nhiên, họ vẫn đang mất dần các khu định cư.

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

Nga không loại trừ xuất khẩu LNG bị trì trệ

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:00
Vô số các lệnh trừng phạt của phương Tây đã “vùi dập” tham vọng của Nga, đặc biệt là đối với dự án Arctic LNG 2 của Novatek.
     
Nổi bật trong ngày

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.

Tăng cường tiếp viện, Ukraine vẫn gặp khó, Nga tiếp tục đà tiến ở Adveevka

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:55
Bộ chỉ huy quân sự Ukraine đang nỗ lực chuyển quân tiếp viện đến mặt trận ở hướng Adveevka. Tuy nhiên, họ vẫn đang mất dần các khu định cư.

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

Nga không loại trừ xuất khẩu LNG bị trì trệ

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:00
Vô số các lệnh trừng phạt của phương Tây đã “vùi dập” tham vọng của Nga, đặc biệt là đối với dự án Arctic LNG 2 của Novatek.

So sánh tiềm lực sáng chế UAV của Nga, Ukraine trong xung đột

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:15
Nga đã nộp 342 bằng sáng chế máy bay không người lái (UAV) từ năm 2022 đến năm 2024, trong khi Ukraine chỉ nộp 4 bằng sáng chế trong cùng khoảng thời gian.