TS.Cấn Văn Lực: “Tôi khá bất ngờ khi GDP quý III giảm sâu 6,17%”

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 4, 29/09/2021 | 14:48
0
Từng dự báo GDP quý III chỉ giảm 2% nhưng kết quả cho thấy mức giảm là 6,17%, song TS.Cấn Văn Lực vẫn tin mục tiêu đạt 3 - 3,5% cả năm là hoàn toàn có cơ sở.

Sáng nay (29/9), Tổng cục Thống kê họp báo công bố tình hình kinh tế - xã hội. Theo đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III ước giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay.

Trong các khu vực kinh tế, nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,04%, khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 5,02%, còn khu vực dịch vụ giảm tới 9,28%. Kết quả này khiến GDP 9 tháng chỉ tăng 1,42%, thấp hơn cùng kỳ năm 2020 và cũng là mức thấp nhất trong hơn thập kỷ gần đây.

Theo nhận định của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương, kết quả này là do dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh.

Đánh giá về chỉ số tăng trưởng GDP trong quý III/2021, trao đổi với Người Đưa Tin, TS.Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tỏ ra khá bất ngờ với kết quả do Tổng cục Thống kê công bố.

“Công bố của Tổng cục Thống kê khác biệt lớn so với những dự báo của chúng tôi. Tôi khá bất ngờ và cũng không nghĩ là GDP quý III giảm sâu đến mức 6,17% như vậy”, ông Lực nói.

Nhắc lại phiên họp với Chủ tịch Quốc hội ngày 27/9 vừa qua, TS.Cấn Văn Lực cùng nhóm nghiên cứu ước dự báo tăng trưởng GDP quý III có thể âm khoảng 2%. Ông cho rằng, nếu GDP quý III âm thì đây là lần đầu tiên từ năm 2000 đến nay, tăng trưởng trong một quý ghi nhận âm.

Với kết quả công bố ngoài dự báo của Tổng cục Thống kế, TS.Cấn Văn Lực nhìn nhận: “Chứng tỏ tác động của đại dịch, nhất là làn sóng thứ 4 đối với nền kinh tế Việt Nam là rất nghiêm trọng. Điều này đặt ra một bài toán đòi hỏi chúng ta phải thay đổi mô hình chống dịch, có cách thức mở cửa nền kinh tế phù hợp và có lộ trình”.

Kinh tế vĩ mô - TS.Cấn Văn Lực: “Tôi khá bất ngờ khi GDP quý III giảm sâu 6,17%”

TS.Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Theo ông Lực, nếu như không thay đổi và không mở cửa nền kinh tế theo lộ trình, thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến mọi mặt kinh tế của xã hội, ngay cả tiềm lực để chúng ta có thể phòng chống dịch.

Song, theo đánh giá của vị chuyên gia này, để đạt được mục tiêu GDP cả năm 2021 là 3-3,5% vẫn khả thi và cũng cần nỗ lực rất lớn từ cả hệ thống.

“Chúng ta mong muốn và đang phấn đấu để GDP năm nay đạt từ 3-3,5%. Với mong muốn ấy, thì rõ ràng, quý IV phải nỗ lực rất nhiều. Tôi cho rằng, quý IV cũng phải tăng trưởng từ 6-7% thì chúng ta mới có thể bù đắp lại kết quả giảm sâu của quý III”, ông nhấn mạnh và lưu ý, mức tăng trở lại của GDP quý IV phụ thuộc vào kiểm soát dịch bệnh, đẩy nhanh tiêm vắc-xin cũng như cho phép mở cửa nền kinh tế và việc chống dịch theo mô hình mới thực thi hiệu quả.

Đánh giá về những lĩnh vực đóng góp vào tăng trưởng của nền kinh tế, TS.Cấn Văn Lực nói về bệ đỡ quan trọng ở thời điểm hiện nay và 3 tháng cuối năm. Theo đó, ông đánh giá ngành nông nghiệp với mức tăng trưởng hơn 2% là rất tích cực, cùng với đó, ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng trưởng ở mức khá, đạt 6,05%.

Kinh tế vĩ mô - TS.Cấn Văn Lực: “Tôi khá bất ngờ khi GDP quý III giảm sâu 6,17%” (Hình 2).

Mức tăng trở lại của GDP quý IV/2021 phụ thuộc vào kiểm soát dịch bệnh, đẩy nhanh tiêm vắc-xin.

Còn hai ngành chịu tác động mạnh nhất và tăng trưởng xấu nhất chính là lĩnh vực xây dựng và dịch vụ. Lĩnh vực dịch vụ giảm sâu là điều dễ hiểu vì việc phòng chống dịch bệnh, giãn cách xã hội nghiêm ngặt tại 25 tỉnh, thành phố trong đó gồm cả hai đầu tàu kinh tế lớn cả nước là Hà Nội, Tp.HCM... đã ảnh hưởng, tác động trực diện tới các ngành sản xuất, dịch vụ khiến mức tăng trưởng âm.

“Nếu chúng ta quyết định mở cửa nền kinh tế phù hợp từ quý IV thì những lĩnh vực như dịch vụ, xây dựng chịu tác động mạnh trong thời gian qua được dự báo bật lên tương đối nhanh và mạnh. Đó sẽ trở thành một trong những động lực quan trọng để nền kinh tế sớm phục hồi”, ông Lực lưu ý.

Đồng quan điểm, TS.Võ Trí Thành - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cũng đánh giá, tăng trưởng kinh tế cả năm vẫn có thể đạt 3- 4% nếu trong quý IV/2021, doanh nghiệp có thể quay trở lại để phát triển kinh tế trong điều kiện dịch bệnh đã được kiểm soát, vắc-xin cũng đã được tiêm chủng rộng rãi.

Theo ông Thành, chương trình phục hồi kinh tế phải bao gồm cải cách thể chế, môi trường kinh doanh, đầu tư, hạ tầng, hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo, lao động, chuyển đổi số, nâng cao kỹ năng…

Kinh tế vĩ mô - TS.Cấn Văn Lực: “Tôi khá bất ngờ khi GDP quý III giảm sâu 6,17%” (Hình 3).

TS.Võ Trí Thành - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.

Các vị chuyên gia một lần nữa nhấn mạnh việc trong quý IV, sức bật trở lại của doanh nghiệp khi kinh tế mở cửa là có cơ sở khi các điều kiện cơ bản được đảm bảo.

Trong đó, việc mở cửa có lộ trình và thay đổi phương thức chống dịch ở trạng thái bình thường mới, nhất là đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin. Tiếp đến là các gói hỗ trợ hiện tại và các gói bổ sung tiếp theo nếu có thì cần triển khai đến tay doanh nghiệp và người lao động nhanh chóng.

Yếu tố quan trọng hơn cả là bản thân doanh nghiệp và người lao động phải hết sức nỗ lực, cố gắng đồng tâm, đồng lòng. Tất cả điều kiện đều đòi hỏi từ cả hai phía cung - cầu, từ cả Nhà nước và doanh nghiệp, cả chính quyền địa phương.

GDP quý III giảm 6,17%

Thứ 4, 29/09/2021 | 10:22
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý III/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay.

Bộ trưởng KH&ĐT: Muốn GDP tăng trưởng 3,5 - 4% cần nỗ lực rất lớn

Thứ 6, 17/09/2021 | 22:19
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, mặc dù tốc độ tăng trưởng 3,5 - 4% chưa đạt được mục tiêu đặt ra của cả năm, nhưng để đạt được lại cần nỗ lực rất lớn.

WB hạ dự báo tăng trưởng GDP năm nay của Việt Nam xuống 4,8%

Thứ 4, 25/08/2021 | 07:00
Dự báo này thấp hơn 2 điểm phần trăm được chính World Bank đưa ra hồi tháng 12/2020. Nhưng từ năm 2022, nền kinh tế có thể quay trở lại mức tăng trước đại dịch.
Cùng tác giả

Tổng nhu cầu vốn đầu tư của EVN đến năm 2025 là 479.000 tỷ đồng

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:16
Giai đoạn 2021-2025, tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn EVN là 479.000 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư thuần là 278.215 tỷ đồng, trả nợ gốc và lãi vay là 199.330 tỷ đồng.

Quý I/2024, GELEX đạt gần 6.700 tỷ đồng doanh thu 

Thứ 6, 26/04/2024 | 16:42
CTCP Tập đoàn GELEX (HoSE: GEX) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024, cho thấy kết quả kinh doanh đã có những chuyển biến tích cực so với cùng kỳ 2023.

Xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:47
Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Nợ vay của Tập đoàn Hoà Phát tăng cao kỷ lục

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:21
Quý I/2024, tổng nợ vay của Tập đoàn Hòa Phát tăng hơn 12.000 tỷ đồng so với đầu năm, lên mức cao kỷ lục – đạt hơn 77.500 tỷ đồng.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhận thêm nhiệm vụ mới

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:51
Thủ tướng mới ký Quyết định về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch. Theo Quyết định, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà được phân công làm Trưởng Ban chỉ đạo.
Cùng chuyên mục

Tổng nhu cầu vốn đầu tư của EVN đến năm 2025 là 479.000 tỷ đồng

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:16
Giai đoạn 2021-2025, tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn EVN là 479.000 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư thuần là 278.215 tỷ đồng, trả nợ gốc và lãi vay là 199.330 tỷ đồng.

Ưu tiên đầu tư hạ tầng để phát triển kinh tế cửa khẩu của Điện Biên

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:00
Nếu được đầu tư đúng mức và hiệu quả, kinh tế cửa khẩu có thể phát triển thành động lực của hành lang biên giới, hạt nhân của hợp tác giữa Việt Nam với các nước.

Giá lúa gạo xu hướng tăng: Liên kết chuỗi giá trị, kỳ vọng bứt phá

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:31
Triển khai nhiều giải pháp, các Bộ ngành sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo với mục tiêu lớn về kim ngạch xuất khẩu.

Đồng Nai: Triển khai 30 ngày đêm giải phóng mặt bằng dự án trọng điểm

Thứ 6, 26/04/2024 | 22:49
Tỉnh Đồng Nai phấn đấu thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trong 30 ngày đêm, đối với 3 dự án trọng điểm của tỉnh.

Xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:47
Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.
     
Nổi bật trong ngày

Ưu tiên đầu tư hạ tầng để phát triển kinh tế cửa khẩu của Điện Biên

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:00
Nếu được đầu tư đúng mức và hiệu quả, kinh tế cửa khẩu có thể phát triển thành động lực của hành lang biên giới, hạt nhân của hợp tác giữa Việt Nam với các nước.

Siêu thị khuyến mãi rầm rộ hút khách mua sắm dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:31
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày được các nhà bán lẻ kỳ vọng là cơ hội lớn để kích cầu, tăng doanh thu.

Giá vàng 28/4: Vàng thế giới ghi nhận 1 tuần giảm

Chủ nhật, 28/04/2024 | 09:00
Giá vàng thế giới cuối tuần ở mức 2.338,4 USD/ounce, ghi nhận một tuần giảm gần 54 USD. Giá vàng trong nước chốt tuần ở mức cao trước kỳ nghỉ lễ.

Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu kim ngạch 2 tỷ USD vào năm 2030

Thứ 7, 27/04/2024 | 07:00
Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 1,8 - 2 tỷ USD.

Cửa Lò sẵn sàng đón du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 10:29
Biển Cửa Lò được đánh giá là một trong những bãi biển đẹp nhất của cả nước. Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, Cửa Lò đón khoảng 140.000–150.000 lượt du khách.