Ukraine trong “túi lửa” khi Biển Đen bị đóng cửa

Ukraine trong “túi lửa” khi Biển Đen bị đóng cửa

Thứ 2, 18/09/2023 | 11:40
0
Tình hình ở Biển Đen ngày càng căng thẳng kể từ khi thỏa thuận ngũ cốc giữa Nga và Ukraine sụp đổ.

Ukraine đang phải đối mặt với tình hình nghiêm trọng ở Biển Đen khi vùng biển này bị đóng cửa hoàn toàn đối với Kiev. Đó là nhận định của ông Oleg Soskin, người từng là cố vấn cho cựu Tổng thống Ukraine Leonid Kuchma (1994-2005).

“Ukraine đang rơi vào tình thế rất khó khăn, nói thẳng ra, tôi gọi đó là túi lửa... Vùng biển đã bị đóng cửa và tình hình ở Biển Đen rất nghiêm trọng”, ông Soskin cho biết trong một video được đăng tải trên kênh YouTube của mình hôm 16/9.

Ông Soskin cho biết thêm rằng lối thoát duy nhất cho xuất khẩu nông sản của Ukraine là các tuyến đường qua Bulgaria, Moldova và Romania. Tuy nhiên, ông tin rằng quyết định của Hungary, Ba Lan và Slovakia về gia hạn lệnh cấm nhập khẩu ngũ cốc Ukraine là một cú “đâm sau lưng”.

“Phải gọi mọi thứ đúng theo bản chất của chúng. Đây là một đòn địa chính trị và địa kinh tế, và là điều chưa từng có tiền lệ”, ông Soskin nói khi đánh giá động thái của các nước láng giềng của Ukraine.

“Trên thực tế, đây là một cuộc chiến địa chính trị công khai chống lại Ukraine”, vị cựu cố vấn nhấn mạnh. Theo quan điểm của ông, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và chính quyền đương nhiệm chưa chuẩn bị cho tất cả những điều như vậy.

Thỏa thuận ngũ cốc giữa Nga và Ukraine, do Liên Hợp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian, đã hết hiệu lực vào ngày 17/7. Bộ Quốc phòng Nga sau đó cảnh báo rằng từ ngày 20/7, Moscow sẽ coi tất cả các tàu đi qua Biển Đen đến các cảng Ukraine là những phương tiện có khả năng vận chuyển hàng quân sự, và các quốc gia có cờ treo trên những con tàu như vậy sẽ là các bên dính líu tới cuộc xung đột ở Ukraine và đứng về phía chính quyền Kiev.

Thế giới - Ukraine trong “túi lửa” khi Biển Đen bị đóng cửa

Tàu container JOSEPH SCHULTE (đăng ký ở Hong Kong – Trung Quốc) rời cảng biển ở Odessa, Ukraine, trong bức ảnh được đăng trên Facebook của Phó Thủ tướng Ukraine Oleksandr Kubrakov, 16/8/2023. Ảnh: CNN

Ngày 10/8, Hải quân Ukraine tuyên bố mở các hành lang tạm thời trên Biển Đen cho các tàu buôn hướng đến hoặc xuất phát từ các cảng Chernomorsk, Odessa và Yuzhny. Kiev cảnh báo rằng nguy cơ tấn công quân sự và va chạm với thủy lôi trôi dạt vẫn tồn tại trên tuyến đường này, vì vậy chỉ các tàu có chủ sở hữu và thuyền trưởng chính thức xác nhận sẵn sàng ra khơi trong điều kiện như vậy mới được phép đi lại trong vùng biển này.

Ngày 15/9, Ủy ban châu Âu (EC) quyết định không gia hạn lệnh cấm nhập khẩu ngũ cốc và các mặt hàng nông sản khác của Ukraine sau khi lệnh cấm này hết hạn vào ngày 15/9, nhưng yêu cầu Kiev đệ trình kế hoạch hành động để tránh làm biến dạng thị trường ở các nước EU. Ngay sau đó, Hungary, Ba Lan và Slovakia đã tuyên bố đơn phương hạn chế nhập khẩu ngũ cốc từ Ukraine.

Tổng thống Ukraine Zelensky tuyên bố sẽ đáp trả “những người hàng xóm vi phạm các quy tắc của EU”.

Hungary, Ba Lan và Slovakia lập luận rằng tình trạng dư thừa hàng nhập khẩu từ Ukraine tiếp tục làm giảm giá hàng trong nước và đẩy một số nông dân địa phương đến bờ vực phá sản. Với các cuộc tổng tuyển cử đầy cạnh tranh sắp diễn ra ở cả Ba Lan và Slovakia trong vài tuần nữa, cả Warsaw và Bratislava đều không muốn “chọc giận” lực lượng nông dân hùng hậu của mình.

Ở Ba Lan, lệnh cấm mới không chỉ bao gồm 4 loại ngũ cốc mà còn cả các sản phẩm làm từ ngô, lúa mì và cải dầu. Hungary đã áp đặt lệnh cấm nhập khẩu 24 sản phẩm nông nghiệp của Ukraine, bao gồm ngũ cốc, rau, một số sản phẩm thịt và mật ong.

Lệnh cấm chỉ ảnh hưởng đến hàng nhập khẩu vào thị trường Ba Lan, Slovakia và Hungary. Ba nước vẫn sẽ cho phép ngũ cốc Ukraine quá cảnh lãnh thổ của họ trên đường đến nước thứ ba theo “Hành lang đoàn kết”. Tuyến đường này đã vận chuyển khoảng 60% lượng ngũ cốc xuất khẩu của Ukraine trong năm qua, bao gồm 4 triệu tấn ngũ cốc. 40% còn lại đi qua Biển Đen, nhưng kênh này đã bị gián đoạn kể từ khi Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen sụp đổ.

Minh Đức (Theo TASS, GZero Media)

Bên dưới những lớp sóng dữ dội ở Biển Đen

Thứ 3, 15/08/2023 | 15:16
Là một cửa ngõ với phần còn lại của thế giới, Biển Đen có tầm quan trọng chiến lược và kinh tế to lớn đối với cả Nga - Ukraine và một số quốc gia thành viên NATO.

Đằng sau động thái mới nhất của Nga ở Biển Đen

Thứ 5, 20/07/2023 | 14:08
Các chuyên gia Mỹ cho rằng việc Nga tuyên bố đóng hành lang an toàn ở Biển Đen là một sự leo thang và nguy cơ về một cuộc chiến thương mại toàn diện.

Nga nói từ nay tàu thuyền không còn an toàn ở Biển Đen

Thứ 3, 18/07/2023 | 10:37
Điện Kremlin tuyên bố rằng khu vực Tây Bắc Biển Đen một lần nữa “tạm thời nguy hiểm” sau khi hành lang xuất khẩu ngũ cốc qua khu vực này khép lại.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.
     
Nổi bật trong ngày

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.