Vẽ hoa lên bốt điện: Nghệ thuật chết người

Vẽ hoa lên bốt điện: Nghệ thuật chết người

Đào Lan Anh
Thứ 7, 05/01/2019 | 07:00
6
Bốt điện cũng như đèn giao thông, biển báo… sinh ra là để nhận biết, cảnh báo. Việc khoác lên chúng những chiếc áo hoa sắc màu chẳng khác nào biến nghệ thuật thành vũ khí giết người!

Năm 2017, hàng trăm cột điện ở Sài Gòn bỗng dưng… nở hoa. Người Sài Gòn cảm xúc đan xen. Kẻ bất ngờ, người ủng hộ, người lại kịch liệt phản đối. Dù dư luận đồng tình hay không, lắng nghe vẫn là điều cần thiết.

Những ngày cuối năm 2018, hàng loạt bốt điện ở Hà Nội được thay áo hoa rực rỡ đầy tươi mới. Và như một quy luật, có người khen, kẻ chê. Nhưng phần đa mọi người tỏ ý đồng tình.

Được biết, ý tưởng khoác “áo hoa” cho bốt điện là của một nhóm kiến trúc sư, họa sĩ thuộc Hanoi Art Space. Dự án mang tên “Sắc màu Hà Nội” đã được thực hiện thí điểm giai đoạn 1 vào hồi cuối năm 2017, trên 2 ngã tư phố Lý Thường Kiệt và Trần Hưng Đạo.

Xi nhan Trái Phải - Vẽ hoa lên bốt điện: Nghệ thuật chết người

Người dân, đặc biệt là giới trẻ có thêm địa điểm để selfie (Ảnh: Báo Văn hóa).

Được đánh giá là sáng kiến hay, dự án này được Ủy Ban nhân dân quận Hoàn Kiếm ủng hộ và đang tiến hành giai đoạn 2. Tổng số 70 bốt điện ở tuyến phố Tràng Thi, Hàng Khay, Tràng Tiền sẽ được khoác áo hoa để chào đón năm mới 2019 và Tết Nguyên đán Kỷ Hợi. Nhóm họa sĩ Hanoi Art Space đang cùng nhau nỗ lực để các bốt điện có “áo” đẹp diện Tết.  

Rõ ràng, trong rất nhiều những sáng kiến về không gian công cộng trong quy hoạch cảnh quan thì đây là ý tưởng tốt. Bởi Hà Nội là một trong những thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh kéo theo sự mất cân đối nghiêm trọng trong phát triển không gian đô thị. Giữa hàng trăm, hàng ngàn vật dụng góp phần làm đô thị thêm nhếch nhác thì việc thay đổi diện mạo của chúng mà vẫn quan tâm đến yếu tố thẩm mỹ tất nhiên sẽ được đánh giá cao.

Xi nhan Trái Phải - Vẽ hoa lên bốt điện: Nghệ thuật chết người (Hình 2).

Cảnh đẹp nhưng... cấm lại gần.

Thế nhưng...

Bốt điện không giống như các bức tường rêu cũ ở khu tập thể Phụ nữ Trung ương (39 Pháo Đài Láng, quận Đống Đa) hay những vòm cầu phố Phùng Hưng.

Vì sao? Vì bốt điện (còn gọi là trạm biến áp) ra đời với vai trò giảm áp, phân phát điện đến từng hộ gia đình. Lâu nay, chúng vốn được ví như những quả "bom nổ chậm" trên vỉa hè, bởi nếu gặp sự cố như đoản mạch, chập mạch… rất có thể sẽ xảy ra nổ.

Điều 15 Nghị định số 14/2014/ NĐ-CP, quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện có nêu rõ: Đối với các trạm biến áp, trạm phân phối điện hợp bộ, có vỏ bằng kim loại thì hành lang bảo vệ được giới hạn đến mặt ngoài của phần vỏ kim loại.

Thế nhưng, những bếp than đỏ lửa vẫn đặt cạnh bốt điện, chiếc khăn ướt phơi hay vài ba bộ quần áo phủ bụi vẫn treo phất phơ trên đó... Người dân hoàn toàn không hiểu, hoặc hiểu nhưng coi “miếng ăn” quan trọng hơn tất thảy. Kể cả cái chết!

Ai còn nhớ vụ nổ bốt điện kinh hoàng ở Hà Đông?

Vào một tháng cuối năm 2016, người dân bỗng nghe thấy một tiếng nổ lớn. Họ chạy ra, chiếc bốt điện ven đường nổ, cháy ngùn ngụt. Người đàn ông trên chiếc xe lăn cách bốt điện 1 mét như bị lửa nuốt trọn, người vợ như bó đuốc vẫn kêu mọi người cứu giúp chồng mình. Bằng tất cả sự nỗ lực, 2 vợ chồng người bán nước quanh bốt điện vẫn không thể ở lại trần gian.

Mới đây thôi, vụ nổ bốt điện trên đường Phạm Hùng cũng khiến 3 người phải nhập viện. Không có bất cứ một dấu hiệu nào để họ có thể kháng cự với những sự cố này.

Những bốt điện đầu tiên được hoàn thành. Quả thực, chúng đẹp, ấn tượng và rất có thiện cảm. Lòng người rộn ràng hơn khi thấy Tết về trên những cành mai, cành đào in trên bốt điện. Nhưng hoa đẹp, thì “ong bướm” hay sa vào.

Thay vì cảnh báo, yêu cầu tránh xa, cụm hoa kia vô tình kéo người dân đến gần hơn với tử thần. Những cảnh báo nguy hiểm trên bốt điện vẫn nằm đó, nhưng tôi tin rằng, những bông hoa đẹp có sức hút mãnh liệt hơn những ký hiệu nhỏ kia.

Hình ảnh những đứa trẻ thích thú đưa tay sờ hoa; những chàng trai, cô gái selfie một tấm hình kỷ niệm; cô bán nước, bác cắt tóc ngồi quanh bốt điện nhâm nhi ly trà nóng bàn chuyện thế thời ngày cuối năm… chưa chắc đã là hình ảnh đẹp. Bởi hoa lá đôi khi cũng… vô tình.

Tôi biết, nhiều người tâm tư, mong muốn góp sức mình để Thủ đô đẹp - hiện đại – mới mẻ và văn minh hơn. Nhưng mỹ quan phải đi liền với an toàn xã hội. Bốt điện cũng như đèn giao thông, biển báo… sinh ra là để nhận dạng, nhận biết. Việc “biến hình” với chúng sẽ lợi bất cập hại.

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. 

 

 

Từ vụ nổ bốt điện: Cố tình sống cạnh 'tử thần'

Thứ 2, 21/11/2016 | 18:51
Hàng loạt vụ cháy nổ bốt điện xảy ra gây thương vong về người, nhưng nhiều người vẫn bất chấp sống cạnh "tử thần".

Nổ bốt điện ở Hà Đông: 3 cách sơ cứu CHUẨN NHẤT khi bị bỏng điện

Thứ 6, 18/11/2016 | 12:30
Từ câu chuyện nổ bốt điện ở Hà Đông nhiều người đặt ra câu hỏi rằng, bỏng điện nguy hiểm thế nào. Và chúng ta phải làm gì khi gặp người bị bỏng điện?
Cùng tác giả

CĐV hô “bay lên nào - bay ra ngoài”: Nên tuyên dương, hưởng ứng

Thứ 3, 14/01/2020 | 14:54
Câu cổ vũ đáng yêu, hài hước “bay lên nào là em bay ra ngoài” được vang lên khắp các sân bóng – nơi có sự góp mặt thi đấu của các cầu thủ đội tuyển bóng đá nam Việt Nam. Thế nhưng, sau nhiều lần xuất hiện, chúng bỗng trở thành một câu cổ vũ được cho là phản cảm.

Xử phạt nặng lái xe uống rượu bia: Cơn “địa chấn”... muộn

Thứ 7, 04/01/2020 | 14:28
Nghị định 100/2019/NĐ-CP về việc xử lý người uống rượu bia tham gia giao thông của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2020 đã tạo ra một cơn “địa chấn” đối với xã hội, đặc biệt là với dân bợm nhậu. Nhưng nó, lẽ ra phải thực hiện từ lâu rồi...

Chồng rượu bia tiếp khách: Vợ đay nghiến chỉ phản tác dụng

Thứ 4, 01/01/2020 | 18:00
Đàn ông vốn không phải là kẻ ngang ngạnh, không biết nghe lời. Quan trọng, người phụ nữ nói có “lọt” tai hay không? Nhất là trong chuyện rượu chè tiếp khách.

Những chiếc xe đưa đón học sinh hóa quan tài di động…

Thứ 7, 07/12/2019 | 07:00
Nói mê tín, năm nay có lẽ là năm vận hạn của những chiếc xe đưa đón học sinh. Nhưng nói một cách thực tế, tâm địa những người làm công việc đó không tốt, bị đưa ra ánh sáng.

Thấy gì sau vòng bảng Sea Games 30?

Thứ 6, 06/12/2019 | 14:03
Sau vòng bảng Sea Games 30, thứ chúng ta thấy được là bóng đá vẫn luôn hấp dẫn bởi sự bất ngờ. Và điều đáng bàn, là ĐT Việt Nam đã bản lĩnh vượt qua những kịch bản bất ngờ đó.
Cùng chuyên mục

Vinh của Vinh

Thứ 4, 31/01/2024 | 07:00
Có thể hơi chơi chữ chút, nhưng nó là như thế này, tôi muốn nói về cuốn “Vinh phố của tôi” của Phạm Thùy Vinh.

Trước tiền…

Thứ 2, 09/10/2023 | 07:00
Từ năm 1998, pháp lệnh chống tham nhũng đã được ban hành, và về danh nghĩa nó phải được thực hiện nghiêm túc từ hồi ấy.

Chơi mạng xã hội

Thứ 2, 25/09/2023 | 07:00
Vụ án bà Phương Hằng vừa chấm dứt với bà, còn một số người liên quan vẫn đang... chờ.

Quân hồi vô phèng

Thứ 4, 20/09/2023 | 07:37
Thú thực, cho đến bây giờ tôi vẫn không rõ lắm cái câu mà ngày xưa tôi thấy mẹ tôi hay dùng để mắng chúng tôi khi chúng tôi làm gì đấy mà cụ cho rằng vô tổ chức, vô kỷ luật, trên dưới lộn tùng phèo...

Lại nói về văn học trong nhà trường phổ thông

Thứ 7, 09/09/2023 | 07:07
Văn chương khi được đưa vào nhà trường phổ thông, buộc phải qua một quá trình lựa chọn vô cùng khắt khe...
     
Nổi bật trong ngày

Ta có nên định hướng 5 năm?...

Thứ 5, 02/05/2024 | 07:00
Năm năm, là một chặng đường đủ để một người nhìn nhận lại quá trình phát triển đã qua, và định hướng cho một lộ trình sắp tới.

“Chữa lành” và vé tăng

Thứ 6, 03/05/2024 | 07:00
Chả hiểu sao gần đây cái câu “chữa lành” lại được nhiều người nhắc đến thế, dẫu nhiều người được hỏi là chữa lành cái gì, bèn... bẽn lẽn lắc đầu.