Vi phạm xây dựng đô thị: Con oi chui lọt lỗ kim

Vi phạm xây dựng đô thị: Con oi chui lọt lỗ kim

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:49
0
Không ít người ngạc nhiên, quy định thì “thiên la địa võng” mà vi phạm lớn vi phạm nhỏ tràn lan.

Thời gian gần đây, các cơ quan quản lý liên tiếp phát hiện hàng loạt công trình vi phạm trật tự xây dựng như sai phép, không phép tại các thành phố lớn, khu đô thị. Trong đó, vi phạm nghiêm trọng nhất phải kể đến hai thành lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Đây là hai thành phố đang có tốc độ phát triển đô thị đứng hàng đầu của cả nước nhưng cũng là nơi “được” ghi nhận có những vi phạm trật tự xây dựng lạ lùng nhất từ trước đến nay…

Bất động sản - Vi phạm xây dựng đô thị: Con oi chui lọt lỗ kim

Tòa nhà vi phạm TTXD tại phố Triệu Việt Vương

Ngang nhiên vi phạm

Theo báo cáo của UBND TP. Hà Nội, từ đầu năm đến nay, các lực lượng chức năng trên địa bàn đã kiểm tra, phát hiện 1.700 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng. Trong đó có trên 1.000 trường hợp lấn chiếm đất đai để xây dựng trên đất nông nghiệp, đất công; 490 trường hợp xây dựng không phép; 100 trường hợp xây dựng sai so với giấy phép xây dựng được cấp. Tới nay, các lực lượng liên quan đã cưỡng chế phá dỡ trên 600 công trình vi phạm và yêu cầu tự phá dỡ trên 300 công trình khác.

Hiện Hà Nội còn tồn đọng gần 800 công trình đang tiếp tục giải quyết. Một trong các điểm nóng về vi phạm xây dựng gây bức dư luận phải kể đến như công trình xây dựng khu nhà ở liền kề tại khu đô thị Mỗ Lao (Hà Đông); các công trình không phép trên đường Trần Quốc Hoàn, phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy); các công trình tại các phố Bùi Thị Xuân, Triệu Việt Vương, Mai Hắc Đế, Đại Cồ Việt (Hai Bà Trưng)… Trong số này, có công trình nhà ở kết hợp văn phòng và bảo tàng tại địa chỉ 55A - 55B Bà Triệu, quận Hoàn Kiếm.

Mặc dù nằm ngay mặt phố lớn giữa trung tâm thủ đô, nhưng chủ đầu tư vẫn xây sai phép từ 9 tầng + tum + thang máy thành 13 tầng, tổng chiều cao công trình tăng gần 10m so với giấp phép. Sự vi phạm trắng trợn nêu trên đã cho thấy sự “bất lực” của các cơ quan chính quyền sở tại?!

Hay như tại quận Hai Bà Trưng, số công trình vi phạm được đánh giá nhiều cả về số lượng và tính chất nghiêm trọng. Trong 31 công trình vi phạm có 11 là xây sai phép, 17 không phép và 3 công trình vi phạm quy định về môi trường, gây ảnh hưởng tới hộ liền kề nhưng hiện tại UBND quận mới giải quyết được 12 vụ, 19 công trình còn lại vẫn đang trong quá trình xem xét.

Tiếp tục khảo sát tại một số tuyến phố như Triệu Việt Vương, Bùi Thị Xuân, Mai Hắc Đế thuộc địa bàn quận Hai Bà Trưng, PV Người đưa tin không khỏi “giật mình” bởi tình trạng vi phạm công khai ở đây. Hai công trình tại số 67, 86 phố Mai Hắc Đế được bao phủ bởi một lớp bạt giăng kín các tầng. Tuy nhiên theo quan sát của PV, bên trong các tốp thợ vẫn đang tiến hành việc hoàn thiện.

Theo một số người dân khu vực phản ánh thì công trình này, mới đây đã bị đình chỉ thi công. Nhưng không hiểu vì lý do gì, việc vi phạm vẫn tiếp diễn mà không bị “sờ gáy”. Cách đó không xa, tòa nhà 11 tầng, địa chỉ 19 Triệu Việt Vương cũng đang tất bật xây dựng.

Được biết, theo giấy phép, công trình này chỉ được xây dựng 9 tầng nhưng chủ đầu tư ngang nhiên xây vượt lên 12 tầng. Một công trình khác cao 10 tầng trên khu phố này hiện cũng nằm trong danh sách “đen” của cơ quan chức năng. Bởi, chủ đầu tư thực hiện xây dựng không phù hợp cảnh quan và nội dung giấy phép xây dựng.

Ông Nguyễn Văn Cường, người dân khu vực phản ánh: “Tôi sinh sống trên con phố này từ những năm 80, nhưng chưa bao giờ thấy vấn nạn vi phạm trật tự xây dựng lại ngang nhiên đến mức lộng hành như hiện nay. Rõ ràng, việc quản lý trật tự xây dựng ở đây có vấn đề”.

Vòng qua phố Bùi Thị Xuân, công trình số 135-137 ngang nhiên “mọc” lên như thách thức pháp luật. Chị Trần Thị Hoa, một công dân sở tại, bức xúc: “Sau khi tòa nhà được khởi công xây dựng, chúng tôi thấy, thanh tra xây dựng nhiều lần xuống kiểm tra, lập biên bản. Tuy nhiên, có lẽ phía chủ đầu tư đã “làm luật” nên các tầng cứ “vô tư” mọc lên?. Diện tích vi phạm có thể lên đến hàng nghìn m2”.

Buông lỏng tới mức khó hiểu

Theo một chuyên gia pháp luật thì nguyên nhân chính dẫn tới hàng loạt sai phạm nghiêm trọng nói trên là ý thức chấp hành kỷ cương pháp luật của một bộ phận tổ chức, công dân còn yếu kém. Tuy vậy, qua đó nổi lên là vấn đề trách nhiệm, hiệu quả, vai trò quản lý Nhà nước về đô thị nói chung và trật tự xây dựng nói riêng của chính quyền cơ sở còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý. UBND xã, phường, thị trấn là nơi chịu trách nhiệm chính, trực tiếp về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn song, trách nhiệm quản lý này đã bị buông lỏng, lơ là tới mức khó hiểu.

Một số quận, huyện chỉ đạo còn thiếu quyết liệt, lỏng lẻo trong giám sát, quản lý nên chưa phát hiện kịp thời những vi phạm để xử lý triệt để ngay từ ban đầu. Sở Xây dựng là cơ quan tham mưu cho thành phố trong lĩnh vực này chưa chỉ đạo chặt chẽ, thiếu kiểm tra thường xuyên, tham mưu chưa kịp thời là những yếu tố khách quan dẫn tới những trường hợp vi phạm liên tiếp trên.

Mới đây, qua buổi giám sát về vấn đề quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố, ông Nguyễn Hoài Nam, Trưởng ban Pháp chế HĐND TP.Hà Nội đã tỏ ra lo ngại khi đang có sự “thỏa thuận ngầm” giữa cơ quan, cán bộ xử lý vi phạm với chủ đầu tư... Bởi hiện tại, tình hình vi phạm trật tự xây dựng tại Hà Nội đang diễn biến rất phức tạp.

Ông Trần Viết Ngôn, phó chánh thanh tra xây dựng Hà Nội cũng thẳng thắn thừa nhận rằng công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn đang bộc lộ nhiều hạn chế. Ngay cả trong khu phố cổ Hà Nội, do “vừa đá bóng vừa thổi còi” trong cấp phép xây dựng và xử lý nên việc quản lý trật tự xây dựng rất yếu kém. Chịu trách nhiệm chính trước vi phạm trật tự xây dựng nhức nhối hiện nay, theo ông Ngôn đó là chính quyền cấp xã, phường nhưng thanh tra ở cấp này thường rất yếu.

Trước sự việc trên, ông Nguyễn Hoài Nam cho rằng đang có sự dung túng, bao che, né tránh trách nhiệm của nhiều cấp chính quyền trong xử lý vi phạm. “Vi phạm nhiều nhưng điều rất lạ là không thấy xử lý lãnh đạo của phường, xã nào. Ở đây thậm chí còn có dấu hiệu của tham nhũng. Dường như đang có sự thỏa thuận ngầm giữa cơ quan xử lý, cán bộ xử lý với chủ đầu tư?. Chúng ta đã phân cấp rất mạnh về cấp phép xây dựng và xử lý vi phạm nhưng lại thiếu giám sát trách nhiệm...”, ông Nam nhấn mạnh.

Trước tình trạng trên, lãnh đạo UBND TP. Hà Nội đã chỉ đạo các cấp, các ngành kiểm điểm sai phạm, xử lý tổ chức, cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, thành lập Đoàn kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố, tập trung kiểm tra, xử lý dứt điểm các công trình sai phạm nổi cộm trong tháng 7/2012. Đồng thời, đưa ra các giải pháp tăng cường quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố trong thời gian tới. Trong đó, trọng tâm là các sở, ngành cần nâng cao chất lượng quy hoạch chi tiết, xây dựng quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc.

Mặt khác, tăng cường thanh tra xây dựng thường xuyên và đột xuất để kiểm soát mọi hoạt động xây dựng trên địa bàn quận, huyện, phường, xã. Đồng thời xử lý nghiêm, triệt để những trường hợp vi phạm. Ngoài ra, đối với những vi phạm được phát hiện, thống kê trong thời gian qua, yêu cầu lãnh đạo các quận, huyện xử lý dứt điểm trong quý 3, cùng với đó là xem xét, xử lý trách nhiệm của tổ chức và cá nhân buông lỏng quản lý dẫn đến sai phạm. Các quận, huyện phải thành lập đoàn thanh tra hoặc tổ công tác liên ngành để xử lý những vụ việc nổi cộm.

Hoàng Anh


Cùng chuyên mục

Thị trường khách sạn tại Hà Nội đang trong trạng thái tốt

Thứ 3, 30/04/2024 | 20:22
Du lịch khởi sắc đã tạo đà cho thị trường khách sạn. Theo ông Matthew Powell, hoạt động của các khách sạn ở Hà Nội đã về gần mức trước đại dịch Covid-19.

Hà Nội: Hiện trạng tuyến đường dài 325m được khởi động lại sau 12 năm

Thứ 2, 29/04/2024 | 16:55
Tuyến đường Phương Mai - sông Lừ (quận Đống Đa, Tp.Hà Nội) dài 325m với mức đầu tư 225 tỷ đồng đang khởi động lại sau 12 năm.

Thanh Hóa: Thu ngân sách những tháng đầu năm tăng mạnh

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:31
Các khoản thu từ đất chiếm tỷ trọng lớn, và có mức tăng ấn tượng đã giúp thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thanh Hóa đạt kết quả ấn tượng.

Toàn cảnh dự án của Tân Hoàng Minh bỗng dưng đổi tên

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:06
Dự án D’.Palais de Louis được Tập đoàn Tân Hoàng Minh với quy mô 27 tầng cao và 4 tầng hầm, tổng cộng có 242 căn hộ cao cấp bất ngờ đổi tên thành Hanoi Signature.

Tp.HCM: Mặt bằng bán lẻ nhộn nhịp trở lại, kỳ vọng hồi phục kinh tế

Chủ nhật, 28/04/2024 | 07:00
Sự đổ bộ của các thương hiệu xa xỉ đã giúp giá cho thuê mặt bằng bán lẻ ở các trung tâm thương mại tại Tp.HCM ngày càng tăng.
     
Nổi bật trong ngày

Gần 6,2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam 4 tháng qua

Thứ 4, 01/05/2024 | 06:00
Tính chung 4 tháng qua, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 6,2 triệu lượt người, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm trước; tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2019.

Tp.HCM: Doanh thu du lịch dịp lễ 30/4 và 1/5 ước đạt 3.235 tỷ đồng

Thứ 5, 02/05/2024 | 05:56
Ngày 30/4, Sở Du lịch Tp.HCM cho biết doanh thu dịp lễ 30/4 - 1/5 của ngành du lịch thành phố ước đạt 3.235 tỷ đồng, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Giá vàng 1/5: Vàng thế giới tiếp tục lao dốc

Thứ 4, 01/05/2024 | 10:17
Giá vàng hôm nay tiếp tục giảm mạnh khi đồng USD tăng giá dữ dội, lãi suất trái phiếu Mỹ nóng lên.

Giá vàng 2/5: Vàng SJC giảm về 84,7 triệu đồng/lượng

Thứ 5, 02/05/2024 | 10:17
Sáng 2/5, giá kim loại quý trong nước đồng loạt giảm từ 200 - 600 ngàn đồng/lượng, ngay sau kỳ nghỉ lễ dài ngày kết thúc.