Vì sao giá xăng, dầu giảm liên tiếp, giá cả hàng hóa vẫn đứng yên?

Vì sao giá xăng, dầu giảm liên tiếp, giá cả hàng hóa vẫn đứng yên?

Thứ 7, 30/07/2022 | 19:00
0
Dù giá xăng, dầu đã liên tục được điều chỉnh giảm nhưng giá thực phẩm, rau quả… vẫn đứng yên. Vai trò của việc điều tiết giá vì thế cần chú trọng hơn bao giờ.

Chuyện “đục nước béo cò” của một bộ phận tiểu thương

Theo VOV, mặc dù giá các mặt hàng xăng, dầu đã liên tục được điều chỉnh giảm và giảm mạnh trong suốt gần 1 tháng qua - nhờ vào đà giảm của giá xăng dầu trên thị trường thế giới, cùng với việc giảm thuế/phí môi trường và quyết tâm của Chính phủ, các ngành chức năng trong điều hành, nỗ lực của doanh nghiệp đảm bảo nguồn cung ứng xăng, dầu phục vụ đi lại của nhân dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế.

Vậy mà, suốt gần 1 tuần qua, khi xăng dầu đã giảm giá mạnh tới lần thứ 3 liên tiếp, nhưng các loại hàng hoá, dịch vụ trên thị trường hầu như vẫn “giậm chân tại chỗ”.

Theo Kinh tế và Đô thị, khảo sát tại một số chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội như chợ: Thành Công, Hà Đông, Phùng Khoang… cho thấy, giá các loại rau xanh, thực phẩm tươi sống, đồ khô, dầu ăn, mì tôm… đều neo ở mức cao. Cụ thể, thịt lợn dao động từ 110.000 – 150.000 đồng/kg (tăng 20.000 đồng/kg so với tháng trước); dầu ăn Simply có giá 130.000 đồng/chai 2 lít (tăng 15.000 đồng); mì tôm tăng từ 10.000 – 15.000 đồng/thùng…

Xu hướng thị trường - Vì sao giá xăng, dầu giảm liên tiếp, giá cả hàng hóa vẫn đứng yên?

Khi xăng dầu đã giảm giá mạnh tới lần thứ 3 liên tiếp, nhưng các loại hàng hoá, dịch vụ trên thị trường hầu như vẫn “giậm chân tại chỗ”. Ảnh minh hoạ từ internet

VOV cho hay giá cả hàng hóa phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có xăng dầu. Theo tính toán, giá xăng dầu tác động trực tiếp và mạnh nhất đến ngành vận với tỷ trọng khoảng 30-40% chi phí của ngành này, và chiếm tỷ trọng dưới 4% đối với với ngành sản xuất hàng hóa khác. Khi xăng dầu tăng 10% tạo áp lực tăng giá trực tiếp lên các loại hàng hóa khoảng 3-4%.

Mặc dù rất thông cảm với doanh nghiệp, tiểu thương khi hàng loạt nguyên, vật liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các ngành sản xuất (từ năng lượng - nhiên liệu đến hoá chất, phân bón, thức ăn chăn nuôi…) đều có sự gia tăng về giá do ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga - Ukraine và lạm phát cao tại nhiều quốc gia… Song, giới phân tích khẳng định: rất nhiều loại hàng hoá, dịch vụ đã tạo lập một “mặt bằng giá mới”, cao hơn nhiều so với đà tăng của giá xăng, dầu và các loại hàng hoá nguyên liệu đầu vào là không thể chấp nhận được!

Ghi nhận những ngày qua nhiều trung tâm thương mại, hệ thống phân phối bán lẻ đã tiết giảm tối đa chi phí và lợi nhuận để giảm giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống cho người tiêu dùng, song, tỷ lệ này là quá nhỏ. Hơn 70% tiêu dùng trong các gia đình, từ quả trứng, mớ rau, con cá, miếng thịt… đều từ chợ truyền thống, phục vụ đại bộ phận người dân cả nước.

Việc tăng từ vài trăm, đến vài nghìn, thậm chí là vài chục nghìn đối với mỗi kg thực phẩm - nghĩa là đã tăng tới vài chục - thậm chí là cả trăm %, là đang có chuyện “đục nước béo cò”, “té nước theo mưa” của một bộ phận không nhỏ tiểu thương, những người kinh doanh, đưa hàng hoá đến tay người tiêu dùng.

Tăng cường kiểm soát giá các loại hàng hoá

Theo VOV, mặc dù mong muốn người tiêu dùng thông thái hơn trong lựa chọn hàng hoá, dịch vụ; kêu gọi - đề cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và các nhà sản xuất - kinh doanh, cùng chia sẻ gánh nặng với cộng đồng… Song, giới phân tích cũng viện dẫn các quy định từ “Luật giá” - quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong quản lý, điều tiết giá. 

Đồng thời nhấn mạnh việc tăng cường kiểm soát giá các loại hàng hóa, đặc biệt là những hàng hóa thực hiện bình ổn giá (là những loại hàng hóa thiết yếu cho sản xuất, đời sống), như: xăng dầu, vật tư xây dựng, cước phí vận tải, nguyên liệu đầu vào của nông nghiệp…

Rõ ràng, giá xăng dầu giảm liên tục ngay trong những ngày đầu, tháng đầu của quý 3 có tác dụng rất lớn trong việc giảm áp lực về giá các mặt hàng trong rổ hàng hóa tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI), qua đó góp phần quan trọng trong việc kiểm soát lạm phát những tháng cuối năm và cả năm 2022 này.

Nỗ lực để giảm giá xăng dầu của Chính phủ thời gian qua là rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, việc giảm tác động của các “chi phí đẩy” - một trong những giải pháp để giảm áp lực lạm phát thì lại chưa đạt được như kỳ vọng.

Theo tính toán, tại kỳ điều hành ngày 1/8 tới đây giá xăng dầu trong nước khả năng sẽ tiếp tục giảm. Cùng với biện pháp điều hành, tạo dư địa để có thể giảm giá sâu hơn mặt hàng xăng dầu, các chuyên gia khuyến nghị cũng cần có ngay các biện pháp kiểm soát, đánh giá tác động của giá xăng dầu lên giá của các sản phẩm hàng hóa bán ra, đặc biệt là các loại hàng hóa cơ bản, thiết yếu. Chỉ khi kiểm soát giá tốt thì thị trường sẽ tự điều chỉnh về mức hợp lý - và đó là trách nhiệm thuôc về cơ quan quản lý.

Chia sẻ về vấn đề này với Kinh tế và Đô thị, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho biết, thông thường, khi giá xăng dầu tăng sẽ tác động đến giá các loại hàng hóa khác và tạo nên mặt bằng giá mới. Do đó, cơ quan quản lý Nhà nước phải can thiệp ngay từ đầu. Mặc dù giá xăng dầu đã giảm nhưng phía nhà cung ứng nguyên liệu, hàng hóa vẫn đang nghe ngóng, cân nhắc, còn đang nghi ngại liệu giá xăng có giảm ở mức bền vững không. Cần tăng cường kiểm soát giá các loại hàng hóa, đặc biệt là những hàng hóa thực hiện bình ổn giá, bao gồm giá xăng dầu, vật tư xây dựng, cước phí vận tải, nguyên liệu đầu vào của nông nghiệp, giá một số thiết bị vật tư, y tế, giáo dục.

Đào Vũ (T/h)

 

Xuất khẩu rau quả đạt gần 301 triệu USD trong tháng đầu năm 2022

Thứ 2, 07/02/2022 | 17:08
Hoạt động xuất khẩu đến các thị trường như Mỹ, EU,... được các doanh nghiệp duy trì xuyên Tết Nguyên đán đã góp phần tạo nên doanh thu xuất khẩu ấn tượng.

5 loại rau quả ăn không hề chua nhưng rất giàu vitamin C

Thứ 2, 13/09/2021 | 06:07
Vitamin C rất quan trọng đối với sức khỏe. Dưới đây là rau quả ăn không hề chua nhưng giàu vitamin C, bạn nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày để tăng sức đề kháng.
Cùng tác giả

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.
Cùng chuyên mục

Hệ thống vận tải thuận lợi thúc đẩy xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Nga

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:26
3 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu cá ngừ sang Nga đạt gần 10 triệu USD, tăng 65% so với cùng kỳ; là thị trường nhập khẩu cá ngừ đơn lẻ lớn thứ 4 của Việt Nam.

Lý do “bùng nổ” cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam và bài toán thị phần

Thứ 6, 17/05/2024 | 08:00
Mô hình cửa hàng tiện lợi lên ngôi vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng độ phủ nhưng cũng khiến các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam chật vật giữ thị phần.

Top 10 tỉnh thành dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu

Thứ 5, 16/05/2024 | 15:56
Báo cáo nêu rõ, năm 2023 là năm khó khăn đối với kinh tế Việt Nam trước tác động từ cả bên trong và bên ngoài.

Biến cơ hội thành tiềm năng nhờ hợp tác quốc tế trong nông nghiệp

Thứ 2, 13/05/2024 | 18:46
Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định, Việt Nam cần sự tư vấn kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm từ các đối tác đi trước để phát triển xanh, bền vững ngành nông nghiệp.

Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc liên tục sụt giảm

Thứ 2, 13/05/2024 | 10:03
Theo VASEP, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc liên tục ghi nhận sụt giảm từ tháng 2 do ảnh hưởng của lạm phát và cạnh tranh nguồn cung.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 18/5: Vàng thế giới tăng vọt, vàng trong nước đứng im

Thứ 7, 18/05/2024 | 09:07
Sáng nay, giá vàng thế giới tăng vọt lên mức 2.415 USD/ounce trong khi tại thị trường trong nước giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn vẫn đứng im.

Hệ thống vận tải thuận lợi thúc đẩy xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Nga

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:26
3 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu cá ngừ sang Nga đạt gần 10 triệu USD, tăng 65% so với cùng kỳ; là thị trường nhập khẩu cá ngừ đơn lẻ lớn thứ 4 của Việt Nam.

Nhật Bản vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam trong 4 tháng đầu năm, đạt 53.404 tấn, tương đương 12,43 triệu USD.

Lý do “bùng nổ” cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam và bài toán thị phần

Thứ 6, 17/05/2024 | 08:00
Mô hình cửa hàng tiện lợi lên ngôi vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng độ phủ nhưng cũng khiến các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam chật vật giữ thị phần.

4 tháng đầu năm, xuất khẩu ớt mang về 12,7 triệu USD

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Tính đến hết ngày 30/4, sản lượng xuất khẩu ớt của Việt Nam đạt 5.076 tấn với kim ngạch đạt 12,7 triệu USD, tăng 18,5% về lượng và tăng 46,8% về trị giá.