Việt Nam cần tăng cường bình đẳng giới trong chế độ hưu trí

Việt Nam cần tăng cường bình đẳng giới trong chế độ hưu trí

Nguyễn Thị Tuyết
Thứ 3, 21/03/2023 | 21:25
0
Độ tuổi nghỉ hưu của lao động nữ tại Việt Nam thấp hơn 5 năm so với nam giới, khiến phụ nữ mất đi nhiều cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp.

Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã đặt mục tiêu phát triển bao trùm và bền vững đã là định hướng phát triển then chốt, bao gồm việc điều chỉnh khung pháp lý để đảm bảo tiếp cận công bằng các dịch vụ cơ bản cũng như các cơ hội kinh tế để không ai bị bỏ lại phía sau, đặc biệt là phụ nữ.

Nhằm thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ của Chính phủ cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và nam giới, Quốc hội đã thông qua Luật Bình đẳng giới từ năm 2007. Bên cạnh đó, nhiều nghị định, thông tư, chiến lược, quyết định và chỉ thị của Trung ương liên quan đến công tác bình đẳng giới và công tác vì sự tiến bộ phụ nữ cũng đã được ban hành.

Tuy nhiên, một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm là liệu những tài liệu pháp lý này đã được tuyên truyền đủ rộng rãi đến phụ nữ, đặc biệt là những người phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động của Việt Nam.

Đó là câu hỏi được đặt ra tại phiên Đối thoại thứ 18 của Viện Chiến lược, Chính sách Công Thương Việt Nam (VIOIT) trực thuộc Bộ Công Thương.

Buổi đối thoại có chủ đề “Thúc đẩy hòa nhập về giới trong ngành công nghiệp và thương mại Việt Nam” do ông Ayumi Konishi, nguyên Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam chủ trì.

Đối thoại - Việt Nam cần tăng cường bình đẳng giới trong chế độ hưu trí

Ông Ayumi Konishi, nguyên Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam, là người chủ trì VIOIT Dialogue, một Diễn đàn không chính thức hàng tháng do Viện Chiến lược và Chính sách Công Thương Việt Nam (VIOIT) khởi xướng

Xã hội hòa nhập?

Tham dự buổi đối thoại, các đại biểu cho biết, tỉ lệ phụ nữ Việt Nam tham gia vào lực lượng lao động khá cao so với khu vực, thậm chí so với thế giới. Tuy nhiên, thu nhập của phụ nữ vẫn thấp hơn so với nam giới. Số phụ nữ tham gia vào những lĩnh vực đòi hỏi kỹ năng cao vẫn ít hơn so với nam giới.

Dù con số lao động nữ ở Việt Nam khá cao, nhưng tỉ lệ lãnh đạo nữ trong Quốc hội, cũng như trong các Bộ vẫn còn thấp. Điều này đồng nghĩa với việc ít phụ nữ có cơ hội chia sẻ quan điểm, nhu cầu hay nguyện vọng của bản thân trong quá trình ra quyết định của các lãnh đạo cấp cao.

Theo một báo cáo của UNDP, Chỉ số Bất bình đẳng giới (GII) của Việt Nam (chỉ số đo lường sự sụt giảm phát triển con người do bất bình đẳng giữa nam và nữ), tiếp tục được cải thiện vào năm 2021, đứng thứ 71 trong số 170 quốc gia.

Trong khi đó, Báo cáo khoảng cách giới toàn cầu năm do Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố năm 2022 cho thấy, chỉ số xếp hạng về bình đẳng giới của Việt Nam năm 2022 xếp vị trí 83 trong tổng số 146 quốc gia.

Nhiều người cho rằng Việt Nam là một xã hội hòa nhập về giới, đặc biệt trong lĩnh vực pháp lý. Tuy nhiên, khi nhìn vào những con số này, Việt Nam vẫn chỉ đứng ở mức trung bình.

Rào cản về chính sách

Theo một cựu nhân viên ADB, dù đã có nhiều nỗ lực nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, nhưng thực tế cho thấy Việt Nam có thể đạt được nhiều thành tích tốt hơn nữa.

Một trong những rào cản đối với sự tham gia của nhiều phụ nữ Việt Nam vào lực lượng lao động chính là quan niệm cho rằng họ sinh ra để làm việc nhà và chăm sóc con cái, chứ không phải để kinh doanh hay làm lãnh đạo.

Quan niệm sai lầm này khiến nhiều phụ nữ mất đi cơ hội phát triển khả năng của bản thân hay tiếp cận với các dịch vụ tài chính và công nghệ số.

Đối thoại - Việt Nam cần tăng cường bình đẳng giới trong chế độ hưu trí (Hình 2).

Phụ nữ chiếm trung bình 40% tổng số cán bộ cấp bộ, nhưng chỉ nắm giữ khoảng 21% các vị trí lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam. Ảnh: Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội

Trong khi đó, một trong những thách thức đối với sự tham gia của phụ nữ trong chính phủ và lĩnh vực công chính là chế độ hưu trí, cụ thể là độ tuổi nghỉ hưu của nữ giới thấp hơn 5 năm so với nam giới, một chuyên gia của UNDP cho biết.

Trong nền kinh tế hiện đại, với phần đông dân số là lao động trí thức, điều này cản trở họ đạt được các vị trí lãnh đạo trong hệ thống chính trị cũng như trong các cơ quan Nhà nước.

Nếu những thách thức này được giải quyết, phụ nữ sẽ làm việc hiệu quả hơn và đóng góp tích cực hơn vào các mục tiêu phát triển cũng như mục tiêu kinh tế của Việt Nam.

Bình đẳng về tuổi nghỉ hưu

Nghiên cứu cho thấy, sự tham gia của phụ nữ trong các doanh nghiệp xuất khẩu cao hơn so với các doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác. Ở các nước đang phát triển, tỉ lệ phụ nữ trong các doanh nghiệp xuất khẩu là 33%, trong khi con số này ở các lĩnh vực khác chỉ ở mức 24%.

Nói cách khác, các ngành xuất nhập khẩu và thương mại ảnh hưởng khá nhiều đến tỉ lệ bình đẳng giới, đặc biệt ở những quốc gia có nền kinh tế mở như Việt Nam, nơi những ngành này phát triển khá mạnh mẽ.

Đối thoại - Việt Nam cần tăng cường bình đẳng giới trong chế độ hưu trí (Hình 3).

Tại Việt Nam, độ tuổi nghỉ hưu ở nữ giới năm 2023 là đủ 56 tuổi và ở nam giới là đủ 60 tuổi 9 tháng trong điều kiện làm việc bình thường. Ảnh: chinhphu.vn

Do đó, Việt Nam cần nghiên cứu xem những ngành nghề nào tuyển dụng nhiều lao động nữ để thiết lập những chính sách dành riêng cho các ngành nghề đó nhằm thúc đẩy sự tham gia mạnh mẽ hơn của nữ giới, một đại biểu đề xuất.

Đối với những nghề nghiệp yêu cầu người lao động phải nghỉ hưu sớm vì lý do liên quan đến sức khỏe, chính sách này nên được áp dụng với cả lao động nam và nữ, thay vì buộc phụ nữ phải nghỉ hưu trước nam giới.

Liên quan đến tỉ lệ phụ nữ tham chính, một đại biểu cho rằng vấn đề này đòi hỏi Việt Nam phải đưa ra những chính sách phù hợp. Vị đại biểu này cũng cho rằng khu vực Nhà nước cần đi đầu trong việc tăng cường tỉ lệ phụ nữ trong tổ chức.

Khu vực Nhà nước cần chứng minh được tầm quan trọng của bình đẳng giới thông qua luật pháp của Quốc hội và chiến lược của Chính phủ. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần đặt ra mục tiêu đối với tỉ lệ nữ giới tham gia vào hệ thống chính trị, cũng như vào khu vực Nhà nước.

 

UNDP: Việt Nam đạt được tiến bộ về tỉ lệ phụ nữ tham chính

Thứ 4, 19/10/2022 | 22:36
Việt Nam đạt 0,705 điểm trên thang điểm từ 0 đến 1 về chỉ số chênh lệch giới, xếp thứ 83 trong số 146 quốc gia, tăng 4 bậc so với năm 2021.

Bình đẳng giới – nền tảng giúp doanh nghiệp tạo nên sự bứt phá

Thứ 6, 24/12/2021 | 16:00
Là một doanh nghiệp về dược phẩm với hơn 110.000 nhân sự, Novartis tiên phong ứng dụng những chính sách nội bộ nhằm xây dựng và phát triển văn hóa đa dạng, hòa nhập.

Việt Nam là quốc gia có luật bình đẳng giới tiến bộ nhất châu Á

Thứ 5, 20/06/2019 | 17:36
Tại Việt Nam, tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động là 73%, thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ cao nhất trong khu vực. Tuy nhiên, phụ nữ phần lớn làm các công việc sử dụng nhiều lao động tay nghề thấp và chưa qua đào tạo, mức lương thấp hơn nam giới.
Cùng tác giả

“Đầu tư công là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế năm 2023”

Thứ 2, 16/10/2023 | 09:00
Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam nhận định, việc tăng tốc chi tiêu của Chính phủ có thể coi là sự kích cầu được mong đợi trong các tháng còn lại của năm 2023.

ADB bổ nhiệm Phó Chủ tịch phụ trách Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương

Thứ 6, 22/09/2023 | 15:03
Phó Chủ tịch mới của ADB từng đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng và làm việc với nhiều quan chức chính phủ cấp cao trên khắp châu Á và Thái Bình Dương.

Thách thức đối với người đi vay ở khu vực Đông Á mới nổi

Thứ 2, 11/09/2023 | 16:13
Chính phủ và ngân hàng trung ương ở khu vực Đông Á mới nổi cần cảnh giác để phòng ngừa những rủi ro tài chính tiềm tàng gắn với các mức lãi suất cao hơn, theo ADB.

ADB chi 14 triệu USD phát triển hệ thống điện mặt trời áp mái Việt Nam

Thứ 2, 11/09/2023 | 11:24
Đây là khoản tài trợ đầu tiên của ADB trong danh mục đầu tư điện mặt trời áp mái dành cho phân khúc kinh doanh và sản xuất tại Việt Nam.

Cổ phiếu VinFast lấy lại sắc xanh sau 3 phiên sụt giảm

Thứ 3, 22/08/2023 | 07:38
Cổ phiếu VinFast đóng cửa giảm 23% xuống mức 15,40 USD/cổ phiếu hôm 18/8, đánh dấu phiên sụt giảm thứ ba liên tiếp sau khi ra mắt hoành tráng ở Phố Wall.
Cùng chuyên mục

Quốc lộ 51 sẽ được bảo trì, sửa chữa

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:21
Ngày 26/4, trên cổng thông tin điện tử, Bộ GTVT thông tin cập nhật kết quả giải quyết kiến nghị cử tri tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu liên quan đến dự án BOT Quốc lộ 51.

Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây bị ngập, trách nhiệm thuộc về ai?

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:16
Bộ GTVT cho biết, theo báo cáo của chủ đầu tư, đơn vị tư vấn độc lập đã hoàn thành công tác khảo sát, tính toán các mô hình thủy văn.

Triệu tập kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:33
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại nhà Quốc hội.

Người vi phạm nồng độ cồn bỏ lại xe không nộp phạt bị xử lý thế nào?

Thứ 4, 24/04/2024 | 09:02
Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định, người bị xử phạt hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.

Báo cáo tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội khóa XV

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Công tác nhân sự trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 6 đã được tiến hành thận trọng, chặt chẽ.
     
Nổi bật trong ngày

Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây bị ngập, trách nhiệm thuộc về ai?

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:16
Bộ GTVT cho biết, theo báo cáo của chủ đầu tư, đơn vị tư vấn độc lập đã hoàn thành công tác khảo sát, tính toán các mô hình thủy văn.

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Đáp ứng nhu cầu đi lại để người dân yên tâm về quê dịp lễ 30/4-1/5

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:19
Dịp lễ 30/4-1/5 năm nay được nghỉ dài ngày nên dự báo lượng hành khách đi lại trên các tuyến vận tải khách sẽ tăng cao hơn rất nhiều so với trung bình.

Quốc lộ 51 sẽ được bảo trì, sửa chữa

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:21
Ngày 26/4, trên cổng thông tin điện tử, Bộ GTVT thông tin cập nhật kết quả giải quyết kiến nghị cử tri tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu liên quan đến dự án BOT Quốc lộ 51.