Việt Nam muốn đẩy nhanh việc xây dựng nền kinh tế số

Việt Nam muốn đẩy nhanh việc xây dựng nền kinh tế số

Thứ 5, 13/09/2018 | 14:59
0
Sáng 13/9, trong khuôn khổ Diễn dàn Kinh tế Thế giới về ASEAN, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã có buổi đối thoại với lãnh đạo của 40 tập đoàn tài chính, công nghệ toàn cầu và 5 DN trong nước tham dự Diễn đàn tại khách sạn J.Marriot.

Mục đích của sự kiện này, như Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu với các lãnh đạo tập đoàn, là làm thế nào để Việt Nam xây dựng được hệ sinh thái khởi nghiệp trong nền kinh tế số, đưa Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.

Trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam xác định được 3 vấn đề đối với đất nước. Một là chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Hai là tăng cường cải cách thể chế kinh tế trong nước, liên tục hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo không gian môi trường thuận lợi, coi DN tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế. Ba là Chính phủ sẽ huy động mọi nguồn lực cả bên trong và bên ngoài để tập trung cho kết cấu hạ tầng, kinh tế-xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Tài chính - Ngân hàng - Việt Nam muốn đẩy nhanh việc xây dựng nền kinh tế số
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại diễn đàn.

“Chúng tôi không chỉ muốn nói tới Việt Nam là nói tới cơ hội phát triển, mà phải là cả Việt Nam và những cơ hội mang lại cho các DN đó phải trở thành hiện thực. Nhưng từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos năm 2017 tới nay, khi bàn về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì Chính phủ đánh giá tiến trình này rất chậm ở Việt Nam và cá nhân tôi thấy sốt ruột. Do vậy, trách nhiệm của Chính phủ và DN như thế nào đối với xây dựng thể chế, kết nối hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực để đóng góp cho xây dựng, đẩy nhanh phát triển nền kinh tế số?”, Phó Thủ tướng đặt vấn đề với lãnh đạo các tập đoàn toàn cầu.

Lãnh đạo các tập đoàn kinh tế đều ấn tượng với những thành quả phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam trong thời gian qua; khẳng định mong muốn Việt Nam phát triển bền vững, tạo thuận lợi cho các DN tới đầu tư, sản xuất kinh doanh.

Nhiều DN hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, y tế, chế tạo, nông nghiệp như Qualcomm, Airbus, Sysmex, Cargrill... đều thấy nhiều điều “thú vị” khi hợp tác với các DN Việt Nam.

Ông Mantosh Malhotra, Chủ tịch khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Qualcomm cho biết, DN này đã phát triển hơn 14 tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển và các DN Việt Nam có thể hướng tới tham gia hệ sinh thái số toàn cầu mà Qualcomm đã xây dựng. “Chúng tôi đã làm việc với Viettel và Vingroup và nhìn thấy nhiều điều thú vị để hợp tác”, ông Malhotra bày tỏ.

Trong khi đó, đại diện hãng chế tạo máy bay Airbus cho biết, đã đầu tư vào FPT của Việt Nam và ấn tượng với tốc độ phát triển của tập đoàn này, điều đó đã giúp hai bên xây dựng các nền tảng kết nối. Còn hãng thiết bị y tế Sysmec thì đánh giá cao nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao khi hãng này hợp tác với FPT.

Để hợp tác sâu rộng hơn trong thời gian tới, các tập đoàn muốn biết tầm nhìn của Chính phủ về 5G, internet vạn vật và công nghệ số không chỉ ở cấp địa phương, quốc gia, mà ở tầm nhìn toàn cầu như thế nào. Các quy chế của Nhà nước cho xây dựng dữ liệu tài chính để phát triển công nghệ tài chính (fintech). Giải pháp để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước tại các DN của Chính phủ.

Trong khi đó, những tập đoàn công nghệ như Amazon và Grab thì bày tỏ sẵn sàng chia sẻ các kinh nghiệm đã giúp các DN này thành công với Việt Nam để đưa Việt Nam phát triển hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt, phục vụ cho phát triển kinh tế nhanh hơn và bền vững. Các DN này cũng mong muốn Chính phủ sẽ có nhiều đối thoại hơn với DN.

Tài chính - Ngân hàng - Việt Nam muốn đẩy nhanh việc xây dựng nền kinh tế số (Hình 2).
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trao đổi với lãnh đạo các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao sự sẵn lòng hợp tác, các sáng kiến tốt đẹp của các tập đoàn đối với Việt Nam trong phát triển kinh tế số.

Đối với đề nghị của các tập đoàn, Phó Thủ tướng cho biết, có nhiều nội dung trong xây dựng dữ liệu, phát triển ứng dụng khoa học công nghệ trong điều hành, sản xuất kinh doanh đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho các bộ, ngành xây dựng chiến lược tham gia vào cách mạng khoa học công nghệ, xây dựng kết nối hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao vào năm 2017.

Chính phủ cũng đang chỉ đạo các bộ, địa phương thực hiện chia sẻ dữ liệu về dân cư, bảo hiểm xã hội, tài chính, hành chính và tạo điều kiện cho các DN phát triển mạng xã hội của Việt Nam.

Đối với nhu cầu, tầm nhìn đối với phát triển 5G, hay là thành phố thông minh, kho vận thông minh (logistics), áp dụng công nghệ thông tin trong thị trường ngoại hối, Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ tổ chức hội nghị phát triển thị trường vốn vào cuối năm nay do Thủ tướng Chính phủ chủ trì, để lắng nghe các ý kiến của các chuyên gia, DN.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng bày tỏ: “Quan điểm của Chính phủ Việt Nam về cuộc cách mạng công nghệ hiện nay mang lại cơ hội nhiều hơn là thách thức, nhất là với các nước đi sau như Việt Nam trên nền tảng công nghệ số. Đây là cách mạng về phát hiện nhu cầu hơn là cuộc cách mạng về công nghệ”.

Do vậy, Chính phủ Việt Nam mong hợp tác với đối tác, các quốc gia, ngoài góp ý về môi trường đầu tư nói chung thì cũng chia sẻ việc sớm hoàn thiện hệ sinh thái cho nền kinh tế số về nhân lực và thể chế.

Phó Thủ tướng cho biết từ chuyến đi Trung Quốc ngày hôm qua của mình, ông nhận thấy quốc gia này đi sau về phát triển công nghệ, nhưng hiện nay là cường quốc về fintech, thương mại điện tử và kiểm soát được hoàn toàn hệ thống thanh toán của các DN. Trong khi đó, ở Việt Nam dù tỉ lệ thanh toán tiền mặt đã giảm nhanh, nhưng vẫn còn rất lớn, kinh tế phi chính thức vẫn tồn tại ở quy mô không nhỏ so với GDP hiện nay.

Chính phủ Việt Nam đang xây dựng đề án thống kê rõ hơn diện mạo của khối kinh tế phi chính thức này, để nền kinh tế minh bạch hơn với tư duy mọi người đều có quyền kinh doanh những lĩnh vực pháp luật không cấm và phải nộp thuế. Đồng thời Chính phủ không có chủ trương tăng thuế, mà sẽ chỉ tập trung vào chống xói mòn cơ sở thuế.

Đối với tiến độ, lộ trình cổ phần hoá DN Nhà nước mà các tập đoàn quốc tế quan tâm, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN sẽ hoạt động vào tháng 10 tới để bảo đảm tiến trình này diễn ra đúng các kế hoạch mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xác định trong giai đoạn 2016-2020.

“Danh mục các DN phải cổ phần hoá, thoái vốn trong từng năm từ nay tới 2020 đều đã có và các bộ, địa phương phải thực hiện đúng quy định này”, Phó Thủ tướng nói và cho biết, Chính phủ cũng nghiên cứu hình thức “cổ phiếu vàng” để tăng cường sự quan tâm đầu tư của các DN.

Theo baochinhphu.vn

Việt Nam đưa ra 3 sáng kiến tại WEF ASEAN

Thứ 4, 12/09/2018 | 20:51
Quyền Bộ trưởng bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng đã chia sẻ 3 sáng kiến Việt Nam sẽ đưa ra trong hội nghị Diễn đàn WEF ASEAN 2018.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với một số lãnh đạo tập đoàn toàn cầu dự WEF ASEAN 2018

Thứ 4, 12/09/2018 | 10:25
Sáng 12/9/2018, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với một số lãnh đạo tập đoàn hàng đầu thế giới, sang Việt Nam tham dự Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN 2018 (WEF ASEAN 2018).
Cùng tác giả

Có mặt bằng cho thuê trong phố, làm sao để không ế ẩm?

Thứ 6, 11/02/2022 | 16:32
Theo chuyên gia của Savills, ngoài việc chủ cho thuê cân nhắc giảm giá thuê 20-30% thì còn nên tạo ra những chương trình ưu đãi để hút khách thuê.

Công ty bầu Đức bán tiếp 25,4 triệu cổ phiếu HNG để trả nợ ngân hàng

Thứ 6, 11/02/2022 | 12:03
Bán thành công 48,1 triệu cổ phiếu HNG thu về gần 500 tỷ đồng, Hoàng Anh Gia Lai bán tiếp 25,4 triệu cổ phiếu HNG để trả nợ ngân hàng.

Nhà Thủ Đức bầu Chủ tịch tạm thời thay ông Lê Chí Hiếu

Thứ 6, 11/02/2022 | 11:22
Ông Lữ Minh Sơn, Phó Tổng Giám đốc Nhà Thủ Đức được bầu làm Chủ tịch HĐQT tạm thời cho đến khi công ty tổ chức họp cổ đông thường niên 2022.

Ai đang là chủ nợ lớn nhất của Xây dựng Hòa Bình?

Thứ 5, 10/02/2022 | 16:26
Ngân hàng BIDV đang là chủ nợ lớn nhất của Xây dựng Hòa Bình khi cho vay hơn 2.000 tỷ đồng, chiếm gần 40% nợ vay tài chính của Tập đoàn này.

Dấu hỏi về dòng tiền của Khải Hoàn Land

Thứ 5, 10/02/2022 | 14:20
Doanh thu tăng mạnh, Khải Hoàn Land lãi kỷ lục hơn 400 tỷ đồng trong năm 2021, gấp 4 lần năm 2020 nhưng dòng tiền kinh doanh lại âm gần 2.500 tỷ đồng.
Cùng chuyên mục

Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam lãi 575 tỷ đồng trong quý I/2024

Chủ nhật, 12/05/2024 | 10:31
So với kế hoạch đem về 1.423 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong năm 2024, VNX đã hoàn thành 41% chỉ tiêu sau 3 tháng đầu năm.  

Giá vàng liên tiếp lập đỉnh mới, liệu có vượt ngưỡng 100 triệu đồng/lượng?

Chủ nhật, 12/05/2024 | 05:42
Sau 5 lần biến động biểu giá chỉ trong hơn hai tiếng buổi sáng 10/5, giá vàng miếng SJC vẫn không ngừng tăng. Đầu giờ chiều, giá vàng miếng SJC đã chạm đỉnh mới 92,4 triệu đồng/lượng bán ra.

Phó Thủ tướng chỉ đạo NHNN khẩn trương thanh, kiểm tra thị trường vàng

Thứ 7, 11/05/2024 | 11:18
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu NHNN phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác quản lý đối với thị trường vàng theo luật định.

Khối ngoại bán ròng cổ phiếu phiên thứ ba liên tiếp

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:29
Cổ phiếu bất động sản chìm trong sắc đỏ, trong khi đó nhóm công nghệ với sự dẫn dắt từ FPT, CMG ngược dòng diễn biến thị trường phiên 10/5.

Nhận loạt thông tin tích cực, một cổ phiếu họ dầu khí tăng “bốc đầu” cả chục phiên

Thứ 6, 10/05/2024 | 07:09
Tăng liên tiếp cả chục phiên, đưa thị giá của PLX đã vượt qua vùng đỉnh hồi tháng 9 năm ngoái và cũng là mức giá cao nhất trong vòng 9 tháng (từ tháng 8/2023).
     
Nổi bật trong ngày

Doanh thu tiền tỷ từ việc kinh doanh sản phẩm kẹp hoa sứ hot trend

Thứ 7, 11/05/2024 | 20:00
Bất ngờ trở thành sản phẩm "hot trend" - kẹp hoa sứ đạt doanh thu tiền tỷ trên các sàn thương mại điện tử.

Giá vàng 11/5: Vàng SJC bất ngờ giảm nhưng vẫn hơn 91 triệu đồng/lượng

Thứ 7, 11/05/2024 | 11:19
Sáng 11/5, giá vàng miếng SJC bất ngờ giảm hơn 1 triệu đồng/lượng nhưng vẫn đứng ở mức cao hơn 91 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC giảm khi có chỉ đạo "nóng", chuyên gia 'hiến kế' quản lý thị trường vàng

Thứ 7, 11/05/2024 | 21:01
Sau chỉ đạo nóng của Phó Thủ tướng, đầu giờ chiều giá vàng giảm 1,8 triệu/lượng. Tuy nhiên, về lâu dài, thị trường cần một giải pháp khác toàn diện hơn, ngăn chặn “chảy máu” ngoại tệ và buôn lậu vàng.

Nhiều yếu tố kìm hãm sự phục hồi của ngành chả cá và surimi Việt Nam

Thứ 7, 11/05/2024 | 08:38
Tháng 3, xuất khẩu chả cá và surimi vẫn tiếp tục sụt giảm. Giá trị xuất khẩu nhóm sản phẩm này chỉ đạt gần 20 triệu USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm trước.

Phó Thủ tướng chỉ đạo NHNN khẩn trương thanh, kiểm tra thị trường vàng

Thứ 7, 11/05/2024 | 11:18
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu NHNN phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác quản lý đối với thị trường vàng theo luật định.