Vỏ bọc hoành tráng che đậy khoản lỗ khủng mỗi năm của chuỗi nhà hàng Món Huế

Vỏ bọc hoành tráng che đậy khoản lỗ khủng mỗi năm của chuỗi nhà hàng Món Huế

Thứ 5, 24/10/2019 | 10:01
1

Liên quan đến vụ đóng cửa hàng loạt chuỗi nhà hàng Món Huế, tình hình kinh doanh của hệ thống này những năm gần đây như một dấu hiệu dự báo cho sự sụp đổ hiện tại. Cụ thể, tuy có doanh thu hàng năm đạt khoảng 200 tỷ đồng nhưng từ năm 2016, chuỗi nhà hàng Món Huế bắt đầu lỗ. Đặc biệt hai năm gần đây, mỗi năm Món Huế đều lỗ trên 50 tỷ đồng.

Tiêu dùng & Dư luận - Vỏ bọc hoành tráng che đậy khoản lỗ khủng mỗi năm của chuỗi nhà hàng Món Huế

Nhìn bên ngoài thì hoành tráng nhưng thực chất 3 năm gần đây, chuỗi nhà hàng Món Huế đã lỗ nặng.

Báo cáo tài chính năm 2018 của Công ty TNHH Nhà hàng Món Huế cho thấy, tính đến cuối năm này, lỗ lũy kế của doanh nghiệp là gần 107 tỷ đồng. Công ty Huy Việt Nam với vai trò là công ty mẹ trực tiếp có doanh thu và lợi nhuận không đáng kể và cũng có lỗ lũy kế đến cuối năm 2018 là 17 tỷ đồng.

Sau khi được nhận khoản đầu tư lớn từ quỹ ngoại hồi năm 2015, chuỗi nhà hàng Món Huế bắt đầu mở rộng thị trường một cách nhanh chóng. Số lượng nhà hàng tăng lên gấp nhiều lần kéo theo doanh thu tăng đột biến.

Tuy nhiên, cũng như nhiều doanh nghiệp khác, chính từ khi Món Huế mở rộng quy mô cũng là lúc chuỗi nhà hàng này bắt đầu thua lỗ. Ba năm gần nhất, doanh thu của Món Huế đạt xấp xỉ 200 tỷ đồng mỗi năm, nhưng lợi nhuận từ mức gần 300 triệu đồng năm 2016 đã chuyển sang lỗ 54 tỷ năm 2017 và lỗ tiếp 50 tỷ đồng năm 2018. 

Xét về hiệu suất kinh doanh, biên lợi nhuận gộp của chuỗi nhà hàng này giữ ở mức 65-68%, con số cũng tương đồng với nhiều chuỗi nhà hàng lớn. Tính bình quân, mỗi 10 đồng doanh thu đem về cho Món Huế gần 7 đồng lợi nhuận gộp. 

Tuy nhiên, nguyên nhân khiến chuỗi này thua lỗ nằm ở khoản chi phí bán hàng quá cao. Hai năm 2017 và 2018, chi phí bán hàng chiếm từ 80 đến 90% doanh thu, con số này tăng đáng kể so với tỷ lệ chưa tới 60% năm 2016. Việc đầu tư mở rộng hệ thống, chọn những mặt bằng ở vị trí đắc địa với diện tích rộng có thể là nguyên nhân khiến các khoản chi ngày càng phình to, trong khi doanh thu không tăng tương ứng.

Đến cuối năm 2018, chuỗi nhà hàng Món Huế có tổng tài sản hơn 750 tỷ đồng nhưng lỗ lũy kế hơn 100 tỷ.

Theo Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty TNHH Chế biến Thực phẩm Huy Việt Nam được thành lập vào tháng 6/2015. Trên webiste của công ty này, Huy Việt Nam cho biết đang quản lý các thương hiệu bao gồm, Món Huế, Phở Ông Hùng, Great Bánh mì & cafe, Cơm Thố Cháy, Phở 99, Iki sushi, Shilla Korean BBQ Restaurant, TP Tea và Mì Quảng Bếp Tâm.

Trong đó, lớn nhất là chuỗi Món Huế, được quản lý trực tiếp bởi Công ty TNHH Nhà hàng Món Huế, với nhà hàng đầu tiên được mở vào năm 2007 tại TP HCM. Nhà hàng Món Huế thường có địa điểm kinh doanh riêng hoặc cùng một địa điểm phức hợp với các thương hiệu khác như Phở Ông Hùng, Cơm Thố Cháy.

Huy Việt Nam là công ty 100% vốn nước ngoài, với vốn điều lệ đăng ký lúc cao nhất là 1.200 tỷ đồng, giảm còn 600 tỷ đồng hồi tháng 4/2019.

Do vốn điều lệ thấp (22 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2018) nên công ty Món Huế đã âm vốn chủ từ năm 2017.

Tuy vậy, công ty Huy Việt Nam thì vẫn có vốn chủ sở hữu khá lớn, lên đến gần 600 tỷ đồng. Hợp nhất cả 2 công ty thì vốn chủ sở hữu của Huy Việt Nam vẫn còn trên 500 tỷ đồng - tức là "dư sức" vận hành hoạt động thêm nhiều năm nữa cũng như trả nợ các nhà cung cấp.

Hơn nữa vào tháng 4/2019, vốn điều lệ của công ty Món Huế cũng được tăng từ 22 tỷ lên hơn 600 tỷ đồng. Do vậy việc đóng cửa đột ngột có thể do ban lãnh đạo công ty không thấy "cửa sáng" để tiếp tục bám trụ chứ không hẳn là hết vốn.

Công ty Huy Việt Nam do ông Huy Nhật đồng sáng lập, Chủ tịch và kiêm Giám đốc điều hành. Lúc phát triển nhất, công ty có khoảng 100 chi nhánh nhà hàng. Tuy nhiên, đến hôm 2/10, Huy Việt Nam thay đổi người đại diện theo pháp luật từ ông Huy Nhật sang ông Nguyễn Quỳnh Anh. Hiện tại, chủ tịch của Huy Việt Nam cùng giám đốc, phụ trách thu mua của Món Huế đều không thể liên lạc.

Theo một số chuyên gia, sức hút của mô hình kinh doanh ẩm thực theo đặc trưng vùng miền, được ông Huy Nhật đưa về hơn thập kỷ trước, gặp nhiều thách thức. Ví dụ như Món Huế, những mô hình tương tự với chất lượng và cách bài trí bắt mắt hơn nhanh chóng giành lấy miếng bánh thị phần từ chuỗi nhà hàng này. Mặc dù công ty đã có những chính sách thay đổi, như hình thành những khu phức hợp ăn uống hội tụ các thương hiệu, song mức độ hiệu quả cũng không cao như trước.

Theo ghi nhận của VnExpress, 8 cửa hàng cuối cùng của Huy Việt Nam tại TP.HCM đã đóng cửa vào sáng 23/10. Một số nguồn tin cho biết, công ty ban đầu định giao 8 cửa hàng này hoạt động đến hết năm nay, tự cân đối thu chi. Tuy nhiên, áp lực từ các chủ nợ với Huy Việt Nam - công ty mẹ của chuỗi Món Huế - quá lớn khiến các cửa hàng này đều đóng loạt đóng cửa. Một số chi nhánh đã treo biển sang nhượng mặt bằng. Tại Hà Nội, các cửa hàng thuộc chuỗi này cũng chung cảnh ngộ.

Theo đơn tố cáo, chuỗi nhà hàng Món Huế đang nợ các nhà cung cấp, đối tác ở Hà Nội và TP HCM với số tiền hàng chục tỷ đồng, từ những khoản nợ vài triệu đồng mực in, đá lạnh, cho tới các khoản nợ vài tỷ đồng với các công ty cung cấp thực phẩm. 

Từ sáng 23/10, tất cả các website trong hệ thống của Huy Việt Nam đều không truy cập được. Cụ thể, website Huyvietnam.com, website phoonghung.vn, comthochay.com, greatbanhmy.vn đồng loạt không truy cập được. Sáng nay (24/10), website nhahangmonhue.vn cũng đã không thể truy cập được.

Hiếu Nguyễn (Tổng hợp)

Nhà hàng Món Huế bị tố “trốn nợ” tiền tỷ: Mong manh hy vọng đòi lại tiền khi chủ doanh nghiệp “mất liên lạc"?

Thứ 4, 23/10/2019 | 20:00
Đánh giá về sự việc nhà hàng Món Huế nợ tiền tỷ rồi bỗng dưng chủ doanh nghiệp “mất tích”, chuyên gia pháp lý cho rằng, không thể hình sự hóa quan hệ dân sự trong kinh doanh. Biện pháp tốt nhất là khởi kiện để tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, cố gắng thanh lý tài sản để trả nợ cho nhà cung cấp, cho các chủ nợ.

Nợ từ tiền rau tới tiền mặt bằng, toàn hệ thống Món Huế đóng cửa "bỏ của chạy lấy người"

Thứ 3, 22/10/2019 | 16:47
Theo đơn tố cáo, hệ thống nhà hàng kinh doanh của công ty Huy Việt Nam trong đó có chuỗi nhà hàng Món Huế đã đóng cửa mà không thanh toán lương cho nhân viên và nhà cung cấp.

Hàng chục nhà cung cấp nguyên liệu tố chủ nhà hàng Món Huế tại TP.HCM trốn nợ, công an đang vào cuộc

Thứ 3, 22/10/2019 | 15:56
Sau nhiều tháng giao hàng nhưng chưa được thanh toán, nhiều nhà cung cấp nguyên liệu cho chuỗi nhà hàng Món Huế, Phở Hùng đã làm đơn tố cáo gửi đến Công an phường Cô Giang, quận 1, TP.HCM.
Cùng tác giả

Ngân hàng Eximbank thông báo họp ĐHCĐ lần thứ 3, địa điểm gây bất ngờ

Thứ 6, 31/07/2020 | 14:58
Sau 2 lần tổ chức bất thành vì không đủ số lượng cổ đông tham dự theo quy định, ngân hàng Eximbank dự kiến tổ chức đại hội lần thứ 3 vào lúc 9h ngày 17/8 tại Hà Nội.

Từ 0h ngày 31/7, Bình Định tạm dừng hoạt động tất cả các quán bar, karaoke, vũ trường

Thứ 6, 31/07/2020 | 11:04
Không chỉ tạm dừng hoạt động các quán karaoke, massage, vũ trường, từ 0h ngày 31/7, tỉnh Bình Định còn cấm tổ chức các hoạt động dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường.

Từ 1/1/2021, chính sách tiền lương và ngày nghỉ của người lao động thay đổi như thế nào?

Thứ 5, 30/07/2020 | 11:03
Từ năm 2021, mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương, trong đó ghi rõ các nội dung như: Tiền lương; tiền lương làm thêm giờ; tiền lương làm việc vào ban đêm; nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có)...

Đà Nẵng: Ập vào kiểm tra giữa trưa, lực lượng chức năng thu giữ 21.000 chiếc khẩu trang không hóa đơn xuất xứ

Thứ 3, 28/07/2020 | 18:48
Chủ nhà khai lô khẩu trang được sản xuất tại một công ty ở tỉnh Vĩnh Phúc và được mua qua trung gian là một công ty tại TP Hà Nội. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra lại không như vậy...

Giá xăng E5 tăng nhẹ từ 15h chiều nay 28/7

Thứ 3, 28/07/2020 | 15:18
Tại kỳ điều chỉnh này, giá bán lẻ xăng RON95 được giữ nguyên so với kỳ trước. Trong khi đó xăng E5RON92 tăng nhẹ lên 14.409 đồng/lít.
Cùng chuyên mục

Kiên Giang: QLTT thu nộp ngân sách hơn 3,7 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:00
Trong 4 tháng đầu năm 2024, Cục QLTT tỉnh Kiên Giang kiểm tra 330 vụ, phát hiện, xử lý 116 vụ vi phạm hành chính; thu nộp ngân sách 3,74 tỷ đồng.

Du lịch Huế "bội thu" dịp lễ 30/4 và 1/5

Thứ 5, 02/05/2024 | 15:32
Số lượng khách du lịch đến Huế trong dịp lễ 30/4-1/5 năm nay cao hơn dịp Tết Nguyên Đán vừa qua.

Mở “đường lớn” cho xe điện phát triển

Thứ 5, 02/05/2024 | 15:30
Thời của xe điện đang tới và Việt Nam không đứng ngoài lề trong cuộc cách mạng về giao thông xanh này. Cần sớm có chính sách thúc đẩy để không bị "chậm chân".

5 ngày nghỉ lễ, doanh thu của du lịch Đà Nẵng đạt khoảng 1.336 tỷ đồng

Thứ 5, 02/05/2024 | 15:16
Do thời tiết nắng nóng, nhiều du khách đã dịch chuyển lịch trình khi đến thành phố Đà Nẵng và họ bất ngờ với những trải nghiệm mới.

Giá xăng E5RON92 giảm 8 đồng/lít sau kỳ nghỉ lễ

Thứ 5, 02/05/2024 | 15:08
Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15h hôm nay (2/5).
     
Nổi bật trong ngày

Du lịch Quảng Ninh và Hải Phòng “thắng lớn” dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Thứ 5, 02/05/2024 | 14:20
Thế mạnh du lịch biển giúp du khách ùn ùn kéo đến Quảng Ninh và Hải Phòng trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, vượt xa kỳ vọng của 2 địa phương về cả số lượng lẫn doanh thu.

5 ngày nghỉ lễ, doanh thu của du lịch Đà Nẵng đạt khoảng 1.336 tỷ đồng

Thứ 5, 02/05/2024 | 15:16
Do thời tiết nắng nóng, nhiều du khách đã dịch chuyển lịch trình khi đến thành phố Đà Nẵng và họ bất ngờ với những trải nghiệm mới.

Kiên Giang: QLTT thu nộp ngân sách hơn 3,7 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:00
Trong 4 tháng đầu năm 2024, Cục QLTT tỉnh Kiên Giang kiểm tra 330 vụ, phát hiện, xử lý 116 vụ vi phạm hành chính; thu nộp ngân sách 3,74 tỷ đồng.

Kiên Giang: Đón hơn 270 ngàn du khách dịp lễ 30/4 và 1/5

Thứ 5, 02/05/2024 | 14:20
Theo thống kê trong 5 ngày nghỉ lễ, tỉnh Kiên Giang ước đón 272.547 lượt khách, tăng 2,9% so với cùng kỳ.

Mở “đường lớn” cho xe điện phát triển

Thứ 5, 02/05/2024 | 15:30
Thời của xe điện đang tới và Việt Nam không đứng ngoài lề trong cuộc cách mạng về giao thông xanh này. Cần sớm có chính sách thúc đẩy để không bị "chậm chân".