Vũ khí năng lượng cao của tương lai (1)

Vũ khí năng lượng cao của tương lai (1)

Thứ 7, 20/07/2013 | 08:15
0
Trong tương lai, uy lực của các loại súng, pháo hay bom, mìn sẽ không được tính theo cỡ nòng và đương lượng nổ mà tính theo độ tiêu thụ điện năng của nó.

Đầu tháng 4/2013, Hải quân Mỹ công bố một video clip cực kỳ ấn tượng. Đó là video clip ghi lại hình ảnh một chiếc máy bay do thám hạng nhẹ đang bay trên bầu trời Vịnh Ba Tư thì đột nhiên bốc cháy từ bên ngoài. Không hề có bất kỳ viên đạn nào bắn lên từ mặt đất, vậy cái gì đã phá hủy chiếc máy bay?

Câu trả lời là hệ thống vũ khí laser mà Hải quân lắp trên tàu vận tải đổ bộ USS Ponce (LPD-15) phục vụ cho mục đích thử nghiệm. Đây không phải là lần đầu tiên vũ khí laser được thử nghiệm thế nhưng đây là lần đầu tiên một hoạt động thử nghiệm trên thực tế được ghi lại hình ảnh rõ ràng và cho thấy uy lực thực sự của loại vũ khí này.

Tiêu điểm - Vũ khí năng lượng cao của tương lai (1)

Tàu vận tải đổ bộ USS Ponce (LPD-15)

Vũ khí “không bao giờ hết đạn”

Ý tưởng chế tạo vũ khí laser bắt nguồn từ việc sử dụng chùm tia laser năng lượng cao để đốt cháy và tiêu diệt mục tiêu. Loại vũ khí laser đúng nghĩa đầu tiên được phát triển bởi Tập đoàn Boeing trang bị trên máy bay B-747 được gọi là ABL. Máy bay có chiếc mũi quái dị nơi đặt hệ thống phát tia laser năng lượng cao dùng để tiêu diệt mục tiêu.

Nguyên tắc hoạt động của laser năng lượng cao rất phức tạp, nó đòi hỏi những hiểu biết chuyên sâu về vật lý lượng tử. Tuy nhiên, có thể hiểu một cách đơn giản như sau: Mỗi bộ phát tia laser năng lượng cao bao gồm một thanh tinh thể ruby  hoặc một ống chứa khí đặt trong một hộp cộng hưởng quang học gồm 2 chiếc gương song song trong đó có một chiếc trong suốt. Khi bị kích thích phát  xạ bằng nguồn điện, các photon đi qua hộp cộng hưởng quang học làm tăng tần số và phát ra chùm sáng đơn sắc theo một hướng nhất định. Năng lượng của chùm tia laser phụ thuộc vào năng lượng đầu vào của dòng điện cũng như cũng như kích cỡ của hộp cộng hưởng quang học.

ABL có khả năng bắn đi chùm tia laser với công suất cao, hệ thống đã trải qua nhiều lần thử nghiệm với mức độ thành công cực kỳ ấn tượng. Ngày 15/3/2007 ABL phóng thành công tia laser thử nghiệm đầu tiên. Ngày 18/8/2009 ABL bắn thành công tia laser năng lượng cao.

Sự hấp dẫn của việc sử dụng vũ khí chùm tia năng lượng để bắn hạ các vật thể bay là do tia laser có tốc độ của ánh sáng và có thể bắn trúng bất cứ mục tiêu di động nào. Việc bắn hạ một tên lửa đến hoặc đầu đạn hạt nhân đang đến gần bằng tên lửa khó khăn hơn nhiều.

Tiêu điểm - Vũ khí năng lượng cao của tương lai (1) (Hình 2).

Boeing B-747

Thách thức của việc “dùng tên lửa bắn hạ tên lửa” là vô cùng to lớn và chỉ dần dần được giải quyết bằng cách sử dụng hệ thống radar-tên lửa vô cùng phức tạp, đắt tiền. Một ưu điểm nữa của vũ khí laser và chùm tia năng lượng là không “bao giờ hết đạn” chừng nào chúng còn được nối với nguồn cung cấp điện. Tuy nhiên, dù có nhiều lợi thế, nhưng vũ khí laser cũng có nhiều nhược điểm nghiêm trọng.

Một trong những nhược điểm khác của vũ khí laser là phải dùng quá nhiều năng lượng để đốt cháy xuyên thủng vỏ thép của các phương tiện quân sự. Mỗi “phát đạn” laser được bắn ra chỉ tiêu tốn có vài USD tiền điện, quá rẻ so với một tên lửa tối tân trị giá hàng ngàn, thậm chí hàng triệu USD dùng để bắn hạ máy bay, tên lửa của đối phương.

Thế nhưng, số tiền để đầu tư phát triển một hệ thống như vậy là quá tải với ngân sách của các cường quốc. Dù có nhiều triển vọng song chương trình ABL đã “bay vào cõi chết” do chi phí đầu tư ngốn quá nhiều tiền. Ước tính, mỗi giờ bay ABL ngốn đến 92.000 USD, một con số không thể chấp nhận được ngay cả với quốc gia giàu có nhất thế giới là Mỹ.

Không những thế, các chùm tia năng lượng dễ bị hấp thụ bởi bầu không khí ô nhiễm, sương mù hoặc khói… Mặt khác, những hạn chế về công nghệ chưa cho phép tạo ra được các chùm tia laser có năng lượng đủ mạnh để có thể phá hủy mục tiêu trong thời gian ngắn.

Dù đắt đỏ nhưng cũng như Mỹ, nhiều quốc gia khác đang tích cực nghiên cứu và ứng dụng công nghệ laser với các dự án và mức đầu tư chi phí khác nhau. Đơn cử như dự án chế tạo pháo phòng không laser của hãng MBDA (Đức). Theo thông tin do hãng này công bố, trong năm 2011, MBDA đã thử nghiệm pháo laser công suất 10 kW. Vũ khí thử nghiệm này cũng đã bám sát thành công các vật thể ở cự ly đến 2,3 km với khác biệt độ cao là 1.000 m.

Tới tháng 9/2012, một thử nghiệm khác cho thấy, pháo laser của hãng đã đạt công suất 40kW và đốt cháy một quả đạn cối. Như vậy, ngay cả một vật thể nhỏ như đạn cối cũng bị đánh chặn thì không lý do nào khiến các nhà khoa học ngừng đặt kỳ vọng vào vũ khí laser.

(Còn tiếp)

Tuệ Minh

Ngành kinh doanh vũ khí mang về cho Nga 7 tỷ USD

Thứ 6, 14/06/2013 | 14:35
Kể từ đầu năm 2013, Nga đã bán vũ khí và thiết bị quân sự được hơn 7 tỷ USD, giám đốc Cơ quan Liên bang về Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Alexander Fomin cho biết như vậy.

Vì sao Mỹ vội nghiên cứu chiến đấu cơ thế hệ 6?

Thứ 4, 12/06/2013 | 08:35
Mỹ đã mất 16 năm và 396 tỷ USD để năm 2016 mới trang bị trong biên chế máy bay tàng hình tối tân thế hệ 5 F-35. Nhưng ngay từ thời điểm này, cương quốc số 1 thế giới đã bắt tay vào nghiên cứu máy bay chiến đấu thế hệ 6.

Mỹ phóng tên lửa từ chiến đấu cơ đắt nhất thế giới

Thứ 3, 11/06/2013 | 09:38
Lực lượng không quân Mỹ đã lần đầu tiên phóng thử tên lửa từ siêu chiến đấu cơ F-35, động thái cho thấy loại máy bay chiến đấu hiện đại này chuẩn bị được đưa vào tác chiến.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Thỏa thuận ngừng bắn không chắc chắn, Israel cam kết thực hiện chiến dịch tại Rafah

Thứ 3, 07/05/2024 | 16:14
Thứ Hai, Hamas chấp thuận đề xuất ngừng bắn tại Gaza từ các nhà trung gian. Tuy nhiên, Israel khẳng định, các điều khoản này không phù hợp với yêu cầu của họ.

Mỹ đánh vào điểm yếu trong “pháo đài kinh tế” của Nga

Thứ 3, 07/05/2024 | 06:00
Phép thử tiếp theo sẽ diễn ra vào mùa hè, khi gã khổng lồ LNG Nga Novatek đặt mục tiêu vận chuyển lô hàng đầu tiên từ dự án Artic LNG 2.

Nhà máy Uralvagonzavod bàn giao lô xe tăng T-90M mới cho quân đội Nga

Thứ 3, 07/05/2024 | 15:48
Trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột Nga-Ukraine, xe tăng T-90M hiếm khi được nhìn thấy ở tiền tuyến, nhưng gần đây Moscow đã tăng cường sản xuất.

Thanh Hoá: Đa dạng sản phẩm du lịch để giữ chân du khách

Thứ 3, 07/05/2024 | 19:58
Tỉnh Thanh Hóa đã và đang tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch nhằm tạo sức hấp dẫn và thu hút du khách.

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga trở thành chủ đề được quan tâm

Thứ 4, 08/05/2024 | 10:45
Quy mô kho vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga được giữ bí mật, nhưng Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ ước tính Moscow có khoảng 1.000-2.000 vũ khí loại này.