Ý đồ ngăn chặn lực lượng Mỹ của Trung Quốc

Ý đồ ngăn chặn lực lượng Mỹ của Trung Quốc

Thứ 5, 25/04/2013 | 09:54
0
Bắc Kinh mới đây đã triển khai gần Đài Loan một tên lửa được thiết kế nhằm tiêu diệt tàu sân bay. Động thái được xem là nhằm củng cố khả năng ngăn chặn lực lượng Mỹ hỗ trợ cho hòn đảo Đài Loan.
Tiêu điểm - Ý đồ ngăn chặn lực lượng Mỹ của Trung Quốc  
Đồ họa về viễn cảnh Trung Quốc dùng 3 tên lửa Đông Phong tiêu diệt tàu sân bay Mỹ.

Khi Triều Tiên công bố Hiệp ước đình chiến 1953 vô giá trị và dọa sẽ thử tiếp tên lửa, Mỹ đã tức tốc điều nguồn lực hải quân của mình tới khu vực, trong đó có 2 tàu khu trục được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis. Mỹ được cho là cũng sẽ có động thái tương tự nếu căng thẳng giữa Bắc Kinh và “tỉnh bị thất lạc”, Đài Loan, tăng nhiệt.

Nhưng lựa chọn đó không dễ “nhằn” khi mà tin tức về việc triển khai một tên lửa đạn đạo chống hạm của Trung Quốc gần Đài Loan được xuất hiện trong bản điều trần viết tay của người đứng đầu cơ quan tình báo của Lầu Năm Góc, trung tướng Michael Flynn, được chuyển tới một ủy ban của Thượng viện Mỹ mới đây.

Tên lửa, DF-21D (Đông Phong-21D), là một trong những vũ khí mới ngày càng đông đảo về số lượng được Trung Quốc triển khai ở khu vực. Ngoài ra, trung tướng Flynn, giám đốc Cơ quan tình báo quân sự, cho biết với Ủy ban vũ trang Thượng viện Mỹ rằng hơn 1.200 tên lửa tầm ngắn đang được đặt “đối diện” với đảo Đài Loan.

Đông Phong-21D được chế tạo để giúp Trung Quốc “có khả năng tấn công những tàu lớn, đặc biệt là tàu sân bay ở tây Thái Bình Dương”, một báo cáo về Trung Quốc của Lầu Năm Góc năm 2012 cho hay. Báo cáo cũng trích dẫn các ước tính cho rằng tầm xa của tên lửa vượt 1.500km.

Tên lửa đặt trên mặt đất này được thiết kế nhắm và lần theo đường đi của nhóm tàu sân bay, với sự trợ giúp của vệ tinh, máy bay không người lái và radar. Sau khi được phóng vào không trung, DF21D tiến trở lại bầu khí quyển và lao với tốc độ gấp 10 lần tốc độ âm thanh vào mục tiêu.

Giới phê bình cho rằng động thái trên của Trung Quốc chỉ nhằm chứng tỏ tàu sân bay trở nên mong manh và lỗi thời như thế nào trong kỷ nguyên tên lửa. Tuy nhiên, một số khác lại cho rằng khả năng phòng thủ tên lửa của Mỹ hoàn toàn có thể đối phó với được thách thức mới này. Rõ ràng, những căn cứ không quân nổi này không “mong manh” bằng các căn cứ cố định, vốn không thể di chuyển tới nơi nào cần.

Do quân sự, kinh tế và tham vọng ngày càng lớn mạnh, sự quyết liệt của Trung Quốc nhằm giành kiểm soát Hoàng Hải, Biển Đông và Hoa Đông ngày càng rõ. Cụ thể học thuyết quân sự của Trung Quốc thích thiết lập thế thống trị đối với cái mà họ gọi là “chuỗi đảo đầu tiên” hình thành nên Hoa Đông. Ngoài ra, Bắc Kinh lâu nay cũng đã tuyên bố Biển Đông là vùng biển của họ và tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Giới phân tích quân sự gọi tên lửa diệt tàu sân bay trên là “kẻ thay đổi cuộc chơi”. Đó là “kẻ” có thể buộc nhóm tàu sân bay chiến đấu của Mỹ phải giữ khoảng cách và tránh khỏi các vùng thuộc quyền lợi của Trung Quốc hoặc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Một bài báo gần đây được đăng tải trên Tân Hoa xã, trang web chính thức của Trung Quốc, đã vẽ đồ họa về vụ đắm tàu sân bay George Washington của Mỹ trong viễn cảnh nó được phái đi bảo vệ Đài Loan.

Bài báo miêu tả 3 tên lửa Đông Phong, quả thứ nhất xuyên thủng thân tàu, gây cháy và phá hủy các máy bay trên tàu; quả thứ hai phá hủy hệ thống khai hỏa của tàu; và quả thứ ba sẽ “nhấn chìm tàu George Washington” xuống đáy biển. Điều này có thể gây ra viễn cảnh khủng khiếp ở bán đảo Triều Tiên, các mục tiêu khác của Mỹ và Nhật Bản cũng sẽ bị tấn công tên lửa. Và lúc đó Trung Quốc cũng có thể “định đoạt” luôn số phận của Đài Loan.

Kể từ Thế chiến II, mọi tổng thống Mỹ được cảnh báo về một cuộc khủng hoảng đều hỏi cùng một câu hỏi: Các tàu sân bay ở đâu? Những căn cứ không quân nổi này như những thị trấn nhỏ, là chỉ dấu hiện hữu của sức mạnh Mỹ và có thể đưa sức mạnh đó chọc sâu vào bên trong lãnh thổ của kẻ thù tiềm năng. 

Những tàu sân bay đó ở đâu? Hiện trong bối cảnh cắt giảm ngân sách và sức mạnh quân sự cùng sự hiện diện của hải quân Trung Quốc không ngừng tăng, chúng đang ở ngã tư của Bắc Kinh.

Theo Vũ Quý (Dân Trí)

Những bản đồ do chính người Trung Quốc vẽ không Hoàng Sa, Trường Sa

Thứ 5, 28/03/2013 | 07:21
Trong cuốn Kỷ yếu Hoàng Sa do UBND huyện Hoàng Sa, TP Đà Nẵng phát hành, một loạt các bản đồ cổ của Trung Quốc, do chính người Trung Quốc vẽ năm 1909 trở về trước đều chứng minh Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) không thuộc về Trung Quốc.

Tội ác của tàu tuần tra Trung Quốc tại Hoàng Sa

Thứ 4, 27/03/2013 | 14:18
Tàu QNg 96382 TS do anh Bùi Văn Phải ở huyện đảo Lý Sơn làm thuyền trưởng. Tàu đã bị Trung Quốc đuổi bắn tại Hoàng Sa gây cháy tàu. Những hình ảnh này cho thấy tội ác của lính Trung Quốc với ngư dân Việt Nam.

Bản đồ của Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam

Thứ 4, 24/04/2013 | 21:44
Bản đồ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và “Quy hoạch phát triển sự nghiệp hải dương quốc gia 5 năm lần thứ 12” mà Trung Quốc phát hành và công bố là hoàn toàn vô giá trị - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.

Khoảnh khắc siêu pháo MARS II của Ukraine bị hỏa lực Nga phá hủy

Thứ 5, 25/04/2024 | 13:55
MARS II là hệ thống do Đức sản xuất và được coi là siêu pháo khi được trang bị tới 12 tên lửa dẫn đường M30/M31 hoặc 2 tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS.

Lộ diện quốc gia là điểm đến chính của đầu tư Trung Quốc ở châu Âu

Thứ 5, 25/04/2024 | 06:00
Hungary có thể nằm trong số những nước đi đầu về việc chuyển đổi công nghệ nhờ hợp tác kinh tế và đầu tư chặt chẽ với Trung Quốc.