Lý do sâu xa và mục tiêu kép sau việc Nga tham gia nội chiến Syria

Lý do sâu xa và mục tiêu kép sau việc Nga tham gia nội chiến Syria

Vũ Thu Hương
Thứ 5, 10/06/2021 | 06:29
0
Ngoài trợ giúp quân đội chính phủ, sự can thiệp quân sự của Nga vào Syria còn phục vụ mục tiêu địa chính trị rộng lớn hơn.

Syria từ lâu đã là khách hàng đặc biệt quan tâm đến vũ khí Nga, đặc biệt là dưới nhiệm kỳ của Tổng thống Hafez al-Assad (1971– 2000). Tuy nhiên, mối quan hệ giữa hai nước bước sang một chiều hướng mới sau khi cuộc nội chiến Syria bắt đầu vào năm 2011 và việc Mỹ dần tách rời khỏi Trung Đông.

Mục tiêu đầu tiên của Nga tại Syria sau khi can thiệp vào cuộc nội chiến ở quốc gia Trung Đông này tháng 9/2015 là giải cứu quân đội của Tổng thống Syria Bashar al-Assad khỏi bờ vực thất thế. Moscow đã làm điều đó, với một thông điệp chính trị ngụ ý nhắc nhở các nhà lãnh đạo phương Tây rằng Nga cũng có bạn bè, rằng họ quan tâm đến bạn bè và sẽ không để cho những người bạn này bị các cường quốc phương Tây tùy ý lật đổ.

Động thái này phản ánh sự phản đối mạnh mẽ của Moscow đối với các hành động của phương Tây chống lại Qaddafi ở Libya vào năm 2011 - vì khi đó phương Tây đã vượt quá nhiệm vụ được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ủy quyền.

Mục tiêu thứ hai của Nga khi hậu thuẫn cho Syria là thiết lập một căn cứ quân sự của nước này ở Trung Đông. Moscow đã nhanh chóng biến sân bay dân sự Latakia của Syria thành một căn cứ không quân hiệu quả và đổi tên thành Hmeimim và tăng đáng kể việc sử dụng cơ sở hải quân của mình ở Tartus. Điều này cho phép Nga tiến hành các chiến dịch không kích sâu rộng để chống lại các phiến quân đe dọa cắt đứt các tuyến đường quan trọng giữa Latakia và Aleppo cũng như giữa Damascus và Aleppo. Như Bộ trưởng Quốc phòng Nga tuyên bố vào tháng 12/2017, hai căn cứ này phù hợp với các mục tiêu dài hạn của Moscow trong khu vực và đối trọng với NATO.

Sự can thiệp quân sự của Nga vào Syria còn phục vụ mục tiêu địa chính trị rộng lớn hơn. Bằng cách này Moscow chứng minh được rằng nước này sở hữu đủ sức mạnh quân sự để phản ứng nhanh với khủng hoảng.

Ngoài ra, Nga đã triển khai các khí tài quân sự ở Syria mạnh hơn nhiều so với mức cần thiết để chống quân nổi dậy, với kho vũ khí bao gồm tên lửa S-400, tên lửa hành trình phóng từ trên không và từ các tàu ở Biển Caspi và Địa Trung Hải cùng chính sách ngăn chặn đường không trên nhiều vùng của Syria. 

Tiêu điểm - Lý do sâu xa và mục tiêu kép sau việc Nga tham gia nội chiến Syria

Lực lượng Nga tham gia nội chiến từ năm 2015. Ảnh minh họa 

Sự can thiệp của Nga vào Syria đã chứng tỏ sức mạnh của Moscow và sức mạnh này ngày một được nâng cao đáng kể. Việc tiếp cận Địa Trung Hải bằng đường biển và đường hàng không không còn là hạn chế đối với các lực lượng Nga khi việc đó ẩn dưới một nhiệm vụ chính trị và quân sự.

Ngoài việc cứu chính quyền ông Assad, ưu tiên chiến lược của Nga là tăng cường vùng đệm chống lại NATO ở sườn phía nam của đất nước. Ngày nay, ưu tiên này vẫn là nguyên tắc chỉ đạo trong chính sách của Nga ở Địa Trung Hải và có khả năng vẫn còn hiệu lực trong tương lai gần.

Việc Nga phô diễn khả năng tác chiến cũng như chiến thuật ở Syria cũng nhằm giới thiệu ngành công nghiệp quân sự của nước này. Syria là nơi có thể chứng minh hiệu suất chiến đấu của các hệ thống vũ khí Nga như máy bay chiến đấu, trực thăng tấn công, tên lửa hành trình và tác chiến điện tử.

Một phần lý do của cuộc can thiệp vào Syria còn nằm ở việc chính quyền Nga từ lâu đã cảnh giác với chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo tại quê nhà, đặc biệt là từ Chechnya, Dagestan, Ingushetia và các vùng đất Hồi giáo ở trung tâm nước Nga. Thực tế một số lượng đáng kể người Hồi giáo Nga cùng góp mặt trong cái gọi là tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng ở Syria và Iraq và điều này đã làm giảm nguy cơ chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan tại Nga.

Ngoài ra, hoạt động hòa giải ngoại giao của Nga góp phần ngăn cản chính quyền Syria mở các chiến dịch quân sự làm ảnh hưởng nhiều bên. Và thắng lợi lớn của chính sách ngoại giao Nga chính nằm ở việc đưa nước này trở thành một bên quan trọng ở Trung Đông.

 

 

 

 

Thổ im lặng bất thường trước “đòn” tấn công như vũ bão của Syria

Thứ 4, 09/06/2021 | 18:40
Hàng chục vụ phóng tên lửa lực lượng chính phủ Syria triển khai hàng ngày mà không có bất kỳ phản ứng nào từ phía Thổ Nhĩ Kỳ.

Israel dội mưa tên lửa vào Syria, bí ẩn mục tiêu ngắm bắn

Thứ 4, 09/06/2021 | 13:00
Israel khơi mào căng thẳng, tấn công Syria trên diện rộng. Phía sau hành động dội mưa tên lửa này là gì? Ai là đích ngắm thực sự?
Cùng tác giả

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Ukraine tấn công quy mô lớn, Nga phá huỷ hơn 100 thiết bị không người lái

Thứ 7, 18/05/2024 | 14:00
Quân đội Nga đã phá huỷ hơn 100 thiết bị không người lái gồm xuồng máy không người lái, máy bay không người lái trong đợt tấn công quy mô lớn của lực lượng Ukraine.

Phần Lan “không mặn mà lắm” với ý tưởng gửi quân NATO tới Ukraine

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Một quốc gia có vị trí địa lý đặc biệt như Phần Lan cũng như các nước vùng Baltic rõ ràng rất nhạy cảm với vấn đề này.

Ông Putin và ông Tập Cận Bình cam kết một kỷ nguyên hợp tác mới

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:53
Trong ngày thứ Năm, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cam kết đề ra “một kỷ nguyên mới” với sự hợp tác giữa hai quốc gia.

Hamas: Sửa đổi đề xuất ngừng bắn từ phía Israel dẫn tới bế tắc

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:18
Thứ Tư, lãnh đạo Hamas Ismail Haniyeh đổ lỗi những bế tắc về thương lượng ngừng bắn ở Gaza cho Israel và khẳng định lại những nhu cầu chủ chốt về thương lượng.

Phục hồi sau suy thoái, kinh tế châu Âu sẽ tăng trưởng rất khiêm tốn

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Các hạn chế thương mại ngày càng tăng với Nga và Trung Quốc góp phần làm suy giảm vai trò của Khu vực Eurozone trong nền kinh tế toàn cầu, chuyên gia chỉ ra.