"1 chọi 1 tỷ": Cuộc chiến không cân sức giữa H&M và Trung Quốc

Trương Mạnh Kiên
Thứ 7, 03/04/2021 | 17:18
0
Với thị trường béo bở hơn 1 tỷ dân, dù là thương hiệu quốc tế đình đám nhưng H&M cũng phải chịu xuống nước bằng việc "sửa lại bản đồ" theo ý muốn của Trung Quốc.
Tiêu dùng & Dư luận - '1 chọi 1 tỷ': Cuộc chiến không cân sức giữa H&M và Trung Quốc

H&M.

H&M thay đổi bản đồ theo ý Trung Quốc

Theo AP, Trung Quốc hôm 2/4 cho biết H&M đã đồng ý sửa đổi “bản đồ có vấn đề” sau một loạt chỉ trích gần đây nhắm vào thương hiệu thời trang quốc tế.

Thông báo không đưa ra chi tiết về những thay đổi phía H&M áp dụng, nhưng thương hiệu này được cho là đã chịu áp lực phải thay đổi bản đồ về lãnh thổ và các khu vực nhạy cảm khác trên trang web của công ty theo ý của Trung Quốc. H&M hiện chưa lên tiếng về thông tin này.

Chính quyền Trung Quốc cho biết: "Người dùng Internet đã báo cáo với ban quản lý trang web của H&M về việc có tồn tại một 'bản đồ có vấn đề về Trung Quốc', và văn phòng quy hoạch và tài nguyên thiên nhiên thành phố Thượng Hải đã yêu cầu nhanh chóng thay đổi nó”.

Các nhà quản lý của H&M đã “sửa lỗi ngay lập tức” sau khi được triệu tập để gặp gỡ các cơ quan quản lý, tập đoàn này cho biết trên tài khoản mạng xã hội của mình.

Hiện trên mạng xã hội Trung Quốc đang lan truyền thông tin “bản đồ có vấn đề” mà H&M được yêu cầu sửa lại là để thêm vào “đường lưỡi bò” phi pháp mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố trên Biển Đông, vốn bị cộng đồng quốc tế phản đối. Tuy nhiên, thông tin này chưa được các bên xác nhận.

Động thái thay đổi bản đồ của H&M được đưa ra sau khi hãng thời trang này khốn đốn trước làn sóng tẩy chay của người Trung Quốc cũng như áp lực từ chính quyền quốc gia tỷ dân liên quan đến vấn đề Tân Cương tranh cãi gần đây.

Người dân Trung Quốc đã phản đối kịch liệt H&M, Nike và các thương hiệu giày, quần áo khác vào tuần trước sau khi Mỹ, Liên minh châu Âu, Anh và Canada áp đặt các biện pháp trừng phạt về du lịch và tài chính đối với các quan chức ở Tân Cương, khu vực ở phía tây bắc Trung Quốc.

Các kênh truyền thông Trung Quốc chỉ trích các hãng thời trang nói trên vì đã bày tỏ lo ngại về các báo cáo lao động cưỡng bức ở Tân Cương như một động thái ủng hộ lệnh trừng phạt của phương Tây. Ngay sau đó, H&M và nhiều hãng khác đã phải thay đổi lập trường ban đầu.

sao H&M chịu khuất phục?

Tiêu dùng & Dư luận - '1 chọi 1 tỷ': Cuộc chiến không cân sức giữa H&M và Trung Quốc (Hình 2).

Không chỉ H&M mà nhiều thương hiệu lớn cũng phải thay đổi quan điểm để chiều lòng thị trường tỷ dân.

Theo Time, không một quốc gia nào trong những năm gần đây đã làm tốt hơn Trung Quốc trong việc đánh đổi động lực tối đa hóa lợi nhuận của các tập đoàn lớn thành lợi ích địa chính trị.  

Trong vài năm qua, nhiều công ty đa quốc gia bị áp lực phải thay đổi cách bản đồ thể hiện biên giới của Trung Quốc với Ấn Độ và các khu vực tranh chấp ở Biển Đông.

Trung Quốc đã sử dụng quyền tiếp cận thị trường tiêu dùng khổng lồ của mình như một đòn bẩy để gây áp lực buộc các thương hiệu phải điều chỉnh quan điểm phù hợp với quốc gia này.

Câu chuyện mới nhất xoay quanh H&M – thương hiệu thời trang đình đám của Thụy Điển. Công ty đa quốc gia này bày tỏ lo ngại về cái gọi là “cưỡng bức lao động” đối với nhân công ở Tân Cương, nơi sản xuất khoảng 20% lượng bông trên thế giới.

H&M ngừng mua bông ở Tân Cương như một động thái phản đối bằng hành động. Trong một tuyên bố, H&M cho biết họ không dùng bông vải ở Tân Cương do "quan ngại sâu sắc về các báo cáo từ những tổ chức xã hội dân sự và truyền thông liên quan đến cáo buộc lao động cưỡng bức và phân biệt đối xử người dân tộc thiểu số".

Thế nhưng, H&M có vẻ như không lường trước được hậu quả khi lấn sang những vấn đề không phải lĩnh vực của mình. Chính quyền Trung Quốc ngay lập tức đã lên tiếng phản đối kịch liệt tuyên bố trên, trong khi cư dân mạng nước này cũng phản ứng dữ dội, khơi mào cho làn sóng tẩy chay trên diện rộng.

Không dừng lại ở đó, H&M còn bị các nền tảng thương mại điện tử hàng đầu của Trung Quốc như Tmall, JD.com loại ra khỏi trang web, thậm chí chủ nhà cho thuê mặt bằng còn đóng cửa các cửa hàng và một loạt người nổi tiếng quay lưng với nhãn hàng.

Những người có ảnh hưởng ở Trung Quốc được đánh giá là nắm nhiều quyền lực trong việc chi phối hành vi của người tiêu dùng so với ở phương Tây, điều này có nghĩa là họ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hợp pháp hóa thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng.

Những người có ảnh hưởng và người nổi tiếng Trung Quốc thường nhạy cảm trong việc khẳng định các giá trị quốc gia. Vì vậy, trong những tranh cãi, họ thường chọn đứng về đất nước thay vì các hợp đồng với công ty nước ngoài. Một khi bị người có ảnh hưởng quay lưng, nhãn hiệu có thể sẽ chịu tổn hại nặng nề.

Ví dụ, vào năm 2019, Yang Mi, nữ diễn viên Trung Quốc và là đại sứ của Versace, đã công khai cắt đứt với thương hiệu này khi ra mắt một chiếc áo phông đi ngược chính sách “Một Trung Quốc” của đất nước. Ngay sau đó, Versace đã phải công khai xin lỗi.

Đứng trước thị trường béo bở như Trung Quốc, chiều lòng có lẽ là hành động khôn ngoan nhất. Bất kỳ ai cũng không ngoại lệ. Trong vòng một tuần, có vẻ như H&M đã thấu hiểu sự đáng sợ của làn sóng tẩy chay ở thị trường tỷ dân. Trong tuyên bố hôm 31/3 công ty đã xuống nước với tuyên bố hy vọng sẽ lấy lại được sự tin tưởng của khách hàng tại Trung Quốc.

Không còn đề cập nào đến vấn đề bông, Tân Cương hay lao động cưỡng bức. H&M chỉ nhấn mạnh muốn trở thành “một người mua có trách nhiệm, ở Trung Quốc và các nơi khác” và đang “tích cực thực hiện các bước tiếp theo liên quan đến việc tìm nguồn cung ứng nguyên liệu”.

Bị kẹt giữa những phản ứng của người tiêu dùng Trung Quốc và nguồn cung ứng bông phù hợp ở phương Tây, một số công ty khác, bao gồm Inditex, chủ sở hữu của tập đoàn thời trang Zara, cũng lặng lẽ xóa các tuyên bố về lao động cưỡng bức ở Tân Cương khỏi trang web của họ.

Hậu quả của H&M

Tiêu dùng & Dư luận - '1 chọi 1 tỷ': Cuộc chiến không cân sức giữa H&M và Trung Quốc (Hình 3).

Trung Quốc hiện là thị trường lớn thứ 4 của H&M.

Ban lãnh đạo H&M không bình luận về tác động của cuộc kêu gọi tẩy chay vừa qua đối với doanh số bán hàng, ngoại trừ tuyên bố rằng khoảng 20 cửa hàng ở Trung Quốc hiện đã đóng cửa.

Báo cáo thu nhập của H&M, bao gồm khoảng thời gian trước khi bị tẩy chay ở Trung Quốc, phản ánh lợi nhuận của hãng giảm sút do đang đối phó với tình trạng đóng cửa vì đại dịch.

Tình hình tổng doanh thu của công ty Thụy Điển năm vừa qua không khả quan. Doanh thu thuần của hãng trong năm 2020 đã giảm 18% từ mức 27,7 tỷ USD năm 2019 xuống còn 22,3 tỷ USD.

Trong khoảng thời gian 3 tháng từ ngày 1/12 đến ngày 28/2, công ty đã lỗ sau thuế 126 triệu USD, giảm so với lợi nhuận sau thuế 217 triệu USD của một năm trước. Doanh thu thuần của tập đoàn đã giảm xuống còn 4,5 tỷ USD từ mức 6,3 tỷ USD trong quý đầu tiên của năm tài chính trước đó.

H&M hiện có 502 cửa hàng ở Trung Quốc, đứng thứ ba về tổng số cửa hàng, sau Mỹ và Đức. Trung Quốc cũng chiếm 5,2% tổng doanh thu của H&M vào năm 2020, ở mức 339 triệu USD và là thị trường lớn thứ tư sau Đức, Mỹ, Anh.

Có thể thấy, Trung Quốc đang là thị trường màu mỡ hàng đầu của H&M ở châu Á và tiềm năng còn đang rất lớn.

Kết cục, người Trung Quốc đã cho H&M và những thương hiệu lớn khác biết rằng ai mới là chủ cuộc chơi. Và trước những vụ tẩy chay lớn, người chiến thắng ở đây không ai khác chính là ngành công nghiệp thời trang của nước này vốn từ lâu đã luôn lép vế trước các thương hiệu phương Tây.

Với sự thất vọng của công chúng đối với H&M, cổ phiếu của các tập đoàn may mặc Trung Quốc và các công ty dệt may có quan hệ với Tân Cương đã tăng mạnh trong tuần này. Với tình hình kinh doanh khó khăn, H&M dường như sẽ không muốn chọc giận Trung Quốc thêm một lần nào.

 

Zara, H&M "đổ bộ" thị trường Việt: “Cơn sốt” thương hiệu nước ngoài

Thứ 5, 09/11/2017 | 21:35
Sáng 9/11, Store Zara Hà Nội tại Vincom Bà Triệu chính thức khai trương. Tiết trời mưa lạnh vẫn không cản được bước chân của những tín đồ yêu thời trang đến xếp hàng từ sớm để được mua sắm những món đồ đẹp.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Kiên Giang: Xử phạt 3 cơ sở kinh doanh điện thoại nhập lậu ở Phú Quốc

Thứ 4, 08/05/2024 | 20:59
Ngày 8/5, tin từ Cục QLTT Kiên Giang, Đội QLTT số 4 trình cấp có thẩm quyền xử phạt 3 cơ sở kinh doanh điện thoại di động nhập lậu với số tiền là 110 triệu đồng.

Tiếp tục Lễ hội Sông nước Tp.HCM, định vị thương hiệu du lịch

Thứ 4, 08/05/2024 | 20:24
Lễ hội Sông nước Tp.HCM lần 2 sắp được tổ chức sẽ tiếp tục khai thác du lịch đường thủy, tạo sức bật kinh tế dịch vụ cho địa phương.

Kiên Giang: Chuyển cơ quan điều tra vụ bán 25 máy nổ nhập lậu

Thứ 4, 08/05/2024 | 17:57
Ngày 8/5, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự.

Giá nông sản hôm nay 8/5: Chanh tại vườn giá cao, hồ tiêu biến động

Thứ 4, 08/05/2024 | 14:00
Sầu riêng chính vụ giá ổn định, sản lượng dồi dào; Giá tiêu nội địa biến động đảo chiều; Cà phê tiếp tục giảm giá; Măng cụt đầu mùa chậm trái, giá thu mua không cao.

Bình Thuận tổ chức hội nghị xúc tiến du lịch tại Hàn Quốc

Thứ 4, 08/05/2024 | 12:45
Tỉnh Bình Thuận sẽ tập trung xây dựng các chương trình, sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu của người Hàn Quốc.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 8/5: Vàng SJC bất ngờ đi xuống

Thứ 4, 08/05/2024 | 09:44
Giá vàng trong nước đồng loạt đi xuống phiên mở cửa sáng 8/5, trong đó thương hiệu SJC giảm về gần mốc 87 triệu đồng/lượng.

Giá hàng hóa nguyên liệu vững đà hồi phục

Thứ 4, 08/05/2024 | 11:48
Chỉ số MXV-Index chốt ngày 7/5 tăng 0,55% lên 2.300 điểm, nối dài đà hồi phục sang ngày thứ 3 liên tiếp; đồng thời đạt mức cao nhất trong hơn 1 tuần trở lại đây.

Bình Thuận tổ chức hội nghị xúc tiến du lịch tại Hàn Quốc

Thứ 4, 08/05/2024 | 12:45
Tỉnh Bình Thuận sẽ tập trung xây dựng các chương trình, sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu của người Hàn Quốc.

Hà Nội dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP

Thứ 4, 08/05/2024 | 05:45
Tính đến hết tháng 4/2024, Hà Nội tiếp tục duy trì vị thế lá cờ đầu với số lượng sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên lớn nhất.

Vàng SJC lại lên đỉnh sau phiên đấu thầu thứ 5, giá trúng 86,05 triệu/lượng

Thứ 4, 08/05/2024 | 16:39
Kết quả đấu thầu vàng miếng SJC sáng 8/5, có 3 đơn vị trúng thầu 3.400 lượng vàng với giá 86,05 triệu đồng/lượng, cao hơn 750.000 đồng/lượng so với giá tham chiếu.