60% nước thải công nghiệp xả thẳng ra sông

60% nước thải công nghiệp xả thẳng ra sông

Thứ 5, 08/08/2013 | 15:20
0
Đây là đánh giá khái quát phó cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Bộ Công an đưa ra tại Hội thảo khoa học về chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường do UB Khoa học, Công nghệ & Môi trường của Quốc hội tổ chức ngày 7/8.

Báo cáo của phó cục trưởng - đại tá Nguyễn Sỹ cho biết, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường trong lĩnh vực an toàn thực phẩm có chiều hướng gia tăng về số vụ và nghiêm trọng về mức độ, hậu quả, tác hại đối với đời sống xã hội.

Trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và môi trường đô thị, từ năm 2010 đến nay, lực lượng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường phát hiện hơn 6.000 vụ vi phạm, trong đó khởi tố gần 40 vụ với hơn 60 đối tượng, xử lý hành chính hơn 5.000 vụ việc với tổng số tiền hơn 90 tỷ đồng.

Theo ông Sỹ, ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất công nghiệp đang diễn ra nghiêm trọng, trên diện rộng, trong hầu hết các loại hình sản xuất. Khoảng 60% lượng nước thải hằng ngày từ các khu, cụm công nghiệp được xả thẳng ra nguồn tiếp nhận không qua xử lý đã gây ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt tại các lưu vực sông Đồng Nai, sông Cầu và sông Nhuệ - Đáy…

Việt Nam Xanh - 60% nước thải công nghiệp xả thẳng ra sông

Chủ nhiệm UB Khoa học, Công nghệ & Môi trường Phan Xuân Dũng (đứng) chủ trì hội thảo.

Mặt khác, số liệu thống kê cho thấy, khoảng 70% các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp không có hệ thống bảo vệ môi trường, xử lý nước thải hoàn hảo. 30% có hệ thống hoàn hảo nhưng có thực hiện hay không thì cũng... chưa biết thế nào. 100% làng nghề vi phạm quy định về bảo vệ môi trường.

Đại tá Nguyễn Sỹ cũng cho biết, trong 5 năm qua, có khoảng 100 dự án không được Hội đồng Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua trong lần đầu thẩm định, do địa điểm thực hiện không phù hợp về phương diện môi trường hoặc không có biện pháp thích đáng để phòng ngừa, giảm thiểu các tác động xấu của dự án đối với môi trường, như dự án mở rộng mỏ than Na Dương (Lạng Sơn); dự án lấn biển (Hải Phòng)…

Ô nhiễm không khí ở các thành phố ngày càng gia tăng, chủ yếu do các phương tiện giao thông, hoạt động xây dựng và chất thải sinh hoạt. Rác thải không được xử lý triệt để, thậm chí lén lút đổ xả ra môi trường. Hầu hết các bãi xử lý rác thải đều không đạt yêu cầu, đặc biệt trong việc xử lý nước rỉ rác.

Đối với lĩnh vực an toàn thực phẩm, cũng từ năm 2010, lực lượng chức năng phát hiện hơn 3.000 vụ vi phạm, xử lý hành chính gần 1.000 vụ, hơn 1.000 tổ chức cá nhân, với tổng số tiền gần 5 tỷ đồng. Tội phạm phá kẹp chì container hàng thực phẩm tạm nhập tái xuất đem tiêu thụ trong nội địa, sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi lợn, sử dụng hóa chất cấm trong sản xuất thực phẩm…

Ngoài ra, cảnh sát môi trường cũng phát hiện hơn 1.300 vụ vi phạm, khởi tố 2 vụ và 2 đối tượng, xử lý hành chính 800 vụ vi phạm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và quản lý chất thải nguy hại như máy móc, thiết bị cũ, lạc hậu; rác thải chứa chất thải nguy hại...

Về thực trạng công tác xây dựng chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường, thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Bùi Cách Tuyến khẳng định, về cơ bản đến nay, hệ thống chính sách tương đối đầy đủ và đồng bộ, có những quy định cụ thể và chi tiết đối với từng ngành, từng lĩnh vực; tạo hành lang pháp lý cần thiết cho công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và thúc đẩy hội nhập kinh tế và quốc tế.

Tuy nhiên, qua 8 năm triển khai trong thực tế, một số văn bản hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường năm 2005 đã bộc lộ một số bất cập, chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đòi hỏi phải sớm có những điều chỉnh, bổ sung kịp thời.

Ông Tuyến cho biết, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất 9 giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện chính sách như cần thiết phải lập quy hoạch môi trường làm căn cứ để lồng ghép các nội dung bảo vệ môi trường trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường quản lý chất thải; tăng cường bảo vệ môi trường làng nghề; xác định quyền hạn và nghĩa vụ của các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp…

Riêng vấn đề đánh giá tác động môi trường, dự án Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi vẫn giữ quy định 2 bước lập đối với các dự án phức tạp, cần lập báo cáo đầu tư và xin chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đề nghị bỏ quy định hậu thẩm định đánh giá tác động môi trường vì trong thời gian qua, chỉ có chưa đến 10% dự án có đánh giá tác động môi trường được hậu thẩm định, và dù không có công tác này các dự án vẫn hoạt động.

Theo Dân trí

Kinh ngạc tác phẩm điêu khắc 'bảo vệ môi trường'

Thứ 4, 07/08/2013 | 16:49
Nhà điêu khắc Paul Baliker, 59 tuổi, đã dốc sức suốt 6 tháng và tạo ra một tác phẩm điêu khắc đáng kinh ngạc mô tả đầy đủ vẽ đẹp của thế giới tự nhiên. Paul cho biết tác phẩm có thông điệp kêu gọi hành động để bảo vệ môi trường.

Thay đổi tư duy về chất thải để bảo vệ môi trường

Thứ 6, 02/08/2013 | 10:00
Sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ở nước ta vẫn còn theo mô hình chiều rộng, dựa nhiều vào khai thác tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực chất lượng thấp… dẫn đến hệ quả tài nguyên bị khai thác quá mức, nhiều nơi đang cạn kiệt và môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.

'Khu vực nhà Mỹ Linh thuộc đất rừng phòng hộ bảo vệ môi trường'

Thứ 4, 24/07/2013 | 10:05
Tại cuộc họp giao ban báo chí do Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều 23/7, Ông Đặng Đình Phúc – chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hà Nội cho biết: “Theo quy hoạch của thành phố Hà Nội năm 2008, khu vực nhà của ca sĩ Mỹ Linh tại địa phận xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn thuộc đất rừng phòng hộ bảo vệ môi trường”.

Công ty môi trường phá sản, người dân sống chung với rác

Thứ 2, 22/07/2013 | 13:51
Dọc bờ đê Trung Hải xã Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa có hơn 1km “tràn ngập” các loại rác thải: y tế, sinh hoạt, xác động vật chết…

Ý thức môi trường và vấn đề giáo dục ở Việt Nam

Thứ 3, 02/07/2013 | 11:36
Trồng một cây thì dù ở đâu, khó khăn mấy cũng có thể làm cho cây sống được. Nhưng trồng cả hàng ngàn hécta rừng thì không dễ chút nào. Càng không có nghĩa là đã trồng được một cái cây thì có thể trồng được cả cánh rừng.

Ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế nhựa Minh Khai

Thứ 5, 27/06/2013 | 14:00
Trong những năm qua, với chủ trương khôi phục và phát triển nghề, làng nghề, nhiều ngành nghề truyền thống ở Hưng Yên có cơ hội được khôi phục và phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó cũng xuất hiện một số ngành nghề mới đáp ứng nhu cầu của thị trường, đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho các hộ gia đình, điển hình như: nghề tận thu và tái chế nhựa thôn Minh Khai (thị trấn Như Quỳnh), nghề tái chế chì ở xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm. Tuy nhiên, việc phát triển làng nghề tại các địa phương này đã kéo theo vấn đề ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người dân trong vùng cũng như các khu vực xung quanh.

Bắc Ninh: Làng nghề 'hạ độc' môi trường sẽ xử lý được?

Thứ 6, 28/06/2013 | 09:13
Ô nhiễm môi trường làng nghề ở Bắc Ninh là vấn đề được đặt ra đã lâu, tác động tiêu cực tới đời sống của người dân nơi đây. Tỉnh Bắc Ninh cũng đã có những biện pháp giải quyết nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường này, nhất là ở 4 làng nghề trọng điểm là giấy Phong Khê, sắt thép Đa Hội, nhôm Văn Môn, đồng Đại Bái vẫn chưa được giải quyết triệt để. Hiện Bắc Ninh đã và đang triển khai dự án, kế hoạch để xử lý môi trường ở 4 làng nghề trọng điểm. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Hà Minh Họa – chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Bắc Ninh về vấn đề này.