Ăn nhiều thì khỏe, học lắm thì khôn?

Ăn nhiều thì khỏe, học lắm thì khôn?

Thứ 4, 30/11/2016 | 21:34
0
Có nhiều quan niệm nghe qua tưởng như rất ngô nghê, nhưng chẳng ngờ nhiều người vẫn bước chân vào những “vết xe đổ” ấy. Chuyện nhồi học, theo kiểu nhồi ăn là một điển hình!

Sau rất nhiều lần dư luận phải bất bình trước cảnh phụ huynh bắt ép con em mình đi học thêm kín ngày kín tuần rồi mọi thứ trôi vào quên lãng vì những câu chuyện thời sự khác. Thì đến giờ, câu chuyện học thêm quá tải lại rộ lên.

Bởi trên internet vừa xuất hiện một đoạn video ghi lại hình ảnh 2 em học sinh ngồi sau xe máy ăn vội hộp cơm để kịp “chạy sô” đi học. Những người cảm thấy bức xúc trước cảnh tượng đó phần lớn vừa trải qua quãng thời gian học hành “đày ải” và rất thấu hiểu nỗi vất vả của các cô cậu học trò.

Xi nhan Trái Phải - Ăn nhiều thì khỏe, học lắm thì khôn?

Chen chân vào những lò luyện thế này sẽ chẳng mang lại hiệu quả gì, nếu người học không dành thời gian đọc lại những gì được dạy. Ảnh: GDVN

Không “từng trải” như họ, nhưng thật tình cờ, đoạn video đó đã nhắc tôi nhớ lại hai câu chuyện thời còn học sinh.

Câu chuyện đầu tiên về một cô bạn từng học chung “lò” luyện thi đại học với tôi.

Khi đó, tôi nhớ lịch học thêm khối A trong tuần gồm 2 buổi Toán 2 buổi Lý và 1 - 2 buổi Hóa. Với tôi, thế là quá nhiều, nhưng sắp thi Đại học nên tôi buộc phải theo lịch của “lò” luyện.

Tôi thấy việc ngồi lại đọc để hiểu và vận dụng thành thục các kiến thức sau mỗi buổi học là rất cần thiết (nhưng khá tốn thời gian). Nên với tôi, lịch học như trên là rất… khó thở.

Vậy mà một lần tình cờ ngồi cạnh cô bạn ở lớp học thêm, tôi đã “choáng váng” khi nghe cô ấy than thở việc thường xuyên phải ăn cơm bụi, bánh mì trên đường, vì… “chạy sô” học thêm ở hai “lò” khác nhau. Tức là, số buổi học thêm gấp đôi của tôi!

Tôi cảm thấy sởn gai ốc khi nghĩ tới thời gian “mài đũng quần” của cô ấy. Từ lớp chính khóa tới hai lò học thêm. Bảo sao lần nào gặp, tôi cũng thấy cô lúc nào cũng uể oải như người mới ốm dậy, tay chép lời thầy giảng một cách miễn cưỡng. Có lẽ vì sự quá tải…

Thế đã là gì, bạn tớ có người còn học tới ba lò liền cơ! Cả ngày cứ đi và chui vào lớp thôi!” – cô ấy giãi bày như thế.

Nhưng cố gắng là vậy, cô ấy vẫn luôn nằm ở “top… đáy” của lớp học. Vì trong các buổi kiểm tra kiến thức, cô chỉ làm được những bài đơn giản nhất còn các bài quá tầm một chút thì hoàn toàn bó tay.

Đó là câu chuyện đã diễn ra cách đây hơn 13 năm!        

Xi nhan Trái Phải - Ăn nhiều thì khỏe, học lắm thì khôn? (Hình 2).

 Học nhiều - nhưng không phải "nạp" nhiều kiến thức - mà là mất quá nhiều thời gian để ngồi và chép ở các lớp học thêm, sẽ chỉ mang lại sự mệt mỏi mà thôi! Ảnh: Đẹp Online

Câu chuyện thứ hai mới xảy ra cách đây khoảng ba năm. Đó là khi một cô hàng xóm nài nỉ tôi trò chuyện để “khơi dậy tinh thần học tập” cho cậu con trai của cô ấy, vì “nó học kém quá, tốn bao nhiêu tiền cho đi học thêm mà vẫn học sinh trung bình”.

Tôi đã ngồi nói chuyện với anh chàng một cách thẳng thắn “như hai người bạn”, và được nghe em giãi bày sự chán nản, bất lực khi bị mẹ ép học ở những lớp trình độ cao, em không hiểu gì mà vẫn cứ phải ngồi nghe - chép, vừa tốn thời gian, vừa mệt mỏi, xấu hổ mà lại chẳng có tiến bộ gì.

-         Tại sao em không nói với mẹ rằng con thấy nó không hiệu quả, và từ bỏ để tập trung vào lịch học tối thiểu mà hiệu quả hơn?

-         Vì… em không biết nói thế nào cho mẹ hiểu! Mà càng học, càng tốn tiền, càng không hiểu, em càng… sợ!

Sau khi được tôi động viên, anh chàng đã tự tin hơn để kiên quyết nói “Không” với những lớp học vô ích, và sau đó, kết quả học tập được cải thiện rõ…

Vậy đó, có những điều tưởng như vô cùng đơn giản, ai cũng hiểu, nhưng hóa ra rất nhiều người lại không chịu hiểu, hoặc hiểu sai hoàn toàn. “Ăn nhiều thì khỏe, học lắm thì khôn” chỉ đúng khi ăn những thứ phù hợp với cơ thể, ăn một cách khoa học, học những thứ đúng sở trường, sở thích, học một cách hiệu quả để thu nạp kiến thức.

Còn nếu hiểu hai khái niệm “nhiều” với “lắm” đó chỉ đơn thuần là… số lượng thì sai hoàn toàn!

Nhiều phụ huynh đã và đang dùng lối giải thích vô trách nhiệm hoặc dễ thỏa hiệp cho trường hợp này, như “ngày nay học khó hơn… ngày xưa”, “ngày nay áp lực học hành cao hơn ngày xưa”, “con tôi lười/dốt nên phải ép học”, “tôi bận và ngày xưa học kém nên con tôi phải khác”…

Thực ra, cuộc sống vốn vẫn phức tạp như thế thôi, nên có lẽ bước để đánh giá cuối cùng là “hiệu quả” chứ không phải thời gian “ngồi đồng” trong những lò luyện. Tôi tin rằng ai hiểu được điều này thì họ sẽ dễ dàng chạm được một tay vào thành công trong sự nghiệp học hành.

Chứ đua nhau học mà sai cách, thì thôi đành…

Trung Hiếu

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Không cho con đi học thêm hè, có sợ quên kiến thức và cô không vui?

Chủ nhật, 12/06/2016 | 17:49
Nhưng nếu con không đi học thêm hè thì có thể thái độ của cô đối với con sẽ khác. Rồi sẽ lại ảnh hưởng đến kết quả học của con ở trường khi vào năm học.

Cải cách giáo dục nhìn từ góc độ 'dạy thêm, học thêm'

Thứ 5, 14/03/2013 | 07:55
Nhiều năm qua, tình trạng học thêm, dạy thêm tràn lan ở các cấp học ngày càng phổ biến và khó kiểm soát.

Giáo viên dạy thêm, phụ huynh và học sinh 'nếm' đủ!

Thứ 4, 31/08/2016 | 05:30
Câu chuyện học thêm, dạy thêm đã từng “nóng” từ hơn 20 năm trước. Cho tới giờ, dư luận vẫn còn tranh luận: Có nên cho phép giáo viên dạy thêm? Thật kỳ lạ! Chúng ta đều đã từng là học sinh kia mà!

Không cho con đi học thêm hè, có sợ quên kiến thức và cô không vui?

Chủ nhật, 12/06/2016 | 17:49
Nhưng nếu con không đi học thêm hè thì có thể thái độ của cô đối với con sẽ khác. Rồi sẽ lại ảnh hưởng đến kết quả học của con ở trường khi vào năm học.

Cải cách giáo dục nhìn từ góc độ 'dạy thêm, học thêm'

Thứ 5, 14/03/2013 | 07:55
Nhiều năm qua, tình trạng học thêm, dạy thêm tràn lan ở các cấp học ngày càng phổ biến và khó kiểm soát.

Giáo viên dạy thêm, phụ huynh và học sinh 'nếm' đủ!

Thứ 4, 31/08/2016 | 05:30
Câu chuyện học thêm, dạy thêm đã từng “nóng” từ hơn 20 năm trước. Cho tới giờ, dư luận vẫn còn tranh luận: Có nên cho phép giáo viên dạy thêm? Thật kỳ lạ! Chúng ta đều đã từng là học sinh kia mà!
Cùng chuyên mục

Vinh của Vinh

Thứ 4, 31/01/2024 | 07:00
Có thể hơi chơi chữ chút, nhưng nó là như thế này, tôi muốn nói về cuốn “Vinh phố của tôi” của Phạm Thùy Vinh.

Trước tiền…

Thứ 2, 09/10/2023 | 07:00
Từ năm 1998, pháp lệnh chống tham nhũng đã được ban hành, và về danh nghĩa nó phải được thực hiện nghiêm túc từ hồi ấy.

Chơi mạng xã hội

Thứ 2, 25/09/2023 | 07:00
Vụ án bà Phương Hằng vừa chấm dứt với bà, còn một số người liên quan vẫn đang... chờ.

Quân hồi vô phèng

Thứ 4, 20/09/2023 | 07:37
Thú thực, cho đến bây giờ tôi vẫn không rõ lắm cái câu mà ngày xưa tôi thấy mẹ tôi hay dùng để mắng chúng tôi khi chúng tôi làm gì đấy mà cụ cho rằng vô tổ chức, vô kỷ luật, trên dưới lộn tùng phèo...

Lại nói về văn học trong nhà trường phổ thông

Thứ 7, 09/09/2023 | 07:07
Văn chương khi được đưa vào nhà trường phổ thông, buộc phải qua một quá trình lựa chọn vô cùng khắt khe...
     
Nổi bật trong ngày

Chuyện bảo tồn văn hóa và du lịch

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:00
Thay vì nhà nước bỏ tiền ra để “giữ gìn, phát huy bản sắc” thì doanh nghiệp làm và người dân được thể hiện chính mình.

Có về đây sống được không?...

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Trong kỳ nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vừa rồi, tôi có cùng vợ về quê. Vợ tôi là người Nùng, quê Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Một huyện giáp biên giới Trung Quốc, nơi có Thác Bản Giốc nổi tiếng.