Ẩn số “thỏa thuận ngầm” khi Trung Quốc-Ấn Độ đồng ý rút quân khỏi biên giới

Ẩn số “thỏa thuận ngầm” khi Trung Quốc-Ấn Độ đồng ý rút quân khỏi biên giới

Trương Mạnh Kiên
Thứ 4, 30/08/2017 | 06:10
0
Ấn Độ và Trung Quốc đã cùng nhau chấm dứt bế tắc quân sự kéo dài 70 ngày ở biên giới khi cả hai bên đồng thuận rút lui. Động thái bất ngờ sau những căng thẳng tưởng như có thể bùng phát một cuộc chiến, khiến cả thế giới phải quan tâm, suy đoán…

Trong hai tháng qua, quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đã đối mặt nhau ở vùng biên giới, sau khi quân đội New Delhi tới đây ngăn chặn lực lượng của Bắc Kinh xây dựng một con đường ở phần lãnh thổ được tuyên bố chủ quyền bởi cả Bhutan và Trung Quốc.

Binh sĩ hai bên đã có những xô xát nhỏ trong vài tuần trở lại đây, khiến giới quan sát lo ngại cuộc xung đột có thể nổ ra bất cứ lúc nào.

Tiêu điểm - Ẩn số “thỏa thuận ngầm” khi Trung Quốc-Ấn Độ đồng ý rút quân khỏi biên giới

Sóng gió vùng biên giới Trung Quốc-Ấn Độ được cho là sẽ chỉ lắng xuống tạm thời.

Tuy nhiên, trong một tuyên bố được đưa ra hồi đầu tuần này, Ấn Độ cho biết, hai bên đã đồng ý “rút nhanh chóng" lực lượng của mình tại Doklam thông qua các kênh liên lạc được duy trì nhiều tuần nay.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc trong tuyên bố hôm 28/8 nói rằng, New Delhi đã rút nhân sự và thiết bị ra khỏi khu vực. Tuy nhiên, phía Bắc Kinh khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện "quyền chủ quyền" của mình tại đây với việc các lực lượng bảo vệ biên giới vẫn thực hiện nhiệm vụ một cách bình thường.

Đồng thời Trung Quốc không cho biết nước này có nhượng bộ gì để phía Ấn Độ rút lui hay không.

Một quan chức bộ Ngoại giao Ấn Độ cũng nói với hãng tin AP, hai bên đã đồng ý quay trở lại “hiện trạng ban đầu”. Trong khi kênh tin tức NDTV cho hay, các máy ủi Trung Quốc đã được chuyển đi và hoạt động xây dựng đã dừng lại, ngụ ý rằng yêu cầu từ phía Ấn Độ đã được đáp ứng.

Tuy nhiên, phía Trung Quốc miêu tả diễn biến mới là một chiến thắng của mình, với tuyên bố của bộ Ngoại giao khẳng định quân đội "đã đưa ra các biện pháp mạnh mẽ để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi chính đáng". Bắc Kinh cho biết, Chính phủ muốn quan hệ hữu nghị với Ấn Độ và kêu gọi New Delhi tuân theo "nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế".

Động thái trên của Ấn Độ và Trung Quốc đã xoa dịu cuộc khủng hoảng được cho là nghiêm trọng nhất giữa hai cường quốc hạt nhân ở châu Á, kể từ sau lần đụng độ biên giới vào năm 1962.

Quyết định này cũng đến trước khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chuẩn bị tham dự một Hội nghị Thượng đỉnh khối các nền kinh tế mới nổi BRICS ở Hạ Môn, một thành phố ven biển ở Trung Quốc.

“Đó là một tin cực kỳ tốt”, Wang Dehua, một chuyên gia nghiên cứu Ấn Độ tại viện Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải bày tỏ. “Chúng tôi đã tránh rơi vào tình huống mà hai cường quốc trở thành kẻ thù địch”.

Dehua nêu quan điểm, Trung Quốc sẽ cố gắng giải quyết vấn đề an ninh với Ấn Độ trước khi Thủ tướng Narendra Modi tới BRICS, nhưng sẽ không dừng lại kế hoạch xây dựng của mình.

Tiêu điểm - Ẩn số “thỏa thuận ngầm” khi Trung Quốc-Ấn Độ đồng ý rút quân khỏi biên giới (Hình 2).

Trung Quốc và Ấn Độ không muốn căng thẳng trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm nay.

 

Mao Siwei, cựu quan chức ngoại giao Trung Quốc từng làm việc tại Ấn Độ cho biết, hai bên đã cố tình “mập mờ” vì tính nhạy cảm của vấn đề và không muốn đối phương hay bản thân bị mất mặt.

“Có thể hai bên đã thống nhất Trung Quốc sẽ ngừng xây dựng tuyến đường và Ấn Độ sẽ rút quân, trong đó Ấn Độ sẽ rút đầu tiên và Trung Quốc sẽ rút sau”, Mao Siwei nói.

Một số chuyên gia cũng đồng tình cho rằng, Trung Quốc đã âm thầm đồng ý với Ấn Độ về việc ngừng hoạt động xây dựng của mình, nhưng sẽ không tuyên bố một cách công khai trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

“Rất ít khả năng New Delhi đồng ý rút quân, nếu không nhận được cam kết từ Bắc Kinh rằng họ sẽ ngừng xây dựng tại vùng tranh chấp”, Shashank Joshi, nhà phân tích thuộc từ London nhận xét.

Trong trường hợp này Ấn Độ đã chấp nhận lời hứa hẹn từ phía Trung Quốc vì yêu cầu mà quốc gia Nam Á đề ra chỉ là đưa tình hình trờ về nguyên trạng. Tuy nhiên, Ấn Độ sẽ vẫn thận trọng vì Trung Quốc có khả năng sẽ tiến hành tuần tra tích cực hơn ở  Doklam trong tương lai, học giả Joshi bình luận.

Đánh giá về tình trạng hai nước trong thời gian tới, một số nhà phân tích khác cho hay, mối quan hệ song phương đầy căng thẳng giữa hai cường quốc sẽ không chỉ kết thúc tại đó.

"Mọi thứ sẽ còn rất gập ghềnh”, Harsh Pant - chuyên gia về quan hệ quốc tế từ đại học King ở London nhận định.

Trong khi đó, nhà nghiên cứu Jiang Jingkui, Giám đốc trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ tại đại học Bắc Kinh đánh giá Hội nghị Thượng đỉnh BRIC – với sự góp mặt của các nhà lãnh đạo từ Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi - dự kiến sẽ được tổ chức từ ngày 3-5/9 sẽ "chỉ là một giải pháp tạm thời".

"Modi sẽ đến Trung Quốc để tham gia vào cuộc họp BRIC. Nhưng mối quan hệ giữa hai bên không thể hàn gắn chỉ trong một ngày", bà Jingkui nêu quan điểm.

 

Toan tính của Triều Tiên khi táo bạo phóng tên lửa bay qua Nhật Bản

Thứ 3, 29/08/2017 | 16:00
Vụ phóng tên lửa mới nhất là lời chứng minh cho tuyên bố Triều Tiên đủ khả năng tấn công đảo Guam không phải lời nói suông.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.