Bị giám sát tài chính đặc biệt, lo ngại DN dùng 'thủ thuật'

Bị giám sát tài chính đặc biệt, lo ngại DN dùng 'thủ thuật'

Thứ 6, 19/07/2013 | 21:13
0
Mới đây, Chính phủ vừa ban hành Quy chế giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp Nhà nước làm chủ sở hữu hoặc có vốn Nhà nước. Theo các chuyên gia, đây là một quy định mang tính chất thúc đẩy các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động hiệu quả, tích cực hơn. Tuy nhiên, việc đánh giá một doanh nghiệp sau hai năm làm ăn là thời gian quá ngắn. Chắc chắn, để tiếp tục "tồn tại", nhiều doanh nghiệp sẵn sàng dùng "thủ thuật" để lách luật.

TS. Nguyễn Minh Phong, chuyên gia nghiên cứu viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế Hà Nội: Nên thay giám đốc hơn là buộc phá sản

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, chế tài giám sát tài chính mới là một liều thuốc mạnh, thúc đẩy các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trong thời buổi kinh tế còn muôn vàn khó khăn như hiện nay, chế tài này cũng là một "quả tạ" ngàn cân đè nặng lên tâm lý của các doanh nghiệp Nhà nước.

Tiêu dùng & Dư luận - Bị giám sát tài chính đặc biệt, lo ngại DN dùng 'thủ thuật'
Ông Cao Sỹ Kiêm.

Lỗ, lãi liên tiếp 3 năm mới là một chuỗi

Thưa TS. nhiều người cho rằng, cách đây chín năm, Chính phủ cũng đã ra một nghị định có nội dung tương tự với quy chế này. Tuy nhiên, sau khi đi vào thực hiện, nghị định trên đã không phát huy được hiệu quả cao. Phải chăng, quy chế giám sát tài chính mới này được đưa ra dựa trên nền tảng của Nghị định 180/2004/NĐ-CP?

Thời gian gần đây tôi cũng nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề này từ báo chí và các Giám đốc doanh nghiệp Nhà nước. Theo tôi, việc đưa ra quy chế trên là một quyết định mang tính chất cách mạng. Bởi, đây sẽ là một liều thuốc thúc đẩy các doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh  hiệu quả hơn nữa. Trước đây, tôi được biết, Nghị định số 180/2004/NĐ-CP về việc thành lập mới, tổ chức lại và giải thể công ty Nhà nước do Chính phủ ban hành ngày 28/10/2004 cũng có quy định một điều khoản gần giống với quy chế lần này.

Theo đó, những công ty Nhà nước còn bị giải thể khi đã hết thời hạn hoạt động, mà không xin gia hạn; Kinh doanh thua lỗ trong 3 năm liền và có số lỗ luỹ kế bằng 3/4 vốn Nhà nước tại công ty trở lên, nhưng chưa lâm vào tình trạng phá sản và thấy không cần thiết phải tiếp tục duy trì thêm nữa. Bên cạnh đó, sẽ tổ chức lại những công ty Nhà nước khi thấy đáp ứng các điều kiện, phù hợp với Đề án tổng thể sắp xếp và phát triển công ty Nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Không thuộc diện cổ phần hoá, giao, bán, khoán, cho thuê.

Tiêu dùng & Dư luận - Bị giám sát tài chính đặc biệt, lo ngại DN dùng 'thủ thuật' (Hình 2).

TS. Nguyễn Minh Phong.

TS. có thể phân tích rõ hơn về quy chế này?

Theo quan điểm cá nhân của tôi, quy chế giám sát tài chính mới của Chính phủ có một số điểm cần xem xét lại. Thứ nhất, doanh nghiệp Nhà nước không thuần túy là một doanh nghiệp kinh doanh. Có nhiều doanh nghiệp lỗ không phải tự thân nó gây ra mà có thể do chỉ đạo từ trên làm ảnh hưởng đến khả năng kinh doanh, phát triển. Khi đó, một công ty lỗ hai năm liên tiếp do cơ chế bị bắt giải thể, phá sản thì quả thật là "oan" cho họ. Thứ hai, nếu bắt các doanh nghiệp đó phá sản thì ai sẽ là người đảm nhiệm công việc của họ. Lúc đó, Nhà nước sẽ thành lập ra một doanh nghiệp tương ứng để trám vào thực hiện nhiệm vụ của doanh nghiệp vừa phá sản.

Ai chắc được doanh nghiệp mới này liệu có làm ăn hiệu quả hơn? Thứ ba, theo nguyên tắc kinh tế, lỗ, lãi ba năm trở lên mới được coi là một chuỗi. Trong khi đó, trong quy chế giám sát tài chính đưa ra con số hai năm theo nhận định của tôi là chưa hợp lý. Có thể do kinh tế khó khăn hai năm liên tiếp, doanh nghiệp đó lỗ nhưng sang năm thứ ba, kinh tế ổn định, họ có lãi và trả được số thua lỗ trước đó thì sao.

Tiêu dùng & Dư luận - Bị giám sát tài chính đặc biệt, lo ngại DN dùng 'thủ thuật' (Hình 3).

Nên thay giám đốc hơn là buộc phá sản TS có kiến nghị gì để quy chế này phát huy hiệu quả hơn nữa?

Theo tôi, để quy chế giám sát tài chính này hiệu quả hơn cần điều chỉnh lại một số điểm như sau: Thứ nhất, vẫn trên tinh thần gây áp lực đối với các doanh nghiệp Nhà nước nằm trong diện giám sát đặc biệt sẽ phải chuyển đổi, thay thế người đứng đầu doanh nghiệp khi làm ăn thua lỗ trong một khoảng thời gian nhất định. Nhưng theo quan điểm của tôi, nên nặng về thay thế giám đốc hơn là chuyển đổi, buộc phá sản. Khi giám đốc làm không tốt sẽ có quy chế đấu thầu, kỷ luật, chịu trách nhiệm.

Cơ quan Nhà nước cần nêu rõ loại doanh nghiệp nào không thể phá sản thì có thêm chế tài thay giám đốc khi làm ăn thua lỗ. Doanh nghiệp nào có thể phá sản thì sẽ có hai biện pháp là thay Giám đốc hoặc tuyên bố giải thể. Việc quy định rõ như vậy sẽ khiến các doanh nghiệp, cá nhân hiểu rõ hơn trách nhiệm của mình. Thứ hai, quy chế giám sát tài chính thay vì hai năm sẽ bắt doanh nghiệp chuyển đổi, phá sản nên để thành ba năm, hoặc có những điều kiện kèm theo cho các khoản lỗ. Như vậy, tài chính của các doanh nghiệp mới có thể minh bạch được, tránh tình trạng báo cáo theo kiểu đối phó. Trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện tại, nếu để hai năm liên tiếp thua lỗ mà ép phá sản thì chắc chắn rất nhiều doanh nghiệp sẽ nằm trong diện giải thể. Thứ ba, cần phải quy định rõ trách nhiệm của người gây ra hậu quả thua lỗ ở doanh nghiệp. Xác định rõ lỗ là do nguyên nhân khách quan hay chủ quan. Nếu do Giám đốc gây lỗ thì Giám đốc bị xử lý. Bên cạnh đó, nếu người nào đó chỉ đạo doanh nghiệp phải làm theo mà gây hậu quả thua lỗ thì phải xử lý người đó chứ không phải xử lý Giám đốc doanh nghiệp, làm như thế sẽ khiến mọi chuyện rõ ràng, minh bạch hơn.

Chuyên gia kinh tế cao cấp Bùi Kiến Thành: Cần quy rõ trách nhiệm  từng cá nhân để thua lỗ!

Đó là nhận định của chuyên gia kinh tế cao cấp Bùi Kiến Thành khi trao đổi với PV về quy chế giám sát đối với doanh nghiệp Nhà nước nằm trong diện theo dõi đặc biệt của Chính phủ. Theo ông Thành, nhiều khi một doanh nghiệp làm ăn thua lỗ không phải do năng lực của ban giám đốc yếu kém mà nguyên nhân xuất phát từ định hướng, chỉ đạo của cơ quan chủ quản. Bên cạnh đó, việc để hai năm thua lỗ mới đưa ra hình thức xử lý là chưa hợp lý.

Cùng xuất phát nhưng không cùng về đích

Thưa ông, mới đây, quy chế giám sát tài chính mới của Chính phủ có nêu rõ, doanh nghiệp Nhà nước nằm trong diện giám sát đặc biệt hai năm liên tục thua lỗ thì phải chuyển đổi sở hữu, giải thể, phá sản theo quy định. Quan điểm của ông về quy chế này như thế nào?

Tiêu dùng & Dư luận - Bị giám sát tài chính đặc biệt, lo ngại DN dùng 'thủ thuật' (Hình 4).
Chuyên gia kinh tế cao cấp Bùi Kiến Thành.
Theo kinh nghiệm về quản lý doanh nghiệp nhiều năm, tôi nhận thấy đây là một quy chế mà Chính phủ đưa ra để đưa các doanh nghiệp vào quy củ và hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc đánh giá hoạt động của một doanh nghiệp trong hai năm là thời gian quá lâu. Một khi doanh nghiệp đã nằm trong diện giám sát đặc biệt thì cần sự quan tâm, quản lý sát sao hơn từ phía Nhà nước và cơ quan chủ quản. Các cơ quan này phải thường xuyên theo dõi sự hoạt động của ban giám đốc, ban lãnh đạo công ty và quy rõ từng trách nhiệm, nhiệm vụ của mỗi người trong ban lãnh đạo. Hiệu quả kinh doanh, hoạt động của công ty này phải được đánh giá theo từng tháng, quý. Hơn nữa, đối với doanh nghiệp Nhà nước nằm trong diện giám sát đặc biệt, cơ quan chủ quản cần bầu ra một ban giám sát để kiểm tra đường đi nước bước của họ trong từng giai đoạn và có phương hướng điều chỉnh kịp thời và hợp lý. Nếu trong một vài quý mà ban lãnh đạo vẫn không có chuyển biến tích cực thì cần phải thay đổi ngay nhân sự. Không thể chờ đợi trong hai năm được.

Nhiều chuyên gia cho rằng, một doanh nghiệp làm ăn thua lỗ chưa hẳn là do ban giám đốc năng lực yếu kém. Có thể họ thiếu cơ chế và chịu sức ép từ cơ quan cao hơn. Quan điểm của ông về những ý kiến này như thế nào?

Khi một doanh nghiệp lỗ, chúng ta nên xác định rõ đó là do nguyên nhân chủ quan hay khách quan. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, họ còn có cơ quan chủ quản nên nhiều khi việc kinh doanh còn phụ thuộc rất nhiều vào chỉ thị, cơ chế từ trên áp xuống. Trong quá trình giám sát, nếu phát hiện nguyên nhân thua lỗ là do cơ quan chủ quản thì cơ quan này cần phải chịu trách nhiệm và giải quyết hậu quả. Ngược lại, nếu nguyên nhân xuất phát từ sự yếu kém của ban giám đốc thì việc thay đổi cơ cấu nhân sự cần được thực hiện. Thậm chí, việc buộc doanh nghiệp phá sản là điều phải làm. Thực tế cho thấy, nhiều khi doanh nghiệp lâm vào cảnh thua lỗ ngập đầu không phải do ban giám đốc đó yếu kém mà do hội đồng quản trị thiếu cơ chế hợp lý, cơ quan chủ quản yếu.

Tôi có quen một người bạn làm tổng giám đốc ở một doanh nghiệp Nhà nước cách đây đã 15 năm. Doanh nghiệp này "khai sinh" cùng thời với một công ty dầu khí của nước Malaysia. Đến thời điểm hiện tại, công ty của nước Malaysia đã phát triển trước công ty của bạn tôi hàng chục năm. Sau đó, tôi có hỏi thì anh bạn tôi trả lời rằng: "Mặc dù hai doanh nghiệp ra đời cùng một thời điểm nhưng công ty bên Mã Lai có cơ chế độc lập và là một tập đoàn kinh doanh thật sự. Còn tôi là công ty Nhà nước, có cơ quan chủ quản nên nhiều vấn đề về vốn, kinh phí đầu tư không được tự quyết. Mỗi năm cơ quan chủ quản xuất ra một lượng tiền nhất định để kinh doanh. Chính vì thế, họ không có nhiều vốn và bị ràng buộc bởi các cơ chế. Nhiều khi, chính các cơ chế chưa đủ lại là nguyên nhân dẫn đến sự chậm phát triển của các doanh nghiệp".

Thua lỗ nhiều khi không hẳn do giám đốc?!!Theo ông, doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ là do những nguyên nhân nào?

Việc các doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh thua lỗ có nhiều nguyên nhân trong đó không ít là nguyên nhân khách quan. Nhiều khi cơ quan chủ quản, hội đồng quản trị chỉ biết ra chỉ tiêu phát triển nhưng lại không cung cấp đủ cơ chế, vốn cho doanh  nghiệp. Thậm chí, khi công ty gặp khó khăn, các cơ quan này không có biện pháp chỉ đạo kịp thời. Như vậy, áp theo quy chế giám sát, sau hai năm, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, doanh nghiệp phá sản, giám đốc bị cách chức là oan, không công bằng  cho họ. Bởi Giám đốc doanh nghiệp chỉ làm theo chỉ thị từ cấp trên giao xuống. Theo tôi được biết, việc tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước là một việc đã nói và làm hơn chục năm nay nhưng vẫn chưa có được hiệu quả thực sự. Bởi vì khi thực hiện điều này, chúng ta không có lộ trình cụ thể.

Nhiều người cho rằng, việc để một doanh nghiệp Nhà nước nằm trong diện giám sát đặc biệt sau hai năm thua lỗ mới giải thể là quá muộn. Bởi hiện nay, có một hiện tượng, đó là nhiều doanh nghiệp Nhà nước cho mượn tư cách pháp nhân để lập công ty con. Sau khi thành lập, công ty này tiếp tục vay vốn và làm ăn thua lỗ. Lúc này, nợ chồng nợ, số tiền đó ai sẽ là người phải giải quyết?

Đúng vậy. Đây là một điều rất đáng lo ngại. Theo tôi được biết, có nhiều doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ đã nảy ra "kế sách" cho mượn tư cách pháp nhân để người khác mở công ty con và tiếp tục huy động, vay vốn. Sau này, khi công ty mẹ bị phá sản, người ta cảm thấy ngỡ ngàng vì doanh nghiệp này có cả chục công ty con, cháu. Không những thế, tất cả các công ty "dưới trướng" đều làm ăn thua lỗ và đang "ôm" một khoản nợ khổng lồ. Tôi nhấn mạnh thêm một lần nữa, đợi thời gian hai năm mới ra quyết định phá sản, chuyển đổi, giải thể một doanh nghiệp là quá lâu. Theo tôi, quy chế giám sát tài chính mới cần phải xem xét lại để hoàn thiện hơn nữa.

Văn Chương (thực hiện)

Nghi hoặc về vụ 'siêu rửa tiền' rúng động 'làng' tài chính thế giới

Thứ 2, 01/04/2013 | 16:57
Tổng cộng số tiền bị chuyển đi một cách công khai lên tới 15.000 tỉ USD mà không gặp bất cứ trở ngại gì. Nhưng đến khi vụ chuyển tiền bị bại lộ, cả thế giới còn ngỡ ngàng hơn khi số tiền đó được chuyển qua những ngân hàng có tiếng về bảo mật và chặt chẽ tại nhiều quốc gia mà không hề bị phát hiện.

10 rủi ro của thị trường tài chính năm 2013

Thứ 4, 13/02/2013 | 08:21
Năm 2013, giới kinh doanh đặc biệt lo ngại về những rủi ro chính trị có thể tác động mạnh đến thị trường tài chính toàn cầu.

Việt Nam vay ADB 40 triệu USD để phát triển tài chính vi mô

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:47
Sáng 7/9, Chính phủ Việt Nam đã ký hiệp định vay 40 triệu USD của ADB để sử dụng vào việc phát triển khu vực tài chính vi mô hài hòa, theo định hướng thị trường.
Cùng chuyên mục

Điểm qua những dự án "nâng tầm" du lịch Sầm Sơn

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:00
Phố biển Sầm Sơn không ngừng "thay da đổi thịt" trong những năm qua, trong đó có đóng góp không nhỏ từ những dự án du lịch tầm cỡ của các nhà đầu tư lớn.

Quảng Nam: Nhiều doanh nghiệp vãng lai “chây ì” thuế, dẫn đến nợ đọng

Thứ 5, 25/04/2024 | 21:00
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp ngoại tỉnh hoạt động tại tỉnh Quảng Nam không thực hiện kê khai, nộp thuế theo quy định…

Tp.HCM: Thông tin về tiến độ các gói thầu Tập đoàn Thuận An đảm nhiệm

Thứ 5, 25/04/2024 | 20:31
Các ban quản lý dự án tại Tp.HCM thông tin, phía Tập đoàn Thuận An vẫn duy trì việc thi công các gói thầu trên địa bàn và khẳng định đảm bảo tiến độ đã đề ra.

Tp.HCM: Chưa xác định lý do ngừng kinh doanh của nhiều tiệm vàng

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:55
Cục Quản lý thị trường Tp.HCM cho biết chưa có căn cứ xác định chính xác lý do tạm nghỉ kinh doanh của các tiệm vàng trên địa bàn thành phố thời gian gần đây.

Giá xăng dầu đồng loạt giảm

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:58
Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15h hôm nay (25/4).
     
Nổi bật trong ngày

Điểm qua những dự án "nâng tầm" du lịch Sầm Sơn

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:00
Phố biển Sầm Sơn không ngừng "thay da đổi thịt" trong những năm qua, trong đó có đóng góp không nhỏ từ những dự án du lịch tầm cỡ của các nhà đầu tư lớn.

Giá vàng 26/4: Vàng SJC, vàng nhẫn cùng đi lên

Thứ 6, 26/04/2024 | 09:50
Giá vàng SJC tại các doanh nghiệp bật tăng phiên mở cửa sáng nay, cùng với đó, vàng nhẫn cũng đi lên.

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Bùng nổ du lịch tự túc và nguy cơ quá tải ở một số nơi

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:50
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài đến 5 ngày, nhiều du khách có nhu cầu du lịch tự túc khiến nhiều điểm du lịch trên cả nước trong tình trạng quá tải, "cháy" phòng.

Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu kim ngạch 2 tỷ USD vào năm 2030

Thứ 7, 27/04/2024 | 07:00
Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 1,8 - 2 tỷ USD.

Xuất khẩu gạo năm 2024: Kỳ vọng tiếp tục bứt phá

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:00
Những tháng đầu năm, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng mạnh cả về lượng và giá trị. Các chuyên gia dự báo giá gạo xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng cao trong năm 2024.