Cách xác định tài sản chung vợ chồng

Cách xác định tài sản chung vợ chồng

Thứ 6, 20/09/2013 | 15:39
0
Tài sản do vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật quy định phải đăng ký sở hữu nhưng trong giấy chứng nhận chỉ ghi tên một người, nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng.

Theo Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình, tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra; thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân... Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của vợ chồng.

Tại Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng quy định: để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên, trong trường hợp tài sản do vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật quy định phải đăng ký sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng, nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng. Nếu có tranh chấp là tài sản riêng, người có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải chứng minh. Trong trường hợp không chứng minh được tài sản đang có tranh chấp này là của riêng, tài sản đó là của chung vợ chồng.

Luật sư - Cách xác định tài sản chung vợ chồng

Ảnh minh họa.

Việc xác định tài sản có trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng hay tài sản chung của vợ chồng không phải căn cứ người thực hiện giao dịch hay người đứng tên trên các giấy tờ mà phải căn cứ nguồn gốc tạo dựng tài sản đó. Vì vậy, căn nhà tạo lập trong thời kỳ hôn nhân, do công sức đóng góp của cả hai vợ chồng là tài sản chung. Một mình chồng bạn đứng tên trên sổ đỏ không làm ảnh hưởng đến quyền sở hữu của bạn.

Quy định của pháp luật hiện hành không bắt buộc giao dịch chung của vợ chồng phải có sự hiện diện của cả hai vợ chồng. Trên thực tế, bên mua trong giao dịch mua bán nhà đất cũng thường được thực hiện bởi một bên vợ hoặc chồng. Do đó, việc chỉ mình chồng bạn thực hiện giao dịch mua bán ngôi nhà không phải là căn cứ để xác định quyền sở hữu riêng của anh ấy đối với khối tài sản này.

Trong trường hợp, chồng bạn nhất quyết đòi quyền sở hữu riêng đối với ngôi nhà, anh ấy có nghĩa vụ chứng minh ngôi nhà được tạo dựng từ nguồn tài sản riêng. Lưu ý, những chứng cứ để chứng minh (ví dụ như giấy vay nợ, hợp đồng tặng cho…) phải được xác lập trước hoặc trong thời điểm mua ngôi nhà này chứ không phải những giấy tờ hay lời khai được xác lập khi Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp chồng nhất quyết không thừa nhận ngôi nhà là tài sản chung vợ chồng, bạn cũng cần chuẩn bị những chứng cứ để chứng minh công sức đóng góp của mình vào khối tài sản đó (ví dụ xác nhận của chủ nhà về sự xuất hiện của bạn trong quá trình chuẩn bị mua ngôi nhà, giấy tờ vay nợ thời kỳ mua nhà, các hợp đồng cho thuê nhà hoặc hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay của Ngân hàng … có tên cả hai vợ chồng).

Thạc sỹ, Luật sư Phạm Thanh Bình, công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội.

Theo Vnexpress.vn

Phải có luật sư bảo vệ quyền lợi bị hại chưa thành niên?

Thứ 6, 20/09/2013 | 15:17
Đối với người bị hại là người chưa thành niên thì luật không quy định phải có luật sự bảo vệ bắt buộc. Điều này là không công bằng đối với người chưa thành niên bị xâm hại trong các vụ án hình sự.

Luật sư tranh luận 'quyền đặc miễn' của Bạc Hy Lai tại Canada

Thứ 3, 17/09/2013 | 13:31
Vụ việc đầu tiên trong một chuỗi những sự kiện về một phụ nữ Canada đệ đơn kiện cựu bộ trưởng bộ Thương mại Trung Quốc, Bạc Hy Lai, đã nhanh chóng kết thúc tại Toronto vào thứ Hai.

‘Đừng nói miệng lưỡi luật sư mà oan cho họ'

Thứ 2, 16/09/2013 | 09:22
Cùng một sự việc nhưng nếu luật sư tham gia tố tụng với tư cách khác nhau sẽ có ý kiến khác nhau. Đặc thù của nghề luật sư là vậy nên đừng nói “miệng lưỡi luật sư” mà “oan” cho họ.

Điều tra viên còn 'ngại' luật sư

Thứ 7, 14/09/2013 | 08:59
Cơ quan điều tra, điều tra viên còn e ngại luật sư tham gia vụ án trong giai đoạn điều tra bởi trong một số vụ án đã từng xảy ra chuyện luật sư xúi giục, bày vẽ cho bị can chối tội, phản cung...

Luật sư nói về trường hợp hiếp dâm xong bị tâm thần

Thứ 5, 12/09/2013 | 09:44
"Người hiếp dâm thường xuyên có biểu hiện bất thường, tâm thần điên loạn, không làm chủ được mình. Vậy người này có bị xử lý hình sự về tội hiếp dâm không?”, bạn Minh Hạnh ở Lào Cai hỏi.

Giám sát chặt 'thi đầu ra' luật sư

Thứ 4, 11/09/2013 | 08:37
Ngày 10-9, Bộ Tư pháp đã tổ chức tọa đàm góp ý dự thảo thông tư thay thế Thông tư 21/2010 về quy chế tập sự hành nghề luật sư và hướng dẫn bồi dưỡng bắt buộc chuyên môn nghiệp vụ luật sư.