Căng thẳng Triều Tiên, Trung Quốc vẫn chưa tung lá bài chiến lược?

Căng thẳng Triều Tiên, Trung Quốc vẫn chưa tung lá bài chiến lược?

Thứ 2, 10/07/2017 | 08:19
0
Trung Quốc dường như chưa có nhiều giải pháp ngoài sự do dự chiến lược với Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, liệu có phải Trung Quốc nắm trong tay lá bài quyết định mà chưa tung ra, vẫn còn là ẩn số...

Áp lực chồng chất 

Chương trình phát triển vũ khí, đặc biệt là những vụ thử tên lửa gần đây của Bình Nhưỡng đã khiến Trung Quốc chịu nhiều sức ép. Ngoài mối lo ngại về nước láng giềng Triều Tiên, Trung Quốc còn gánh thêm sức ép từ chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong việc gây áp lực kinh tế, cũng như ngoại giao với Bình Nhưỡng.

Mỹ cho rằng, với vị thế là đối tác thương mại lớn nhất với Bình Nhưỡng, hơn bất kỳ quốc gia nào, Trung Quốc có thể ngăn chặn Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, mới đây ông Trump đã thể hiện sự thất vọng về những nỗ lực của Trung Quốc trong vấn đề này.

Tiêu điểm - Căng thẳng Triều Tiên, Trung Quốc vẫn chưa tung lá bài chiến lược?

Các chuyên gia về Trung Quốc nhận định, điều khiến lãnh đạo Trung Quốc lo ngại hơn vụ phóng ICBM, chính là nguy cơ Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ sáu.

 "Tôi đánh giá cao những nỗ lực hỗ trợ của Chủ tịch Tập và Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên, nhưng chúng đã không có tác dụng", ông Trump viết trên trang cá nhân.

Việc Triều Tiên hôm 4/7 phóng thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa lại một lần nữa làm dấy lên nghi ngờ về việc, Trung Quốc có vạch ra "giới hạn đỏ" nào với đồng minh Triều Tiên hay không? Liệu đây có phải là "giọt nước tràn ly", buộc ông Tập Cận Bình phải hành động kiên quyết với Bình Nhưỡng theo yêu cầu của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump?

Về phần mình, Bắc Kinh cho rằng, ảnh hưởng của họ với Bình Nhưỡng là có hạn và họ đang làm mọi việc có thể. Trong vấn đề Triều Tiên, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo nổi tiếng với sự cương quyết và chính xác dường như đang bế tắc, NYTimes nhận định.

Wu Riqiang, Giáo sư quan hệ quốc tế tại đại học Renmin, Bắc Kinh phân tích, ông Tập trong thời gian tới chắc sẽ không có những quyết sách lớn với Triều Tiên.

Khó có thể vạch ra “lằn ranh đỏ”

Các chuyên gia quân sự Trung Quốc đánh giá về vụ thử tên lửa mới đây của Triều Tiên khác so với Mỹ. Bắc Kinh cho rằng, loại tên lửa mà Bình Nhưỡng phóng thử hôm 4/7 không phải là tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).

“Tên lửa mới được phóng thử có thể không phải là tên lửa đạn đạo liên lục địa”, ông Wu Riqiang nhận định. Ông cũng cho rằng, tên lửa này không thể bay tới vùng Alaska của Mỹ như Washington phán đoán.

Trung Quốc không thực sự coi tên lửa đạn đạo liên lục địa của Triều Tiên là một mối đe dọa. Tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung của Bình Nhưỡng khiến Bắc Kinh e ngại hơn.

Tuy nhiên, điều Bắc Kinh quan tâm nhất là những biện pháp đối phó mà Mỹ sẽ triển khai ở khu vực Đông Á, chẳng hạn như những tổ hợp phòng thủ THAAD có hệ thống radar cực mạnh được triển khai ở Hàn Quốc.

 Các chuyên gia về Trung Quốc nhận định, điều khiến lãnh đạo Trung Quốc lo ngại hơn vụ phóng ICBM chính là nguy cơ Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ sáu. Bởi lẽ bãi thử Punggye-ri của Triều Tiên nằm gần với biên giới Trung Quốc, người dân ở thành phố Diên Cát có thể bị ảnh hưởng từ các chất phóng xạ nếu vụ thử diễn ra.

Theo Giáo sư quan hệ quốc tế tại đại học Renmin Cheng Xiaohe, dù cho Triều Tiên có làm gì, ông Tập Cận Bình cũng sẽ rất khó khăn để vạch ra “lằn ranh đỏ” với Bình Nhưỡng, cả chính thức lẫn không chính thức.

Đồng thời, ông này cho rằng, nếu Trung Quốc vạch ra "lằn ranh đỏ", Bắc Kinh và Washington đều phải tự động có hành động đáp trả, chẳng hạn như việc Trung Quốc cắt nguồn cung cấp dầu cho Triều Tiên.

Tuy nhiên, Trung Quốc không thể gây sức ép quá lớn như vậy với Triều Tiên, bởi việc ngừng cung cấp dầu, hay cắt giao thương có thể đẩy Bình Nhưỡng vào tình trạng bất ổn mà hậu quả là người dân nước này cũng sẽ ồ ạt tràn qua biên giới vào Trung Quốc.

Ông Tập Cận Bình bày tỏ sự phản đối với vụ thử tên lửa mới đây của Triều Tiên khá kịp thời. Ngay khi Bình Nhưỡng tuyên bố thử thành công ICBM, ông đã ra tuyên bố kêu gọi đàm phán nhằm đóng băng kho vũ khí của Triều Tiên. Thực tế, Trung Quốc từng nhiều lần kêu gọi mở ra các cuộc đàm phán với Triều Tiên, song chính quyền Tổng thống Trump luôn từ chối. 

Ông Shi Yinhong, chuyên gia phân tích Trung Quốc nhận định, ngoài việc cắt giảm thương mại song phương, ông Tập không còn nhiều lá bài để tung ra với Triều Tiên, cũng như không có nhiều lựa chọn ngoài sự do dự chiến lược với Bình Nhưỡng. Thế nhưng câu hỏi, liệu Trung Quốc có đang giữ lá bài chiến lược về Triều Tiên mà vẫn chưa tung ra, vẫn còn là ẩn số chờ lời giải.

Ông Tập Cận Bình đang phải đối mặt với ông Kim Jong -un "ngày càng quyết tâm và quyết đoán", cùng với một Tổng thống Mỹ khó lường. "Ông Tập và ông Trump không phải lúc nào cũng cùng nhìn về một hướng. Ngay cả khi đạt được đồng thuận, họ cũng rất khó đối phó với ông Kim Jong-un", chuyên gia này nhận định.

Xem thêm >> Bí ẩn lý do chuyên cơ chở TT Putin tới G20 bằng đường bay kỳ quái

Đào Vũ

Cùng tác giả

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.

Tăng cường tiếp viện, Ukraine vẫn gặp khó, Nga tiếp tục đà tiến ở Adveevka

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:55
Bộ chỉ huy quân sự Ukraine đang nỗ lực chuyển quân tiếp viện đến mặt trận ở hướng Adveevka. Tuy nhiên, họ vẫn đang mất dần các khu định cư.

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

Nga không loại trừ xuất khẩu LNG bị trì trệ

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:00
Vô số các lệnh trừng phạt của phương Tây đã “vùi dập” tham vọng của Nga, đặc biệt là đối với dự án Arctic LNG 2 của Novatek.

Yêu cầu của Nga đe dọa dòng chảy dầu thô sang Đức

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Đức dù không còn mua dầu của Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng đường ống của Nga để nhận hàng từ nước thứ 3.