Chậm đóng bảo hiểm sẽ bị phạt 75 triệu đồng

Chậm đóng bảo hiểm sẽ bị phạt 75 triệu đồng

Thứ 2, 26/08/2013 | 14:57
0
Người sử dụng lao động chậm đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp hoặc đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định có thể bị phạt đến 75 triệu đồng. Tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi cá nhân vi phạm.

Đó là một trong những nội dung được quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Theo đó, người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền với mức từ 12-15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng đối với các hành vi: Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp; đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định; đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

Ngoài ra, người sử dụng lao động sẽ phạt tiền với mức từ 18-20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng nếu không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

Nếu người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cũng sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000-1 triệu đồng.

Luật sư - Chậm đóng bảo hiểm sẽ bị phạt 75 triệu đồng

Ảnh minh họa

Các hành vi vi phạm trên sẽ bị buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng.

Ngoài ra, người sử dụng lao động vi phạm sẽ bị buộc đóng lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm.

Theo Nghị định, sẽ phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi như: Trả lương không đúng hạn theo quy định tại Điều 96 củaBộ luật Lao động, trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; trả lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm cho người lao động thấp hơn mức quy định tại Điều 97 của Bộ luật Lao động; khấu trừ tiền lương của người lao động trái quy định tại Điều 101 của Bộ luật Lao động, trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định tại Điều 98 của Bộ Luật lao động.

Mức phạt được quy định cụ thể như sau: Vi phạm với từ 1-10 người lao động bị phạt từ 5-10 triệu đồng; với từ 11-50 người lao động, phạt từ 10-20 triệu đồng; với 51-100 người lao động bị phạt từ 20-30 triệu đồng; với từ 101-300 người lao động thì bị phạt từ 30-40 triệu đồng; vi phạm với 301 người lao động trở lên bị phạt từ 40-50 triệu đồng.

Bên cạnh đó, sẽ phạt tiền người sử dụng lao động trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Mức phạt cụ thể như sau: Vi phạm với từ 1-10 người lao động, phạt từ 20-30 triệu đồng; từ 11-50 người lao động, phạt từ 30-50 triệu đồng; vi phạm với từ 51 người lao động trở lên, phạt từ 50-75 triệu đồng. Ngoài ra, người sử dụng lao động vi phạm sẽ bị đình chỉ hoạt động từ 1-3 tháng.

Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm trên sẽ buộc phải trả đủ tiền lương cho người lao động. Đồng thời, người sử dụng lao động sẽ buộc phải trả khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả cho người lao động tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.

Nghị định gồm có 6 Chương, 44 Điều có hiệu lực thi hành có hiệu lực thi hành từ ngày 10/10/2013

Băng Tâm 

Quỹ bảo hiểm xã hội 'sắp cạn kiệt'

Thứ 6, 23/08/2013 | 08:26
Tuổi thọ của người dân Việt Nam đang tăng lên, tỷ lệ dân số làm việc trên số người hưởng lương hưu ngày càng nhỏ. Theo tính toán của Tổ chức Lao động Quốc tế, đến năm 2034 quỹ bảo hiểm xã hội của nước ta sẽ cạn kiệt.

Kỹ nghệ 'rửa' tiền bảo hiểm ở Bệnh viện Hoài Đức

Thứ 5, 15/08/2013 | 15:38
Càng đi sâu vào điều tra, PV báo Nguoiduatin.vn càng được nghe những thông tin gây "sốc" về người đứng đầu bệnh viện đa khoa Hoài Đức - Nguyễn Trí Liêm.

Trục lợi bảo hiểm từ kết quả xét nghiệm giả

Thứ 7, 10/08/2013 | 10:18
Chiều 9/8, Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết việc làm khống các xét nghiệm tại Bệnh viện đa khoa Hoài Đức nhằm mục đích lấy tiền thanh toán của Bảo hiểm y tế.

Bút ký luật sư: Về với mẹ

Thứ 5, 22/08/2013 | 10:14
Nghe tin mẹ anh vừa mất, tôi lặng người không nói được thành lời. Những ngày cuối năm đầy biến động, một đồng nghiệp thân thiết cùng cơ quan cũ cách đây ba mươi năm hay người mới quen cũng đột ngột rũ bỏ cuộc chơi mà ra đi mãi mãi…

Luật sư có được tư vấn bên này bảo vệ bên kia

Thứ 6, 23/08/2013 | 09:08
Sau khi tư vấn miệng cho bị cáo, luật sư lại ký hợp đồng bảo vệ quyền lợi cho người bị hại trong cùng vụ án. Nhiều ý kiến cho rằng dù không vi phạm quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp nhưng luật sư không nên làm như vậy…

Luật sư tranh tụng vụ án ‘làm lộ bí mật nhà nước’

Chủ nhật, 18/08/2013 | 08:44
Tại phiên tòa, 4 cán bộ Thanh tra Chính phủ và hai phóng viên được tòa triệu tập vớitư cách nhân chứng đều vắng mặt. Đại diện VKSND đề nghị hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Nguyễn Mạnh Hà (nguyên thanh tra viên Phòng 2, Cục II, Thanh tra Chính phủ - TTCP) 4 – 5 năm tù, bị cáo Trần Anh Hùng (trú tại phường Tân Lập-NhaTrang) 5 – 6 năm tù theo khoản 2 Điều 263 BLHS (có khung hình phạt tù từ 5 năm đến 10 năm).