Chiến trường Ukraine trở thành “hội chợ vũ khí” khổng lồ

Chiến trường Ukraine trở thành “hội chợ vũ khí” khổng lồ

Thứ 4, 27/09/2023 | 16:06
0
Thành công trên chiến trường Ukraine của các loại vũ khí cho phép các nhà sản xuất bổ sung cụm từ “đã được chứng minh trong thực chiến” vào quảng cáo bán hàng.

Kíp lái Ukraine sử dụng hệ thống pháo binh công nghệ cao của Đức có thể bắn 3 quả đạn trong vòng vài giây và đồng thời bắn trúng cùng một điểm cách đó hơn 25 dặm (40 km). Đó là khẩu đại pháo Panzerhaubitze hoạt động trơn tru.

Pháo tự hành Panzerhaubitze (PzH) 2000 là một phần trong kho vũ khí đang được thử nghiệm thực chiến ở Ukraine – nơi đã trở thành hội chợ vũ khí lớn nhất thế giới, tờ Wall Street Journal bình luận trong bài viết đăng hôm 27/9.

Theo tờ báo Mỹ, sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát thành cuộc chiến trên bộ lớn nhất trên lục địa châu Âu kể từ Thế chiến II, các nhà sản xuất của các loại vũ khí đang được sử dụng ở Ukraine đã giành được nhiều đơn đặt hàng và “hồi sinh” các dây chuyền sản xuất phủ bụi.

Việc triển khai các thiết bị trị giá hàng tỷ USD trong cuộc chiến cũng mang đến cho các nhà sản xuất và quân đội cơ hội “ngàn năm có một” để phân tích hiệu suất chiến trường của vũ khí và tìm hiểu cách sử dụng chúng tốt nhất.

Định hình mua sắm quân sự toàn cầu

Không bàn tới năng lực kỹ thuật tinh vi của pháo Panzerhaubitze do Đức sản xuất, thì cuộc chiến đã cho thấy tầm quan trọng của việc có thể sửa chữa vũ khí ngay trên chiến trường. Một loại lựu pháo đơn giản hơn, M777 do Mỹ và Anh sản xuất, đã được chứng minh là đáng tin cậy hơn nhưng cũng dễ bị tấn công hơn.

Thế giới - Chiến trường Ukraine trở thành “hội chợ vũ khí” khổng lồ

Pháo tự hành Panzerhaubitze (PzH) 2000 cực mạnh của Đức đang hoạt động. Ảnh: WarLeaks

Cuộc tranh luận xung quanh hiệu suất của 2 loại pháo này và nhiều loại vũ khí khác có thể giúp định hình hoạt động mua sắm quân sự toàn cầu trong nhiều năm tới. Tại một hội chợ vũ khí lớn ở London trong tháng này, các nhà triển lãm cho biết họ thường xuyên được hỏi về hiệu quả sử dụng vũ khí của họ ở Ukraine.

Mỹ và các quốc gia châu Âu đã gửi khối lượng khí tài quân sự trị giá hàng tỷ USD đến Ukraine từ kho dự trữ quân sự hiện có, và các nước hiện đang bắt đầu thay thế một số thiết bị đó trong bối cảnh chi tiêu quân sự ngày càng tăng.

Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), chi tiêu quân sự toàn cầu đã tăng năm thứ 8 liên tiếp vào năm 2022, lên mức cao kỷ lục 2.240 tỷ USD.

Hệ thống pháo binh và đạn pháo, máy bay không người lái (còn gọi là UAV hoặc drone), hệ thống phòng thủ tên lửa và hệ thống tên lửa phóng loạt, tất cả đều đang được sử dụng rất nhiều và thường xuyên ở Ukraine.

Các nhà sản xuất vũ khí cho biết, một vài trong số các thiết bị này – được sản xuất bởi BAE Systems, Rheinmetall, Lockheed Martin và RTX (trước đây gọi là Raytheon Technologies) – hiện đang nhận được đơn đặt hàng hoặc sự quan tâm từ các khách hàng tiềm năng.

“Mọi người đang nhìn vào Ukraine và xem cái gì đang mang lại hiệu quả”, ông Tom Arseneault, CEO chi nhánh Mỹ của gã khổng lồ công nghiệp quốc phòng Anh BAE Systems, cho biết.

BAE Systems cho biết, họ đang đàm phán với chính quyền của Tổng thống Volodymyr Zelensky về việc sản xuất pháo L199 ở Ukraine sau khi loại vũ khí này chứng tỏ sự lợi hại của mình trong thực chiến.

Đi kèm với các khẩu pháo là nhu cầu đặc biệt cao đối với đạn pháo 155 mm tiêu chuẩn NATO. Cuộc chiến ở Ukraine đã một lần nữa làm nổi bật tầm quan trọng của pháo binh trong việc giúp áp đảo các vị trí của đối phương hoặc cản trở bước tiến của kẻ địch. Năm ngoái, Mỹ đã vận chuyển hơn 1 triệu quả đạn pháo 155 mm tới Ukraine, với mỗi quả có giá khoảng 800 USD.

Mỹ vốn đặt mục tiêu sản xuất 30.000 quả đạn mỗi tháng, nhưng thực tế đòi hỏi con số đó sẽ phải tăng lên gấp 3 lần, tức 90.000 quả đạn mỗi tháng trong 2 năm tới, nhằm giúp Mỹ và các đồng minh bổ sung kho dự trữ của chính họ sau khi đã “vét kho” viện trợ cho Ukraine.

“Tôi thực sự nhận ra rằng đây là một cuộc chiến tranh kiểu công nghiệp”, ông Seth Jones, một chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, cho biết, ám chỉ đến một cuộc xung đột đòi hỏi lượng lớn vũ khí trong thời gian ngắn.

Những bài học được rút ra

Ngoài pháo L199, BAE Systems cũng đã nhận được nhiều đơn hàng hơn đối với xe chiến đấu bộ binh CV90 và lựu pháo kéo M777 dựa trên hiệu suất của chúng trong thực chiến và do nhu cầu  mua sắm thêm vũ khí để thay thế cho các thiết bị đã được gửi đến Ukraine

Theo Tướng Patrick Sanders, Tổng tham mưu trưởng quân đội Anh, cuộc chiến đã ảnh hưởng đến các quyết định mua sắm của “xứ sở sương mù”. Các cuộc xung đột gần đây khác, bao gồm cả ở Syria, cũng ảnh hưởng đến các đơn đặt hàng mua sắm của Anh – quốc gia có ngân sách quân sự lớn nhất châu Âu.

Một bài học từ Ukraine là tầm quan trọng của việc có thể sửa chữa vũ khí ngay trên chiến trường, Tướng Sanders nói.

Bài học đó đặc biệt phù hợp với lựu pháo, một loại pháo dã chiến cơ động nòng dài có thể bắn đạn pháo. Đây cũng là loại vũ khí phương Tây được sử dụng rộng rãi nhất ở Ukraine.

Một đội pháo binh Ukraine hoạt động bên ngoài điểm nóng Bakhmut, vùng Donetsk, ca ngợi độ chính xác và tốc độ bắn của pháo Panzerhaubitze. Lớp thép dày và cao cấp của Panzerhaubitze, bảo vệ nó theo cách mà các loại pháo khác không có, gần đây đã giúp loại vũ khí này thoát khỏi trận pháo kích kéo dài 1 giờ mà chỉ hứng chịu những vết trầy xước do mảnh đạn.

Pháo Panzerhaubitze, do Tập đoàn công nghiệp quốc phòng lớn nhất nước Đức Rheinmetall và chi nhánh Đức của KNDS sản xuất, đã nhận được đơn đặt hàng từ chính phủ của Thủ tướng Olaf Scholz về thay thế các khẩu pháo đã được gửi đến Ukraine, trong khi Kiev cũng tỏ ra quan tâm đến việc mua thêm loại đại pháo này.

Thế giới - Chiến trường Ukraine trở thành “hội chợ vũ khí” khổng lồ (Hình 2).

Quân nhân Ukraine khai hỏa lựu pháo M777 trên tiền tuyến gần Bakhmut, vùng Donetsk, tháng 10/2022. Ảnh: NY Times

Tuy nhiên, theo một số lính pháo binh Ukraine, việc sử dụng liên tục Panzerhaubitze đã dẫn đến sự cố. Một trong những chiếc PzH do một khẩu đội Ukraine vận hành ở gần Bakhmut đã bốc cháy ngay trên chiến trường và phải đưa về Đức để sửa chữa. Một chiếc PzH khác thì bị trục trặc điện tử trong quá trình nạp đạn tự động. Bây giờ nó được nạp đạn bằng tay.

Các nhà sản xuất vũ khí cho rằng vấn đề là do những khẩu pháo Đức bị sử dụng quá mức trong khi thiếu bảo trì. “Nếu họ quan tâm đến phần thiết bị điện tử thì nó sẽ hoạt động thôi”, ông Armin Papperger, CEO của Rheinmetall, cho biết.

Các loại pháo khác của phương Tây cũng gặp vấn đề khi bị sử dụng liên tục. Một binh sĩ vận hành pháo tự hành AHS Krab của Ba Lan cho biết, một khẩu Krab đã bị sử dụng quá nhiều đến nỗi nòng của nó bị rách. Đại diện của nhà thầu quốc phòng Ba Lan Huta Stalowa Wola – đơn vị sản xuất pháo Krab – đã không trả lời yêu cầu bình luận của tờ Wall Street Journal.

CEO Papperger của Rheinmetall cho biết cuộc chiến cho thấy nòng pháo đang bị hao mòn nhanh như thế nào, và hiện công ty của ông đã tăng gấp 3 lần sản lượng nòng súng cho xe chiến đấu bọc thép.

Trung bình, ít hơn 70% số pháo nước ngoài của Ukraine hoạt động cùng một lúc, theo Đại tá Serhiy Baranov, người đứng đầu Tổng cục tên lửa, pháo binh và các hệ thống không người lái của Các lực lượng Vũ trang Ukraine.

Ông Baranov cho biết, các khẩu pháo kéo M777 – chủ yếu do Anh sản xuất – đang hoạt động nhiều hơn các loại pháo nước ngoài khác, với khoảng 85% thời gian hoạt động, vì loại này dễ sửa chữa hơn và có nhiều phụ tùng thay thế hơn.

Thế giới - Chiến trường Ukraine trở thành “hội chợ vũ khí” khổng lồ (Hình 3).

Một hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS) của Mỹ khai hỏa. Ảnh NYT

Lính pháo binh Ukraine cũng cho biết họ thấy M777 dễ học sử dụng hơn và rất chính xác, đồng thời với các bộ phận bằng titan nhẹ, khẩu pháo có thể được di chuyển qua các cánh đồng lầy lội dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, việc cần phải được kéo đi có nghĩa là pháo M777 di chuyển chậm hơn và dễ bị phản công hơn. Ngoài ra, vật liệu nhẹ cũng có nghĩa là loại pháo này dễ bị hư hại do mảnh đạn hơn.

Bên cạnh đó, một số nhà phân tích quân sự cho rằng một bài học nữa có thể rút ra là về thời gian dành cho việc huấn luyện. Các lực lượng Ukraine cần tiếp nhận huấn luyện nhanh nhất có thể để kịp trở lại chiến trường. Ví dụ, lính pháo binh Ukraine đã được huấn luyện 5 tuần với Panzerhaubitze, trong khi quy trình đào tạo chuẩn của Đức kéo dài 4 tháng.

Đơn hàng mới, quảng cáo mới

Ukraine đã đưa một số thiết bị của phương Tây vào thử nghiệm trong môi trường khắc nghiệt hơn những gì nước này từng triển khai trước đây.

Ví dụ, CV90 đã tham chiến ở Afghanistan và Liberia, nhưng “nó hoàn toàn khác với những gì chúng ta đang thấy ở Ukraine”, ông Dan Lindell, giám đốc chi nhánh Thụy Điển của BAE Systems – nhà sản xuất loại xe bọc thép chở quân này, cho biết.

Theo ông Lindell, công ty ông đã nhận được nhiều yêu cầu thông tin hơn về chiếc xe này kể từ khi nó thực chiến ở Ukraine. Chính phủ Thụy Điển và Ukraine cũng đã ký một thỏa thuận có thể dẫn đến việc sản xuất CV90 ở Ukraine.

Các loại vũ khí khác đã nhận được lời khen ngợi ở Ukraine bao gồm Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao HIMARS của Mỹ và tên lửa tầm xa Storm Shadow của Anh.

Trong số các hệ thống tên lửa phóng loạt, HIMARS và M270S của Mỹ đã gây ấn tượng mạnh nhất với Tướng Sanders của quân đội Anh về độ chính xác, sự tập trung hỏa lực và tầm bắn của chúng.

Các công ty sản xuất những loại vũ khí này đã giành được các đơn đặt hàng mới và đẩy mạnh sản xuất. Kể từ khi cuộc chiến bắt đầu ở Ukraine, Quân đội Mỹ đã trao cho Lockheed Martin các hợp đồng trị giá 630 triệu USD để sản xuất HIMARS cho chính họ và các đồng minh.

Trong khi đó, RTX đang tăng sản lượng hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của mình lên 12 chiếc mỗi năm, và có kế hoạch giao thêm 5 chiếc nữa cho Ukraine vào cuối năm tới. Phần mềm của Patriot đã được tinh chỉnh để có thể tiêu diệt tên lửa siêu thanh.

Thành công trên chiến trường của các loại vũ khí cho phép các nhà sản xuất bổ sung cụm từ “đã được chứng minh trong thực chiến” vào quảng cáo bán hàng của mình, ông Nicholas Drummond, cựu sĩ quan quân đội Anh, người điều hành công ty tư vấn công nghiệp quốc phòng AURA Consulting Ltd, cho biết.

Minh Đức (Theo WSJ, Reuters)

Bộ trưởng Quốc phòng Nga nhận định về chất lượng vũ khí phương Tây ở Ukraine

Thứ 3, 15/08/2023 | 11:25
Vũ khí phương Tây được quảng cáo rộng rãi nhưng không đáp ứng được kì vọng trong cuộc xung đột diễn ra ở Ukraine, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu ngày 14/8 nhận xét.

Phương Tây cảnh giác với ý tưởng sản xuất vũ khí ở Ukraine

Thứ 7, 24/06/2023 | 11:17
Các công ty quốc phòng phương Tây quan tâm đến việc chế tạo vũ khí ở Ukraine – nhưng đó là câu chuyện sau khi cuộc chiến với Nga kết thúc.

Điều Mỹ rút ra từ hàng loạt vũ khí và phương thức chiến đấu mới triển khai ở Ukraine

Thứ 2, 16/01/2023 | 21:23
Cuộc xung đột ở Ukraine nói chung và việc các vũ khí Mỹ được sử dụng, như lựu pháo M777, pháo phản lực HIMARS và nhiều vũ khí khác, đang giúp Mỹ rút kinh nghiệm và xây dựng phương thức chiến đấu phù hợp
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.
     
Nổi bật trong ngày

Lời chia buồn

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:14
Ban Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật - Tạp chí Điện tử Người Đưa Tin cùng tập thể cán bộ, Phóng viên, Biên tập viên xin gửi lời chia buồn tới bà Nguyễn Diệu Hương Ly – Nhân viên  Ban Trị sự.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.