Chụp ảnh kỷ yếu: Lãng phí, không cần thiết?

Chụp ảnh kỷ yếu: Lãng phí, không cần thiết?

Thứ 4, 15/11/2017 | 10:50
0
Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên V.Q đã từ chối chụp ảnh kỷ yếu. Tuy nhiên, chàng sinh viên này vẫn bị lớp bắt đóng tiền và đòi đến cùng.

Không chụp vẫn phải đóng tiền

Câu chuyện “Kỷ yếu là gì có ăn được không?” của một sinh viên đăng tải trên NEU Confessions khiến các bạn trẻ khác phải suy ngẫm và gây nhiều tranh cãi.

Cộng đồng mạng - Chụp ảnh kỷ yếu: Lãng phí, không cần thiết?

Câu chuyện của chàng sinh viên đóng tiền chụp ảnh kỷ yếu dù không đi chụp gây tranh cãi (Ảnh facebook).

Theo đó, sinh viên có nick facebook V.Q chia sẻ: “Hôm nay, trong túi tớ còn đúng 100 nghìn đồng cho tới hết tháng, lương chưa có. Anh trai tớ đang đợt hóa trị, bố mẹ thì lo sốt vó, điện thoại còn đúng 3 nghìn đồng chưa kịp nạp.

Mở máy ra là rất nhiều tin nhắn với cuộc gọi từ phía lớp trưởng. Tớ đã báo từ đầu là tớ không đi chụp ảnh kỷ yếu được vì chuyện gia đình, nhưng lớp trưởng vẫn tự ý đăng ký hết cho mọi người và giờ bắt tớ phải trả tiền vì làm hỏng kế hoạch của lớp. Không chỉ một mình lớp trưởng, còn cả những người khác nữa, lại cái điệp khúc nhà ở Hà Nội mà kêu khó khăn.

V.Q tâm sự thêm: “Tổng tiền tớ phải đóng là hơn 800 nghìn đồng, trong khi tớ thì còn đang nợ tiền nhà, nợ tiền cô giáo dạy tiếng Anh. Bố mẹ thì nợ tiền viện phí của anh, giờ không lẽ tớ mặt dày gọi xin mẹ?”.

V.Q cũng cho biết thêm, đến tiền học cậu cũng không dám xin bố mẹ và phải đi làm thêm để trang trải cuộc sống. “Thực, lúc này mình chỉ muốn khóc vì căng thẳng quá, có thể đối với họ số tiền 800 nghìn là quá nhỏ nhưng đối với mình số tiền đó là cả một tài sản”, V.Q cảm thấy bất lực.

Chia sẻ của V.Q nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Bảo Thanh (sinh viên năm 3, trường đại học Thương mại) bày tỏ quan điểm: “Theo tôi nghĩ, bỏ ra 800 nghìn đồng để đi chụp ảnh là quá lãng phí và tốn kém. Vẫn biết chụp ảnh kỷ yếu để lưu lại những giây phút khi ở bên nhau. Nhưng phải phụ thuộc vào hoàn cảnh của từng thành viên trong lớp. Chúng ta mới là học sinh, sinh viên, nên nghĩ cho bố mẹ nhiều hơn”.

Cần “liệu cơm gắp mắm”

Chụp ảnh kỷ yếu từ những năm 2012, nhiếp ảnh gia Đỗ Xuân Bút bày tỏ: “Trong những lần đi chụp ảnh kỷ yếu, tôi nhận thấy có những bạn không thích chụp ảnh kỷ yếu lắm, họ chỉ chụp vài tấm cho có. Cũng có những bạn vì điều kiện kinh tế không cho phép mà họ chỉ đứng chung cùng lớp rồi thôi.

Nếu ngày xưa ảnh kỷ yếu tôi đi chụp cho các lớp đơn giản bao nhiêu thì nay nhu cầu chụp ảnh, kết hợp cả dịch vụ đi chơi xa cũng được nhiều lớp lựa chọn, thậm chí có lớp cũng rất thích đưa ra các ý tưởng độc đáo.
Tuy nhiên, theo tôi việc chụp ảnh kỷ yếu cũng còn cần căn cứ vào tình hình kinh tế của từng thành viên trong lớp. Nếu lớp có ít kinh phí thì cân nhắc chụp theo kiểu ít kinh phí, đây cũng là một bức ảnh kỷ niệm rồi”.

Cộng đồng mạng - Chụp ảnh kỷ yếu: Lãng phí, không cần thiết? (Hình 2).

Chụp ảnh kỷ yếu đang là trào lưu (Ảnh minh họa).

Trước câu chuyện có nên chi quá nhiều tiền chụp ảnh kỷ yếu hay không? Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin cô Trần Thị Phương Thúy (Phó trưởng khoa Văn hóa thông tin và Xã hội, trường đại học Nội Vụ Hà Nội) cho biết: “Con người luôn muốn lưu giữ lại ký ức, dù vui buồn thì ai cũng đều có lúc nhớ về quá khứ để từ đó làm tốt việc của tương lai.

Nhưng, bên cạnh đó, mỗi lớp học các sinh viên sẽ có những hoàn cảnh khác nhau, có bạn không có điều kiện nên cũng không xoay xở đủ tiền chụp ảnh kỷ yếu. Vậy thì, điều quan trọng ở đây là cách thức của người tổ chức chụp ảnh phải “liệu cơm gắp mắm””.  

Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, thầy Thái Hồng Đức (Phó bí thư Đoàn trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho rằng: “Với tư cách là cá nhân tôi thấy chụp ảnh kỷ yếu mục đích rất tốt, bởi bạn bè học với nhau 4 năm học nên việc có với nhau những tấm ảnh để lưu giữ là điều hết sức thiết thực. Tuy nhiên, hiện nay nhiều sinh viên bỏ ra quá nhiều tiền để chụp ảnh kỷ yếu cũng là một sự lãng phí. Vì thế, tôi nghĩ rằng các bạn sinh viên nên lựa chọn cách thức chụp nào đó vừa tránh lãng phí, vừa lưu giữ lại được tình cảm. Đơn cử như các sinh viên của học viện Báo chí, các bạn thường chụp ở trường trước sau đó mới di chuyển đến các vị trí khác. Thường, chụp ảnh ở trường sẽ bớt được chi phí. Tôi cũng từng được tham dự một số buổi chụp ảnh với các lớp, nhưng hầu hết không có lớp nào đủ hết các bạn sinh viên”.

Mai Thu - Thanh Lam

Dân mạng tranh cãi vụ ảnh kỷ yếu ‘thảm họa’, nhiếp ảnh gia 'bơ đẹp'

Thứ 4, 05/07/2017 | 13:14
Háo hức nhận ảnh kỷ yếu từ nhiếp ảnh gia sau một tháng chờ đợi. Thế nhưng, các học sinh lớp 12 đã vô cùng thất vọng khi cho rằng ảnh kỷ yếu quá xấu.

Dư luận 'dậy sóng' trước một tấm ảnh kỷ yếu ở Hà Tĩnh

Thứ 4, 17/05/2017 | 20:19
Những bức ảnh kỷ yếu của các cháu 5 tuổi tại trường mầm non Bắc Hà, TP.Hà Tĩnh đã bị cắt ghép gượng gạo, chắp nối khiến dư luận tại đây "dậy sóng" với nhiều ý kiến trái chiều nhau.
Cùng tác giả

Nghệ sĩ chưa hiểu rõ luật hay e ngại không muốn "làm tới cùng” khi bị "khai tử" trên mạng xã hội?

Chủ nhật, 05/07/2020 | 19:45
Luật sư La Văn Thái cho rằng, việc danh hài Thúy Nga hay một số nghệ sĩ khác từng bị “khai tử” trên mạng xã hội cần phải xử lý thật nghiêm đối tượng tung tin đồn. Danh hài Thúy Nga nên làm đơn yêu cầu xử lý, thậm chí khởi kiện ra toà để bảo vệ quyền lợi cho mình cũng như phòng ngừa cho những người khác.

Băng ổ nhóm chính chưa được diệt tận gốc, dễ lọt lưới và tiếp tục gây họa

Thứ 5, 11/06/2020 | 14:11
Vụ 200 người náo loạn ở Q.Bình Tân, TP.HCM một lần nữa khiến dư luận xã hội lo ngại về hoạt động của các băng, ổ nhóm tội phạm hoạt động có quy mô, có thể tập hợp lượng lớn người gây mất an ninh trật tự trên địa bàn, bức xúc dư luận xã hội…

Nguyên tắc sống còn của “hiệp sĩ chống dịch”: “3 diệt” và bao vây dập dịch

Chủ nhật, 22/03/2020 | 14:00
Ở tuổi 70, với gần 40 năm gắn bó với chuyên ngành Truyền nhiễm mà ngày nay gọi là chuyên ngành các bệnh Nhiễm trùng và Nhiệt đới, bác sĩ Ngô việt Hùng đã trải qua không biết bao nhiêu vụ dịch từ lúc mới ra trường. Với ông nghề nghiệp chọn ông chứ không phải do ông chọn.

Cán bộ có con được nâng điểm thi ở Sơn La: “Không quy hoạch, không bổ nhiệm, kiểm điểm có hình thức”

Thứ 4, 09/10/2019 | 07:59
Đó là lời khẳng định của ông Cầm Văn Hoan - Chi cục trưởng cục Kiểm lâm Sơn La khi trao đổi với PV báo Người Đưa Tin về việc sẽ xử lý ông Bùi Minh Hải - cán bộ kiểm lâm có con được nâng điểm thi trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018.

Sự việc cô giáo liên tục tát học sinh: Không có phương pháp giáo dục không nên làm thầy

Thứ 2, 07/10/2019 | 16:04
Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, việc cô giáo liên tục tát học sinh trong giờ học là người thiếu phương pháp dạy học và chưa đủ tình yêu với học sinh của chính mình. Có lẽ, họ đang bế tắc và lựa chọn sai con đường.
Cùng chuyên mục

"Đại gia" vung tiền mua chiếc bát cổ với giá 633 tỷ đồng

Thứ 3, 30/04/2024 | 09:52
Chiếc bát sứ tinh xảo, có đường kính dưới 10cm, được một "đại gia" mua với giá 633 tỷ đồng.

Con chim màu trắng nặng 9 lạng được bán với giá 10 tỷ đồng

Thứ 2, 29/04/2024 | 13:00
Một con chim màu trắng đã được bán với giá 10 tỷ đồng tại một cuộc đấu giá chim ưng ở Saudi Arabia.

Không phải đại bàng, đây mới là loài chim bay cao nhất thế giới

Thứ 2, 29/04/2024 | 09:00
Loài giữ kỷ lục về bay cao nhất của bất kỳ loài chim nào là kền kền Rüppell (Gyps rueppellii), có thể đạt độ cao lên tới 11.300 mét.

Khách trả 680 triệu mua con cá vàng, người phụ nữ quyết không bán

Chủ nhật, 28/04/2024 | 13:00
Dù được trả tới 680 triệu cho con cá màu vàng nặng 4,5 gam, dài khoảng 28 cm nhưng người phụ nữ vẫn quyết không bán.

Chiếc xe máy được bán với giá 24 tỷ đồng, đại gia liền xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:16
Một đại gia bí ẩn đã xuống tiền mua chiếc xe máy Harley-Davidson với giá 24 tỷ đồng.
     
Nổi bật trong ngày

Anh nông dân “đút túi” 3 tỷ đồng nhờ trồng loại cây quen thuộc cho quả “to bự”

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:30
Một nông dân trồng cây theo kiểu chẳng giống ai, đến ngày thu hoạch "quả nào quả nấy" to bự, dự kiến bán cả vườn trái cây thu ngay tiền tỷ khiến ai cũng trầm trồ.

Cây như cỏ dại trước cho lợn ăn nay thành đặc sản giá 120.000 đồng/kg

Thứ 2, 29/04/2024 | 11:25
Cây dại này trước chỉ xuất hiện trong mâm cơm của người nghèo, mấy năm gần đây bỗng thành đặc sản đắt khách, được dân sành ăn ở các đô thị ưa chuộng.

Người đàn ông đào được cục vàng khổng lồ trị giá gần 4 tỷ đồng

Thứ 3, 30/04/2024 | 06:35
Hòn đá chứa 2,6kg vàng, trị giá hơn 160.000 USD được tìm thấy tại khu vực "tam giác vàng" của bang Victoria, Australia.

Loại đặc sản xưa ít người dám ăn, nay giá nửa triệu đồng/kg vẫn đắt như tôm tươi

Thứ 3, 30/04/2024 | 08:30
Nhìn vẻ ngoài, nhiều người sẽ e ngại khi thưởng thức món ăn được chế biến từ loài đặc sản này. Tuy nhiên, ai đã được một lần trải nghiệm chắc có lẽ khó mà quên được.

Lão nông U70 nhẹ nhàng kiếm 300 triệu đồng nhờ bắt được "con quý hiếm"

Thứ 2, 29/04/2024 | 11:25
Mang bí quyết có "1-0-2" ra khơi, một lão nông đã bắt được mẻ cá quý hiếm, ước tính nhẹ nhàng bỏ túi hơn 300 triệu đồng.