Chuyên gia quốc tế "hiến kế" cải cách quản lý nợ công

Trần Thu Thảo
Thứ 3, 23/08/2022 | 20:20
0
Việt Nam đòi hỏi cần có sự quản lý đồng bộ, thống nhất, chuyên nghiệp hóa để tăng hiệu quả hoạch định chính sách và đạt được cơ cấu chi phí - rủi ro nợ công phù hợp.

Tại Hội thảo "Kinh nghiệm quốc tế về cải cách quản lý nợ công" sáng 23/8 do Bộ Tài chính phối hợp cùng Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ tổ chức, các chuyên gia quốc tế đã hiến kế cho Bộ Tài chính về việc cải cách quản lý nợ công.

Thiết lập mô hình DMO tập trung các chức năng quản lý nợ

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy việc tổ chức mô hình cơ quan quản lý nợ hết sức đa dạng, có nhiều cách tiếp cận, phương thức quản lý nợ khác nhau. Nhiều quốc gia đã lựa chọn thiết lập cơ quan quản lý nợ công (DMO) để tập trung các chức năng quản lý nợ nhằm đạt đến trình độ chuyên nghiệp hóa cao.

Đối với Việt Nam, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho biết, hiện nay chính sách quản lý nợ công gắn với chính sách tài khóa và tiền tệ. Tuy nhiên, chính sách quản lý nợ công mới chủ yếu tập trung vào huy động các nguồn vay ưu đãi, nghiệp vụ theo thông lệ quốc tế chưa thực hiện đầy đủ như: giám sát và đánh giá tất cả các khoản vay và giao dịch nợ để đảm bảo phù hợp với các thông số rủi ro đề ra trong chiến lược nợ; giám sát rủi ro toàn bộ danh mục nợ chính phủ, kết nối giữa chính sách quản lý ngân quỹ và quản lý nợ công, cơ sở dữ liệu chia sẻ chung về nợ công…

Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành nước thu nhập trung bình cao, xếp hạng tín nhiệm quốc gia lên mức đầu tư. Trong bối cảnh vị thế, vai trò kinh tế của Việt Nam có nhiều thay đổi tích cực, khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi sẽ giảm đi, danh mục nợ sẽ phát sinh thêm nhiều loại rủi ro, đòi hỏi có sự quản lý đồng bộ, thống nhất, chuyên nghiệp hóa để tăng cường hiệu quả hoạch định chính sách và đạt được cơ cấu chi phí - rủi ro nợ công phù hợp với mục tiêu quản lý đặt ra.

Kinh tế vĩ mô - Chuyên gia quốc tế 'hiến kế' cải cách quản lý nợ công

Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi tại hội thảo. (Ảnh: Bộ Tài chính)

Theo Thứ trưởng, việc nghiên cứu phát triển mô hình DMO với đầy đủ chức năng theo thông lệ quốc tế phù hợp với trình độ phát triển nhu cầu quản lý của Việt Nam trong từng giai đoạn là cần thiết. Song song với cải cách thể chế, sẽ tiếp tục hoàn thiện công cụ quản lý nợ, cơ chế kiểm soát rủi ro đảm bảo dư địa tài khóa và chính sách để phấn đấu mục tiêu nêu trên.

"Chúng tôi mong muốn các chuyên gia quốc tế chia sẻ kinh nghiệm về thể chế quản lý nợ công và đưa ra khuyến nghị lộ trình cải cách phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, thể chế quản lý của Việt Nam", Thứ trưởng kỳ vọng.

Giao cơ quan quản lý nợ chuyên trách 

Tại Hội thảo, các chuyên gia của IMF và WB cho rằng, dù ở bất kỳ thể chế nào, nền kinh tế nào, thông lệ tốt của quốc tế là tập hợp các chức năng quản lý nợ về một nơi và giao cho một cơ quan quản lý nợ chuyên trách. Làm thế nào để vận dụng được các kinh nghiệm đó để phù hợp với thực tiễn của Việt Nam trong từng giai đoạn, từng thời kỳ.

Ông Francois Painchaud, Trưởng đại diện IMF tại Việt Nam nhận định, Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng kể trong công tác quản lý nợ công. Tuy nhiên, cơ chế quản lý nợ của Việt Nam vẫn mang tính phân tán. Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) là cơ quan đầu mối phụ trách về quản lý nợ nước ngoài. Nợ trong nước lại được quản lý bởi một loạt các đơn vị khác như Kho bạc Nhà nước, Vụ Tài chính ngân hàng, Vụ Ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước cũng có vai trò nhất định trong quản lý, giám sát nợ nước ngoài.

"Sự sắp xếp mang tính phân tán này dẫn đến thông tin không tập hợp, thiếu nhất quán nên ảnh hưởng đến việc ra quyết định. Do đó, cần thống nhất các chức năng quản lý nợ như trong chiến lược nợ công đã đề ra", đại diện IMF nói.

Đồng quan điểm, bà Stefanie Stallneister - Giám đốc điều hành Danh mục Dự án của WB tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực về phát triển kinh tế và đã tiến lên bậc cao hơn về thu nhập. Trong thời gian tới, Việt Nam cũng cần nhiều vốn hơn để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đã đề ra (là nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030; trung hòa các-bon vào năm 2050…) nhưng lại phải tiếp cận với vốn ưu đãi giảm vì đã trở thành nước có thu nhập trung bình.

Kinh tế vĩ mô - Chuyên gia quốc tế 'hiến kế' cải cách quản lý nợ công (Hình 2).

Bà Stefanie Stallneister - Giám đốc điều hành Danh mục Dự án của WB tại Việt Nam khẳng định, WB sẽ hỗ trợ Việt Nam thực hiện các mục tiêu quản lý nợ công. (Ảnh: Bộ Tài chính)

Theo bà Stefanie Stallneister, các quốc gia như Indonesia, Thái Lan đã thành lập văn phòng cơ quan quản lý nợ công độc lập, cùng với các cơ quan chuyên môn để phát huy sức mạnh trong công tác quản lý nợ. Tại Việt Nam, để quản lý nợ hiệu quả, Bộ Tài chính cũng đã có kế hoạch thành lập văn phòng quản lý nợ vào năm 2030. Đây là thách thức đòi hỏi phải có cải cách thể chế, hoàn thiện hành lang pháp lý về nội dung này.

Thiết lập DMO mới chỉ là bước khởi đầu

Ông Mike Williams, chuyên gia độc lập của IMF cho biết, có 6 yếu tố cấu thành nên một thông lệ quản lý nợ công tốt, gồm: Mục tiêu quản lý nợ và sự phối hợp; minh bạch và trách nhiệm giải trình; khuôn khổ thể chế; chiến lược quản lý nợ; khuôn khổ quản lý rủi ro; phát triển, duy trì một thị trường hiệu quả cho trái phiếu Chính phủ.

Đồng thời nhấn mạnh, trong bối cảnh nào, việc tập trung các chức năng quản lý nợ về một nơi và hình thành cơ quan quản lý nợ chuyên trách là xu hướng, thông lệ tốt của thế giới. Cơ quan này có thể độc lập, thuộc Bộ Tài chính hoặc thuộc Ngân hàng Nhà nước. Thiết lập mô hình cơ quan quản lý nợ (DMO) mới chỉ là bước khởi đầu và không phải tất cả các DMO đều thành công ngay - ít nhất trong giai đoạn đầu.

Bàn về câu chuyện có nên tích hợp hai chức năng quản lý ngân quỹ và quản lý nợ với nhau hay không, ông Williams cho biết, không phải lúc nào cũng cần sáp nhập hay tích hợp hai chức năng này với nhau. Thực tế, nhiều nước đã tích hợp 2 chức năng quản lý ngân quỹ và quản lý nợ là một. Khi tích hợp về cơ bản, cùng một cơ quan sẽ phát hành các công cụ nợ và quản lý ngân quỹ và xử lý nghiệp vụ liên quan.

Kể cả khi tách thành hai cơ quan độc lập với hai chức năng riêng biệt nhưng một số quốc gia thiết lập ủy ban hoặc ban điều phối chung giữa quản lý nợ và quản lý ngân quỹ để đảm bảo hiệu quả. "Theo tôi, Việt Nam chưa nhất thiết phải sát nhập hai chức năng này làm một", ông Williams nói.

Kinh tế vĩ mô - Chuyên gia quốc tế 'hiến kế' cải cách quản lý nợ công (Hình 3).

Toàn cảnh Hội thảo "Kinh nghiệm quốc tế về cải cách quản lý nợ công". (Ảnh: Bộ Tài chính)

Trong khi đó, ông Lars Jessen, chuyên gia trưởng về nợ, Ban MTI, WB cho rằng trọng tâm của quản lý nợ công là cơ cấu nợ và giá trị chịu rủi ro chứ không phải quy mô nợ. Chính sách kinh tế vĩ mô và quản lý nợ có mục tiêu, công cụ khác nhau, điều quan trọng là phải tách biệt các vai trò và trách nhiệm của các bên nhưng vẫn phải đảm bảo sự phối hợp với nhau. Bền vững tài khóa và nợ nhìn chung được quyết định bởi chính sách tài khóa. Quản lý nợ tập trung vào cơ cấu nợ. Cơ quan quản lý nợ quyết định khi nào vay, vay bằng gì nhưng không quyết định vay bao nhiêu.

Các chỉ tiêu chiến lược về quy mô nợ không phải những chỉ tiêu quản lý nợ có ý nghĩa vì cơ quan quản lý nợ không chịu trách nhiệm với những chỉ tiêu đó. Việc tách biệt giữa quản lý nợ với chính sách tài khóa, tiền tệ tạo điều kiện xác lập mục tiêu rõ ràng cho từng lĩnh vực. Chiến lược quản lý nợ cần nhất quán với các chính sách kinh tế vĩ mô khác.

Nỗ lực giảm phát thải của công ty gây ô nhiễm hàng đầu Hàn Quốc

Thứ 5, 04/08/2022 | 13:48
Ssangyong C&E đang thực hiện đốt khoảng 3 nghìn tấn chất thải nhựa tổng hợp mỗi ngày để vận hành nhà máy ở thành phố Donghae, giảm lượng than sử dụng.

Bộ Tài chính: Tỉ giá USD tăng không tác động nhiều đến nợ công

Thứ 4, 03/08/2022 | 15:14
Dư nợ Chính phủ đến cuối năm 2022 ước giảm khoảng 57.000 tỷ đồng, theo biến động tỉ giá của 3 loại đồng tiền chính USD, JPY và EUR, tương ứng 2% dư nợ năm 2021.

Việt Nam đề nghị Jordan hỗ trợ bảo hộ công dân trong vụ nổ khí độc tại cảng Aqaba

Thứ 5, 30/06/2022 | 10:43
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị phía Jordan hỗ trợ Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia kiêm nhiệm Jordan trong công tác bảo hộ, giúp đỡ các công dân gặp nạn trong vụ nổ khí độc tại cảng Aqaba.
Cùng tác giả

Cách nào kiểm soát công ty bảo hiểm không lách luật đầu tư bất động sản?

Thứ 5, 15/09/2022 | 20:03
Các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn được đầu tư, sở hữu BĐS để làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc, nhưng không sử dụng và được mua cổ phiếu doanh nghiệp BĐS.

VN-Index tăng điểm phiên đáo hạn phái sinh

Thứ 5, 15/09/2022 | 17:40
Chứng khoán ngày 15/9 không có dòng cổ phiếu dẫn dắt dù vẫn tăng điểm. Một số nhóm được coi là khỏe hơn so với phần còn lại có thể kể đến phân bón, điện, BĐS...

Hoàng Anh Gia Lai thu hơn 11 tỷ mỗi ngày nhờ nuôi heo, trồng chuối

Thứ 4, 14/09/2022 | 18:07
Doanh nghiệp của bầu Đức ghi nhận doanh thu đạt 2.708 tỷ đồng sau 8 tháng đầu năm, trong đó ngành chăn nuôi chiếm 779 tỷ đồng, ngành cây ăn trái đạt 1.472 tỷ đồng.

Xả hàng cổ phiếu vốn hóa, chứng khoán giảm hơn 7 điểm

Thứ 4, 14/09/2022 | 17:42
Chứng khoán giảm phiên thứ 2 liên tiếp, trùng với diễn biến giảm của thị trường quốc tế khi sắc đỏ từ nhóm VN30 lan rộng ra tất cả các ngành nghề.

"Khoảng trống đột ngột" và niềm tin trên thị trường trái phiếu

Thứ 3, 13/09/2022 | 19:50
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp là một trong những "mạch máu" quan trọng của nền kinh tế nhưng có quan điểm cho rằng trái phiếu lại giống trò đánh bạc.
Cùng chuyên mục

Tổng nhu cầu vốn đầu tư của EVN đến năm 2025 là 479.000 tỷ đồng

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:16
Giai đoạn 2021-2025, tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn EVN là 479.000 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư thuần là 278.215 tỷ đồng, trả nợ gốc và lãi vay là 199.330 tỷ đồng.

Ưu tiên đầu tư hạ tầng để phát triển kinh tế cửa khẩu của Điện Biên

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:00
Nếu được đầu tư đúng mức và hiệu quả, kinh tế cửa khẩu có thể phát triển thành động lực của hành lang biên giới, hạt nhân của hợp tác giữa Việt Nam với các nước.

Giá lúa gạo xu hướng tăng: Liên kết chuỗi giá trị, kỳ vọng bứt phá

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:31
Triển khai nhiều giải pháp, các Bộ ngành sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo với mục tiêu lớn về kim ngạch xuất khẩu.

Đồng Nai: Triển khai 30 ngày đêm giải phóng mặt bằng dự án trọng điểm

Thứ 6, 26/04/2024 | 22:49
Tỉnh Đồng Nai phấn đấu thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trong 30 ngày đêm, đối với 3 dự án trọng điểm của tỉnh.

Xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:47
Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.
     
Nổi bật trong ngày

Ưu tiên đầu tư hạ tầng để phát triển kinh tế cửa khẩu của Điện Biên

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:00
Nếu được đầu tư đúng mức và hiệu quả, kinh tế cửa khẩu có thể phát triển thành động lực của hành lang biên giới, hạt nhân của hợp tác giữa Việt Nam với các nước.

Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu kim ngạch 2 tỷ USD vào năm 2030

Thứ 7, 27/04/2024 | 07:00
Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 1,8 - 2 tỷ USD.

Cửa Lò sẵn sàng đón du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 10:29
Biển Cửa Lò được đánh giá là một trong những bãi biển đẹp nhất của cả nước. Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, Cửa Lò đón khoảng 140.000–150.000 lượt du khách.

Giá vàng 27/4: Vàng miếng SJC vượt 85 triệu đồng/lượng

Thứ 7, 27/04/2024 | 10:05
Sáng nay, giá vàng thế giới tăng nhẹ lên 2.338,4 USD/ounce, cao hơn hôm qua 7 USD. Trong nước, giá vàng miếng SJC đã vượt 85 triệu đồng/lượng.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư của EVN đến năm 2025 là 479.000 tỷ đồng

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:16
Giai đoạn 2021-2025, tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn EVN là 479.000 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư thuần là 278.215 tỷ đồng, trả nợ gốc và lãi vay là 199.330 tỷ đồng.