Công ty biotech Hàn Quốc nỗ lực né căng thẳng Mỹ - Trung

Công ty biotech Hàn Quốc nỗ lực né căng thẳng Mỹ - Trung

Thứ 7, 08/04/2023 | 20:35
0
Sau ngành công nghiệp bán dẫn, công nghệ sinh học (biotech) rất có thể là mục tiêu sắp tới của Mỹ trong cuộc chiến với Trung Quốc.

Các công ty công nghệ sinh học của Hàn Quốc đang nỗ lực giảm phụ thuộc vào Trung Quốc do e ngại Mỹ có thể thắt chặt các hạn chế xuất khẩu đối với lĩnh vực này để thúc đẩy ngành công nghiệp trong nước và kiềm chế sự tăng trưởng của Trung Quốc.

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã xác định công nghệ sinh học và sản xuất sinh học là các lĩnh vực chiến lược và dự kiến sẽ đưa ra các biện pháp cụ thể hơn trong vòng vài tháng tới.

Công nghệ sinh học là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất đối với sự tăng trưởng của Hàn Quốc, và những lo ngại của quốc gia này chứng tỏ những tác động nghiêm trọng của căng thẳng Mỹ - Trung.

“Chúng tôi đang cố gắng giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu thô từ các nước như Trung Quốc và phát triển thêm nguồn nguyên liệu trong nước để đảm bảo sự ổn định của chuỗi cung ứng, phòng khi xung đột Mỹ - Trung leo thang”, người phát ngôn của Hiệp hội các nhà sản xuất dược phẩm và dược phẩm sinh học Hàn Quốc cho biết.

Nguy cơ tiềm ẩn

Mỹ đang tăng cường các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với Trung Quốc. Năm ngoái, quốc gia này đã đưa ra các hạn chế xuất khẩu chip mở rộng nhằm làm chậm tiến độ công nghệ của quốc gia châu Á. 

Washington cũng đang tìm cách giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào Trung Quốc đối với các loại thuốc và sản phẩm mới. Tháng 9/2022, Nhà Trắng đã chỉ đạo các cơ quan chính phủ Mỹ xác định các hành động nhằm “giảm thiểu rủi ro do sự tham gia của đối thủ nước ngoài” trong chuỗi cung ứng sản xuất sinh học và tăng cường an ninh sinh học trong cơ sở hạ tầng trong nước.

Thế giới - Công ty biotech Hàn Quốc nỗ lực né căng thẳng Mỹ - Trung

Ngoài công nghệ bán dẫn, Trung Quốc cũng khả năng mất quyền tiếp cận các loại công nghệ quan trọng khác của Mỹ, bao gồm công nghệ sinh học. Ảnh: Tech Crunch

Yêu cầu này của Nhà Trắng rõ ràng muốn nhắm đến Trung Quốc, theo ông John Murphy, giám đốc chính sách của Tổ chức Đổi mới Công nghệ Sinh học (một nhóm vận động hành lang đại diện cho các công ty công nghệ sinh học ở Mỹ và hơn 30 quốc gia khác).

Lãnh đạo các công ty công nghệ sinh học hàng đầu của Hàn Quốc như Samsung Biologics, SK Bioscience và Celltrion ngày càng lo ngại về hậu quả tiềm ẩn từ các chính sách của Washington.

“Tôi sợ rằng các sản phẩm của chúng tôi được sản xuất ở đây có thể phải đối mặt với mức thuế cao hơn ở Mỹ hoặc bị loại khỏi các khoản ưu đãi về thuế”, giám đốc một tập đoàn công nghệ sinh học hàng đầu Hàn Quốc cho biết.

Các nhà phân tích trong ngành tại Mỹ cho rằng sự thay đổi chính sách sẽ dẫn đến việc giám sát chặt chẽ hơn các giao dịch nước ngoài, ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư vào các công ty phụ thuộc vào Trung Quốc trong chuỗi cung ứng.

Vươn ra thế giới

Để đối phó với căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, các nhà sản xuất chip Hàn Quốc như Samsung Electronics và SK Hynix, cùng với các hãng xe và sản xuất pin xe điện đang mở rộng hoạt động ở Bắc Mỹ.

Chính phủ Hàn Quốc cũng đang tích cực hỗ trợ để các công ty này đáp ứng đủ điều kiện hưởng khoản ưu đãi thuế lên đến 7.500 USD của Mỹ. Hôm 7/4, quốc gia này tuyên bố họ sẽ cung cấp khoản hỗ trợ trị giá 7 nghìn tỷ won (5,32 tỷ USD) cho các nhà sản xuất pin đang tìm cách đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở Bắc Mỹ trong 5 năm tới.

Các hãng dược phẩm Hàn Quốc gần đây cũng đã tăng cường mở rộng sự hiện diện ở nước ngoài thông qua việc mua lại các công ty cùng ngành ở Mỹ.

Thế giới - Công ty biotech Hàn Quốc nỗ lực né căng thẳng Mỹ - Trung (Hình 2).

Samsung Biologics (nhà sản xuất dược phẩm theo hợp đồng lớn nhất thế giới có trụ sở tại Hàn Quốc) có kế hoạch mở rộng hoạt động sang Mỹ và châu Âu. Ảnh: Nikkei Asia

Cuối tháng 3, nhà sản xuất thuốc biosimilar (thuốc có cấu trúc và chức năng tương tự như các loại thuốc sinh học) lớn nhất Hàn Quốc Celltrion cho biết họ đang xem xét mua lại đơn vị giải pháp sinh học trị giá 4 tỷ USD của công ty dược Baxter có trụ sở tại Mỹ.

Celltrion trước đó đã mua lại danh mục 18 sản phẩm được kinh doanh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương của công ty dược Takeda (Nhật Bản). Thỏa thuận này đánh dấu nỗ lực vươn ra quốc tế của công ty Hàn Quốc.

Ngoài ra, các công ty công nghệ sinh học Hàn Quốc còn tham gia sản xuất vắc-xin Covid-19 cho các tập đoàn đa quốc gia như AstraZeneca và Moderna; đồng thời tăng cường chế tạo các loại thuốc biosimilar để cạnh tranh với các thương hiệu nổi tiếng trên thị trường.

Samsung Biologics, nhà sản xuất dược phẩm theo hợp đồng lớn nhất thế giới, đã mở các văn phòng kinh doanh tại Boston và New Jersey (Mỹ). Công ty này cũng đang tìm cách xây dựng các nhà máy ở Mỹ và châu Âu để tiếp cận gần hơn với các khách hàng chính của mình.

Nguyễn Tuyết (Theo Financial Times, Bloomberg)

Hàn Quốc chi 5,3 tỷ USD khuyến khích sản xuất pin xe điện tại Bắc Mỹ

Thứ 6, 07/04/2023 | 20:01
Mỹ vừa thay đổi các điều kiện liên quan đến khoản ưu đãi thuế 7.500 USD cho các phương tiện sử dụng năng lượng xanh, và Hàn Quốc đang nỗ lực nắm bắt cơ hội này.

“Nạn nhân” mới nhất của cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung

Thứ 6, 03/02/2023 | 13:33
Nỗ lực kìm hãm ngành chip Trung Quốc của Mỹ khiến mối quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và đối tác láng giềng bị rạn nứt.

Mỹ gia hạn lệnh cấm với 3 công ty xuất khẩu trái phép sang Trung Quốc

Thứ 6, 09/12/2022 | 15:02
Các công ty này đã gửi trái phép các thiết kế và bản vẽ kỹ thuật của các bộ phận vệ tinh, tên lửa và quốc phòng sang Trung Quốc mà không được phép.
Cùng tác giả

“Đầu tư công là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế năm 2023”

Thứ 2, 16/10/2023 | 09:00
Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam nhận định, việc tăng tốc chi tiêu của Chính phủ có thể coi là sự kích cầu được mong đợi trong các tháng còn lại của năm 2023.

ADB bổ nhiệm Phó Chủ tịch phụ trách Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương

Thứ 6, 22/09/2023 | 15:03
Phó Chủ tịch mới của ADB từng đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng và làm việc với nhiều quan chức chính phủ cấp cao trên khắp châu Á và Thái Bình Dương.

Thách thức đối với người đi vay ở khu vực Đông Á mới nổi

Thứ 2, 11/09/2023 | 16:13
Chính phủ và ngân hàng trung ương ở khu vực Đông Á mới nổi cần cảnh giác để phòng ngừa những rủi ro tài chính tiềm tàng gắn với các mức lãi suất cao hơn, theo ADB.

ADB chi 14 triệu USD phát triển hệ thống điện mặt trời áp mái Việt Nam

Thứ 2, 11/09/2023 | 11:24
Đây là khoản tài trợ đầu tiên của ADB trong danh mục đầu tư điện mặt trời áp mái dành cho phân khúc kinh doanh và sản xuất tại Việt Nam.

Cổ phiếu VinFast lấy lại sắc xanh sau 3 phiên sụt giảm

Thứ 3, 22/08/2023 | 07:38
Cổ phiếu VinFast đóng cửa giảm 23% xuống mức 15,40 USD/cổ phiếu hôm 18/8, đánh dấu phiên sụt giảm thứ ba liên tiếp sau khi ra mắt hoành tráng ở Phố Wall.
Cùng chuyên mục

Tình hình Ukraine: Nga vừa tiến vừa giành thêm lợi ích chiến thuật

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:45
Các thông số hiện có cho thấy Nga đang tăng cường tập trung quân một cách bất thường ở vùng Donetsk.

Quyết đẩy lùi đà tiến của Nga, Ukraine triển khai 4 lữ đoàn, thực hiện 10 đợt phản công

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:01
Lực lượng Kiev quyết đẩy lùi đà tiến của Ukraine bằng việc triển khai 4 lữ đoàn và thực hiện 10 đợt phản công nhưng kết quả đạt được không như kỳ vọng.

Mất thị trường khí đốt châu Âu, Gazprom Nga lần đầu báo lỗ đậm

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:01
Cổ đông chính của Gazprom – Chính phủ Nga – phải đối mặt với căng thẳng tài chính trong bối cảnh chi tiêu quân sự tăng cao và các lệnh trừng phạt của Mỹ, EU.

Tên lửa LMUR Nga mạnh mẽ cỡ nào khi phá hủy các mục tiêu của Ukraine?

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:55
LMUR được trang bị cho trực thăng Mi-28NM, Mi-8MNP-2 và Ka-52M. Tại khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, LMUR hoạt động vô cùng hiệu quả.

EU có thể đánh thuế xe điện Trung Quốc “trước kỳ nghỉ hè”?

Thứ 6, 03/05/2024 | 06:00
Cuộc điều tra của EU gây ra phản ứng dữ dội từ Trung Quốc và làm dấy lên mối lo ngại về một cuộc chiến thương mại rộng lớn hơn.
     
Nổi bật trong ngày

Ukraine muốn EU bảo vệ kho chứa khí đốt ngầm khỏi đòn tấn công của Nga

Thứ 5, 02/05/2024 | 06:00
Vai trò của Kiev đối với an ninh năng lượng của “cựu lục địa” càng tăng thêm kể từ khi EU chuyển sang dự trữ khí đốt ở các cơ sở ngầm khổng lồ của Ukraine.

Ukraine bất ngờ công bố thời điểm “Chim Cắt” F-16 được thực chiến

Thứ 5, 02/05/2024 | 14:05
Ukraine từ lâu đã muốn có những chiến đấu cơ phương Tây tiên tiến như F-16 để tăng cường khả năng cho lực lượng không quân của mình.

Tình hình Ukraine: Nga vừa tiến vừa giành thêm lợi ích chiến thuật

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:45
Các thông số hiện có cho thấy Nga đang tăng cường tập trung quân một cách bất thường ở vùng Donetsk.

Mỹ khẳng định Nga đã phá vỡ lệnh cấm vũ khí hóa học trong chiến tranh

Thứ 5, 02/05/2024 | 12:07
Ngày thứ Tư, Mỹ đã cáo buộc Nga vi phạm lệnh cấm quốc tế về sử dụng vũ khí hóa học sau khi triển khai chất gây ngạt chloropicrin nhằm vào lực lượng Ukraine.

Tên lửa LMUR Nga mạnh mẽ cỡ nào khi phá hủy các mục tiêu của Ukraine?

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:55
LMUR được trang bị cho trực thăng Mi-28NM, Mi-8MNP-2 và Ka-52M. Tại khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, LMUR hoạt động vô cùng hiệu quả.